Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 124

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Mục tiêu chung

 - Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu

 - Có thêm tình yêu thiên nhiên, quê heơng, đất nước, yêu cái đẹp.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.

b. Kĩ năng

 - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

 - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

II. CHUẨN BỊ

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 124, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4
Ngày giảng: 03/ 03/ 2014 
Bài 24 - Tiết 124
văn bản : SANG THU
 Hữu Thỉnh
I. Mục tiêu cần đạt
1.Mục tiêu chung
	- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu
 	- Có thêm tình yêu thiên nhiên, quê heơng, đất nước, yêu cái đẹp. 
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 
a. Kiến thức
 	Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
b. Kĩ năng
	- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
	- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
II. chuẩn bị
Không
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
 Lớp 9a…./ 30; Lớp 9c:…/ 25
2. Kiểm tra đầu giờ (4')
H. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Viếng lăng Bác? và nêu ý nghĩa của văn bản?
Trả lời
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nêu ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động.
 GV nêu vấn đề: Một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. 
H. Dấu hiệu nào giúp em phân biệt được từ hạ sang thu? 
- HS trả lời, GV nhận xét.
GV: Thời điểm giao mùa đó đã được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận như thế nào, ta sẽ đi tìm hiểu… 
Hoạt động 2: HDHS đọc và thảo luận chú thích.
* Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Trình bày được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Giải thích được một số những chú thích khó trong sgk.
* Cách tiến hành:
- GVHD HS đọc: Đọc giọng nhẹ, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.
- HS đọc.
- GV nhận xét và uốn nắn.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
- Tham gia BCH Hội nhà văn VN, năm 2000, là tổng thư kí Hội nhà văn VN.
- Hữu Thỉnh viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở làng quê và về mùa thu.
H. Xuất xứ bài thơ này ?
- Những suy nghĩ của người lính từng qua thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ Sang thu lắng sâu cảm xúc.
H. Xác định thể loại?t/d
- Thể thơ 5 chữ ,âm điệu, êm ái nhẹ nhàng và chậm rãi.
- Miêu tả những rung động của lòng người trước thời điểm sang thu.
H. Từ đó, em hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
- Biểu cảm kết hợp miêu tả. 
H. Qua tìm hiểu các chú thích trong sgk hãy cho biết chú thích nào theo em khó cần phải tìm hiểu thêm?
- HS thảo luận nhóm 1’ theo bàn
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt
Hoạt động 3. HDHS tìm hiểu bố cục
* Mục tiêu
- Xác định được từng phần trong văn bản.
- Nhận diện được nội dung của từng phần.
* Cách tiến hành
H. Vậy, con người cảm nhận sang thu từ những phạm vi không gian nào? Tương ứng với khổ thơ nào?
- Khổ 1: Cảm nhận không gian làng quê sang thu.
- Khổ 2, 3: Cảm nhận không gian đất trời sang thu.
Hoạt động 4. HDHS tìm hiểu văn bản.
* Mục tiêu
 Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
* Cách tiến hành
- HS Đọc khổ thơ 1.
H. Con người cảm giác sang thu bắt đầu từ những dấu hiệu nào? 
 "Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về"
- "hương ổi": đầu thu (cuối tháng 7 đầu tháng 8)
- "gió se": gió nhẹ khẽ. hơi lạnh
=> "hương ổi", "gió se" là tín hiệu của mùa thu đã về.
GV: Những giọt sương trong suốt long lanh như những giọt li ti đã xuất hiện vào buổi sớm mai chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
H. Từ “bỗng” diễn tả trạng thái nào ?
- Có phần ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thay đổi của thời tiết tác động đến cảm giác bản thân. 
H. Từ "phả" được hiểu ntn?Tại sao tác giả không dùng "bay", "thổi", "đưa" mà lại dùng từ "phả"? Tác dụng của cách dùng đó?
- Phả: sự lan toả nhẹ nhàng. ở đây, hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào gió heo may của mùa thu, toả khắp không gian tạo thành một mùi thơm ngọt mát. Nếu dùng các từ khác thay thế thì không tạo được sự bất ngờ. đột ngột ấy.
GV bình: Cùng với gió se, là những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc nhẹ nhàng như có tâm hồn, có cảm nhận, nó chậm lại như muốn ngừng lại nơi ngõ xóm. 
 Chúng ta thấy mở đầu bài thơ là từ“bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất ngờ. Nhưng cái bất ngờ mới nên thơ làm sao! Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu lại về. Đó là hương ổi thoang thoảng thơm trong gió se se lạnh. 
=> Mùi hương ổi lan toả nhẹ nhàng lẫn trong gió lành lạnh làm thức dậy cả không gian vườn ngõ.
H. Em hiểu như thế nào về từ chùng chình? Tại sao tác giả không dùng từ "dềnh dàng", "đủng đỉnh", "chầm chậm", "lững thững"… ? tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ trên?
- "Chùng chình": chậm, nhẹ, quẩn
- Nhân hoá làn sương như hình bóng thiếu nữ qua ngõ có vẻ cố ý chậm hơn tạo nên sự duyên dáng, yểu điệu, thướt tha.
H. Thu sang ta nhận ra nó thông qua mùi thơm của hương ổi, trong gió se nơi ngõ xóm, nhưng vì sao nhà thơ lại viết “Hình như ”?
- Vì đó là cảm nhận nhẹ nhàng thoáng qua và tất cả còn chưa thật rõ ràng và cũng có thể là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra.
H. Qua tìm khổ thơ em có nhận xét gì về nghệ thuật và cảm nhận được điều gì từ tâm hồn tác giả?.
- Sự nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống nơi làng quê nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ
- HS Đọc khổ 2,3.
H. Đất trời sang thu được cảm nhận qua những biểu hiện không gian nào?
 Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu.
H. Em có cảm nhận gì qua các chi tiết trên?
- Không gian từ hạ sang thu, cái “hình như” ở câu trên được cụ thể hoá ở câu tiếp theo với hình ảnh quen thuộc.
- Dòng sông nước bắt đầu cạn, chảy chậm lại không cuồn cuộn, ào ạt như thời gian mùa hè. Từ “dềnh dàng” cũng như chùng chình ở trên đã làm con sông trở nên duyên dáng gần gũi với người hơn.
- Chim vội vã vì sợ lạnh, phải đi tránh rét ở những miền ấm áp hơn.
- Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu gợi hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời đã bắt đầu xanh trong. Gợi hình ảnh làn mây mỏng nhẹ, kéo dài.
H.Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ trên? tác dụng 
Đối: "dềnh dàng" >< "vội vã"
Phép nhân hoá: "vắt", sự liên tưởng, sáng tạo thú vị 
 Đây là hình ảnh được tạo bằng cảm nhận tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng. Sự thật, không hề có đám mây nào như thế. VS lại có sự phân chia rạch ròi, mắt nhìn thấy được trên bầu trời. Đó là đám mây trong liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi nửa đám mây lững lờ, cũng dềnh dàng, chùng chình, lảng bảng trên tầng không.
=> Miêu tả kết hợp biểu cảm, nghệ thuật đối, liên tưởng sáng tạo, thú vị tạo nên một không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp (có cái chậm, có cái nhanh) nhẹ nhàng mà rõ rệt.
GV: Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
H. Con người còn cảm thấy những biểu hiện khác biệt nào của thời tiết khi chuyển từ hạ sang thu?
- Cảm nhận qua các hình ảnh: "nắng", "mưa", "sấm", "hàng cây".
H. Em hiểu cái "nắng", "mưa" trong thời điểm giao mùa này như thế nào? tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào và tác dụng của nó?
- HS Thảo luận 4/(3') và báo cáo:
* Tả thực: - Mùa hạ: Nắng gắt, hay có những cơn mưa bất chợt kèm theo sấm đùng đùng đột ngột với những tia chớp sáng loé, xé rách bầu trời.
- > Nắng mưa lúc sang thu cũng giống như hồi cuối hạ, nắng cứ nhạt dần chứ không còn chói chang. Mưa cũng ít đi nhất là những trận mưa rào. Bởi vậy sấm cũng bớt đi, không còn bất ngờ .
* NT ẩn dụ: Sấm mang ý nghĩ suy ngẫm: Tiếng vang động bất thường của ngoài cảnh cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi...chỉ những con người từng trải, đã vượt lên bao khó khăn thăng trầm của cuộc đời, trở nên vững vàng hơn.
GV nhắc học sinh chú ý lại xuất xứ tác phẩm
=>Hai câu thơ cuối không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chất chứa suy ngẫm về con người và cuộc sống.
H.Qua tìm hiểu khổ 2 và 3 em có nhận xét chung gì về nghệ thuật và tác dung?
Hoạt động 5: HD tổng kết rút ra ghi nhớ.
* Mục tiêu:
- Trình bày được giá trị nghệ thuật và nội dung mà văn bản mang lại
- Nêu ý nghĩa của văn bản. 
* Cách tiến hành:
H. Nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
- khắc họa hình ảnh đẹp, gợi cảm
- sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ( bỗng phả, hình như…, phép nhân hóa sương chùng chình, sông dềnh dàng, phép ẩn dụ( sấm, hàng cây đứng tuổi)
HS đọc ghi nhớ.
H. Văn bản này theo em có ý nghĩa gì?
 Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
Hoạt động 6: HD luyện tập
* Mục tiêu: 
- Đọc thuộc bài thơ.
* Cách tiến hành:
H. Đọc diễn cảm lại bài thơ
HS đọc
GV: Nhận xét, đánh giá..
1’
8’
3’
21’
3’
2'
I. Đọc, thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích 
a. Tác giả
- Tác giả: Nguyễn Hữu Thỉnh, 1942. Quê Vĩnh Phúc.
- ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
b. Tác phẩm: 
- Bài thơ được sáng tác năm 1977.
- Thể loại: Thơ 5 chữ
c. Một số chú thích khác (sgk)
II. Bố cục
 2 phần
III. Tìm hiểu văn bản 
1. Cảm nhận không gian làng quê sang thu 
 Bằng cách sử dụng sáng tạo từ ngữ, phép nhân hoá, giọng thơ êm nhẹ, đoạn thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang.
2. Cảm nhận không gian nơi đất trời sang thu:
 Bằng nghệ thuật ẩn dụ cùng những suy ngẫm mang tính triết lí, đoạn thơ không chỉ là tả cảnh sang thu mà còn chất chứa suy ngẫm về con người và cuộc sống.
IV. Ghi nhớ
- NT
- ND
V. Luyện tập
4. Củng cố (1')
 GV hệ thống nhấn mạnh kiến thức cơ bản của toàn bài.
5. Hướng dẫn học bài ( 1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung phân tích trên lớp.
 - Phân tích và cảm nhận những hình ảnh thơ hay trong bài.
 - Soạn bài: nói với con 
 ( Đọc và trả l

File đính kèm:

  • doctiet 124a.doc