Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 164

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Bước đầu biết tiếp cận với một tác phẩm kịch hiện đại.

 - Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi 4 của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

 - Có ý thức tìm hiểu, yêu thích một thể loại kịch.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

 - Đặc trưng cơ bản thể loại kịch

 - Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra.

 - Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

b. Kĩ năng

 Đọc- hiểu một văn bản kịch.

II. CHUẨN BỊ

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 164, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03 / 5/2014 
Ngày giảng: 07/ 5/2014
Bài 32 - Tiết 164
Văn bản: Bắc Sơn (Tiếp theo)
( Nguyễn Huy Tưởng)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Bước đầu biết tiếp cận với một tác phẩm kịch hiện đại.
	- Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi 4 của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
	- Có ý thức tìm hiểu, yêu thích một thể loại kịch.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	- Đặc trưng cơ bản thể loại kịch
	- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra.
	- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
b. Kĩ năng
	Đọc- hiểu một văn bản kịch.
II. chuẩn bị
Không
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận ( Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức ( 1’)
Lớp 9a:../ 33; lớp 9b:…/ 31
2. Kiểm tra đầu giờ (3')
H. Tóm tắt nội dung các sự việc của đoạn trích?
- Ngọc (chồng Thơm) rời nhà để cùng đám Việt gian lùng bắt hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu để lấy tiền thưởng. 
- Thái, Cửu vô tình chạy vào nhà Thơm, Ngọc trở về, Thơm tìm cách che giấu và giải thoát cho Thái, Cửu.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
 Căn cứ vào việc học sinh nhắc lại xung đột kịch giáo viên nhấn mạnh
 Xung đột được bộc lộ qua tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu ttrong lúc ẩn trốn sự truy tìm của Ngọc và đồng bọn và chạy vào đúng nhà của Ngọc, Lúc đó chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và bằng việc che giấu cho hai người. Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Mặt khác tình huống ấy cũng cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.
Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản
Mục tiêu
 - Đặc trưng cơ bản thể loại kịch
	- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra.
	- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng
Cách tiến hành:
H. Tóm tắt hành động kịch trong lớp III?
- Ngọc về, Thơm khôn khéo giữ chồng ở nhà để tạo an toàn cho Thái và Cửu trốn thoát.
H. Lúc này Thơm có những lời nói nào khác thường đối với chồng?
- Lời nói
+ Tôi nói anh thằng Sáng ... trách không?
+ Chỉ thương anh thằng Sáng ... mang tật.
+ Tôi van anh thằng Sáng ... lại sức.
+ Sao không mời các ông ấy lên chơi cả có được không?
H. Sự khác thường trong những lời nói này của Thơm là gì? Mục đích của lời nói ấy?
 - Ngọc trở về, Thơm đã dùng lời nói dịu dàng, thân thiện hơn (nhưng là những lời nói cửa miệng, không thật lòng) để tạo điều kiện cho Thái, Cửu trốn thoát.
 H. Qua đó, ta hiểu thêm điều gì về nhân vật Thơm? và những người là quần chúng CM qua nhân vật Thơm?
- Căm ghét bọn tay sai bán nước và giặc cướp nước.
- Nhiều thiện cảm với cách mạng
- Thơm có thể làm tất cả vì CM, kể cả giả dối với người thân. Sẵn sàng đặt lợi ích CM lên trên hết.
GV. Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng và tình huống gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm với những nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía CM (che cho hai người hoạt động Cm của ta, giả dối với chồng để thực hiện mục đích CM, luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích để kịp thời đối phó với hành động phản CM ...). Qua nhân vật Thơm tác giả đã khẳng định rằng: Ngay cả khi cuộc đấu tranh CM gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc kiệt, CM vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có sức mạnh thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian.
H. Nhân vật Ngọc xuất hiện trong những lớp kịch nào?
- Lớp 1 & 3
H. Hành động xuyên suốt của Ngọc là gì?
- Lùng bắt hai cán bộ CM là Thái và Cửu để lấy tiền thưởng.
H. Xuất hiện ở lớp 3, tính cách Ngọc bộc lộ qua những lời nói nào?
- "Thôi thì chẳng may ...chứ lị"
- "Bắt được hai thằng ấy ... tậu được mấy mẫu ruộng nữa".
H. Em có nhận xét gì về tính cách nhân vật Ngọc qua những lời nói đó?
- Ngọc là kẻ giả nhân giả nghĩa, hám tiền, hám danh, làm tay sai cho giặc để mưu cầu lợi ích riêng, phản bội nhân dân, đất nước.
GV: Xuất hiện trong lớp kịch, Ngọc đã bộc lộ rõ bản chất Việt gian. Vốn là 1 anh nho lại, Y muốn ngoi lên để thỏa mãn địa vị, tiền bạc vì vậy khi cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn nổ ra, Ngọc đã thù hận CM, cái chết của bố và em Thơm có lỗi của Ngọc. 
H. Để thực hiện hành động ấy, Ngọc đã phải đối mặt với ai?
- Thơm (vợ Ngọc)
H. Chỉ ra xung đột giữa tính cách của Ngọc và Thơm? Sự xung đột ấy gợi tình cảm gì cho người đọc?
- HS thảo luận nhóm bàn (2')
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- Gv chốt
 Thơm Ngọc
 ngay thẳng >< quanh co
 trong sáng >< hiểm độc
 giàu tình nghĩa >< bất nghĩa
- Yêu quý, cảm thông với Thơm
- Ghê sợ, căm ghét Ngọc.
H. BPNT nào đã giúp cho nhân vật Ngọc bộc lộ rõ bản chất của y?
- Qua những lời đối thoại...
Gv. Như vậy trong hồi 3, Ngọc đã bộc lộ rõ bản chất ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài -> Làm tay sai cho giặc ... -> Xây dựng một nhân vật phản diện như Ngọc tác giả không chỉ tập trung vào nhân vật những cái xấu, cái ác mà còn chú ý khắc hoạ tính cách một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.
H. Nhận xét điểm chung của hai nhân vật Thái và Cửu?
- Trong hồi 4, họ chỉ là nhân vật phụ xuất hiện trong chốc lát nhưng để lại ấn tượng đậm nét....
H. ở mỗi người lại có những điểm riêng trong cách sử trí tình huống. Hãy chỉ ra điểm riêng đó?
- Khi đang chạy trốn sự truy đuổi của địch, vô tình họ chạy vào nhà Thơm. Vốn biết mối quan hệ của Thơm và Ngọc (kể đang truy đuổi họ), mỗi người có một cách sử trí khác nhau:
+ Thái: Dày dạn kinh nghiệm và tinh tế, bình tĩnh, tranh thủ được sự giúp đỡ của Thơm...
+ Cửu: Hăng hái, nóng nảy thiếu chín chắn hơn.(nghi ngờ Thơm và định bắn cô)
GV: Cần bình tĩnh trong hoàn cảnh khó khăn, có lòng tin vào bản chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân.
Hoạt động 3: HD HS tổng kết rút ra ghi nhớ.
Mục tiêu: 
- Trình bày được nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Hiểu được ý nghĩa mà văn bản thể hiện
Cách tiến hành:
H. Em có nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích kịch?
- Thể hiện xung đột ( Sự đối đầu Ngọc với Thái, Cửu, xung đột tâm lí nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng để đi tới bước ngoặt quan trọng)
- Xây dựng tình huống: éo le, bất ngờ bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch.
- Ngôn ngữ đối thoại: Giọng điệu ... phù hợp với hành động kịch
+ Đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm – lớp 2 có nhịp điệu căng thẳng, gấp gáp, giọng lo lắng hồi hộp)
+ Đối thoại ở lớp 3: Bộc lộ rõ được nội tâm và tính cách nhân vật.
H. Khái quát nội dung cơ bản của đoạn trích?
- HS đọc ghi nhớ.
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
 Văn bản là sự khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa.
Hoạt động 4: HD luyện tập
Mục tiêu
- Luyện kĩ năng đọc văn bản đọc phân vai.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, HS đọc.
- GV nhận xét và uốn nắn
1'
32
5'
4'
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Thơm
a. Lớp II
b. Lớp III.
 Thơm là người có tinh thần CM, đại diện cho một số quần chúng đã được giác ngộ và sẵn sàng đi theo CM lúc bấy giờ.
2. Các nhân vật khác
a. Ngọc
 Bằng những lời đối thoại, tác giả để nhân vật tự bộc lộ bản chất thấp hèn, đáng khinh bỉ. Ngọc đại diện cho một bộ phận Việt gian, bán nước hại dân trong xã hội bấy giờ.
b. Nhân vật Thái và Cửu
 Là chiến sĩ cách mạng dũng cảm, trung thành, sáng suốt, bình tĩnh, tranh thủ sự chuyển biến, thức tỉnh giúp đỡ quần chúng nhân dân.
IV. Ghi nhớ
- NT
- ND
V. Luyện tập
Đọc phân vai
4. Củng cố (1')
GVhệ thống lại nội dung của hai tiết học
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học nội dung ghi nhớ sgk
- Tóm tắt lại đoạn trích
- Chuẩn bị tiết tổng kết phần tập làm văn

File đính kèm:

  • doctiet 164.doc