Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 115

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

 - Có quan điểm đúng đắn khi nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

b. Kĩ năng

 Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ

HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 02/ 2014
Ngày giảng: 19/ 02/ 2014
Bài 22 - Tiết 115
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề 
tư tưởng, đạo lí
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
 	- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	- Có quan điểm đúng đắn khi nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
 	Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
b. Kĩ năng
 	Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
II. chuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk	
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thụng bỏo, phõn tớch ngụn ngữ, nờu vấn đề ( Động nóo, đặt cõu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhúm, giao nhiệm vụ)
IV. CÁC BƯỚC LấN LỚP
1. ổn định tổ chức ( 1’): Lớp 9a:…/ 33; lớp 9b:…/ 31
 2. Kiểm tra đầu giờ (3')
H. Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
Trả lời
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí con người.
 Để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí người ta sử dụng các phép lập luận như chứng minh, giải thích, so sánh, đối chiếu…
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động.
 Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí các em cần chú ý ở chữ “một vấn đề” cũng như hình thức nghị luận về “một sự việc, hiện tượng đời sống” đó là dung lượng nhỏ của bài nghị luận, chỉ bàn về một tư tưởng, đạo lí nào đó. Vậy cách làm ra sao ta cùng …
Hoạt động 2: HD hình thành kiến KN mới.
* Mục tiêu: 
 Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Cách tiến hành:
 Treo bảng phụ (đề 1 -> 10)
- HS đọc các đề bài trên bảng phụ 
H. Các đề bài có điểm gì giống và khác nhau?
- Thảo luận nhóm 4/ (3') 
- Các nhóm thảo luận, báo cáo, nhận xét
- GV chốt
GV: Dạng đề mênh lệnh: suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng minh… mênh lệnh như những đề bài này tuy có yêu cầu là: “Suy nghĩ” nhưng suy nghĩ vấn đề gì trong truyện hay trong ca dao lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào người làm bài. Tất nhiên, người làm bài phải nắm bắt trúng vấn đề chủ yếu của truyện ngụ ngôn hay bài ca dao ấy. Ngoài ra cũng có thể chú ý tới khía cạnh phụ nào đó mà mình cho là có ý nghĩa.
GV: Dạng đề không có mệnh lệnh thường chỉ cung cấp một câu tục ngữ, một khái niệm mang tư tưởng, đòi hỏi người làm bài phải suy nghĩ để làm sáng tỏ.
- Đây là dạng đề đã ngầm ý đòi hỏi người viết lấy tư tưởng, đạo lí ấy làm nhan đề để viết một bài nghị luận.
- Khi viết yêu cầu làm sáng tỏ: chứng minh, giải thích, bình luận (nhận định, đánh giá) tư tưởng đạo lí nêu trong đề. 
- Bình luận thực chất là bàn bạc, nhận định đánh giá, nghĩa là trình bày các ý kiến, nhận xét đúng sai, tốt xấu, lợi hại… có lập luận thuyết phục.
H. Tự nghĩ và nêu ra một đề tương tự?
- Gv cho học sinh đọc bài tập.
H. Xác định tính chất, ND của đề?
GV: Chú ý 2 chữ “suy nghĩ” là yêu cầu thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí uống nước nhớ nguồn.
H. Nêu tri thức cần có?
 + Hiểu biết về câu tục ngữ VN.
 + Vận dụng các tri thức về đời sống.
GV: Muốn làm đề này, ta vừa phải biết cách giải thích đúng câu tục ngữ, vừa phải có kiến thức về đời sống, vừa phải biết cách nêu ý kiến, tức là phải biết cách suy nghĩ (tư duy). Cách suy nghĩ được thể hiện ở bước tìm ý.
H. Giải thích bằng nghĩa đen câu tục ngữ?
H. Từ nghĩa đen ấy, ta có thể hiểu rộng ra ntn?
H. ND câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt?
H. Ngày nay, đạo lí ấy có ý nghĩa ntn?
H. Mở bài cần trình bày những vấn đề nào?
H. Căn cứ vào mục tìm ý, trình bày cách sắp xếp các ý phần thân bài?
H. Phần kết bài cần làm gì?
- Từ phần gợi ý SGK, hãy suy nghĩ và vận dụng sử dụng tốt cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, chú ý cách lập luận để có một bài văn hoàn chỉnh.
HS. Viết phần thân bài (5') 
- 1->2 hs đọc bài viết
GV: Nhận xét, bổ sung...
H. Sau khi viết hoàn chỉnh 1 bài văn nghị luận, ta cần làm gì?
GV chốt lại vấn đề.
H* Qua bài tập trên, hãy nêu cách làm bài văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí?
HS:....
HS: Đọc ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 3.HD h/s luyện tập
* Mục tiêu
- Nhận diện và phân tích đề.
- Lập dàn bài chi tiết và trình bày trước lớp
- Xác định các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích tổng hợp phù hợp với lập luận.
*Cách tiến hành
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm 4/ 5’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- Gv chốt
GV: Cho học sinh tham khảo phần mở bài:
 Trong thực tế, tất cả những ai cắp sách tới trường thì đều được học một chương trình như nhau, những thầy, cô giáo như nhau; nhưng trình độ của mỗi người thường rất khác nhau bởi kết quả của mỗi cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hiệu quả tự học của họ. Nói cách khác, tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người.
1’
20'
15’
I. Đề bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
* Bài tập: sgk (T51, 52).
a.
- Giống nhau: Các đề đều yêu cầu NL về một tư tưởng, đạo lí.
- Khác nhau: 
 + Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh: 1,3,10
 + Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: 2,4,5,6,7,8,9.
b. Tự ra đề:
- Có kèm theo mệnh lệnh:
VD: 
 + Bàn về chữ hiếu.
 - Không kèm theo mệnh lệnh:
 + Ăn vóc học hay.
 + Ăn trông nồi ngồi trông hướng.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 
* Bài tập (sgk-52) 
 Suy nghĩ về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”
a. Tìm hiểu đề:
- Tính chất: NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
b. Tìm ý:
- Nghĩa đen: 
 + Nước: Là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm, mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình,
có vai trò đặc biệt, quan trọng trong đ/s xã hội.
 + Nguồn: Nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
- Nghĩa bóng:
 + Nước: Những thành quả mà con người được hưởng thụ bao gồm: Các giá trị về vật chất (cơm áo gạo tiền…). Các giá trị về tinh thần (VH,NT, lễ, tết, hội…)
 + Nguồn: Tổ tiên, tiền nhân, tiền bối…
những người vô danh và hữu danh có công tạo dựng nên đất nước, làng xã dòng họ bằng mồ hôi lao động và xương máu…
- Bài học đạo lí:
 + Hôm nay, ta được hưởng thành quả phải biết ơn những người làm ra nó…
Nhớ nguồn là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.
 + Nhớ nguồn là phải biết trân trọng và giữ gìn, bảo vệ, phát huy những thành quả đã có.
+ Nhớ nguồn là phải có trách nhiệm nỗ
lực tiếp tục sáng tạo ra những giá trị vật
chất và tinh thần.
- ý nghĩa của đạo lí:
 + Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.
 + Là một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoá của dân tộc.
c. Lập dàn ý
* Mở bài
 Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ (đạo lí làm người, đạo lí cho toàn XH)
* Thân bài
- Giải thích câu TN:
 + “Nước” ở đây là gì? cụ thể hoá các ý nghĩa của “nước”.
 + “Uống nước” có nghĩa là gì ?
 + “nhớ nguồn” ở đây là thế nào? cụ thể hoá những ND “nhớ nguồn”.
- Nhận định, đánh giá (BLuận)
 + Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
 + Câu TN nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 + Câu TN nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội
 + Câu TN là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
 + Câu TN khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội
* Kết bài 
- Câu TN thể hiện một nét đẹp của truyền thống dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
c. Viết bài
d. Đọc lại bài viết và sửa chữa
III. Ghi nhớ
- Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
IV. Luyện tập:
Lập dàn bài đề bài: “Tinh thần tự học”
1. Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân bài 
 a. Giải thích:
* Học là gì?
 Học là HĐ thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của 1 chủ thể học tập nào đó. HĐ học có thể diễn ra dưới 2 hình thức:
- Học dưới sự hướng dẫn của thầy, cô; hoạt động này diễn ra trong những không gian cụ thể, thời gian cụ thể,những điều kiện và những qui tắc cụ thể…
VD: - Phòng học 9a hay 9b
 - Thời gian là 1 tiết hay 2 tiết (45 phút)
 - Điều kiện về cơ sở vật chất, thời tiết, khí hậu…
 - Qui tắc ở trường phổ thông, trung cấp, đại học… Hình thức học này là có giới hạn về thời gian.
- Tự học: Dựa trên cơ sở những kiến thức và kĩ năng đã được học ở nhà trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng. Hình thức học này không có giới hạn về thời gian, nghĩa là học suốt đời.
* Tinh thần tự học là gì?
- Là có ý thức tự học, ý thức ấy dần dần trở thành 1 nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập.
- Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học 1 cách có hiệu quả.
- Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống cụ thể, các điều kiện vật chất cụ thể.
- Là luôn khiêm tốn học hỏi ở bạn bè và những người khác.
b. Dẫn chứng:
- Các tấm gương trong sách báo.
- Các tấm gương ở bạn bè xung quanh mình.
3. Kết bài: Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
4.Củng cố ( 1’)
- Gv hệ thống lại nội dung kiến thức cơ bản của bài học.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Triển khai dàn ý làm trên lớp thành bài văn hoàn chỉnh
- Chuẩn bị bài:Ôn tập lại bài: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
( Tiết sau trả bài viết số 5)

File đính kèm:

  • doc115.doc