Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
- Biết khái niệm thể loại hồi ký.
- Hiểu cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
* Hoạt động 2:
- Hiểu ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi ký.
* Hoạt động 2:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong XH xưa? (Thảo luận bàn) _ Bà cô là hiện thân của những định kiến phong kiến. _ Người phụ nữ trong XHPK bị những thành kiến, cổ tục đày đoạ. (Hết tiết 1) HĐ2: (30’) * Trong cuộc trò chuyện với bà cô, Hồng có tâm trạng như thế nào? _ Hồng rất thương mẹ, muốn thăm mẹ. * Vì sao khi nghe cô hỏi, bé Hồng lại cúi đầu không đáp? _ Nhận ra sự giả dối trong giọng nói của bà cô. * Sau đó bé Hồng đã phản ứng ntn? Thể hiện điều gì? _ Cười đáp lại => Sự thông minh. * Sau những câu hỏi tấn công của bà cô, bé Hồng đã phản ứng ntn? _ Cười dài trong tiếng khóc => Kìm nén nỗi xúc động, đau xót, tức tưởi. * Ở đoạn cuối tâm trạng đau xót của bé Hồng đã chuyển thành điều gì? _ Lòng căm tức: cắn, nhai, nghiến kì nát vụn mới thôi. * Qua đó cho thấy tình cảm của bé Hồng đối với mẹ ra sao? Bé Hồng là người ntn? _ Yêu thương mẹ sâu sắc, tin tưởng mẹ. _ Khôn ngoan do hoàn cảnh đau khổ tạo nên. * GV nêu vấn đề thảo luận: Tiếng gọi thảng thốt, bối rối: “Mợ ơi!” của bé Hồng và cái giả thiết mà tác giả đặt ra. Nếu người quay mặt lại ấy là người khác chứ không phải mẹ mình thì cảm giác tủi thẹn của bé Hồng đã được làm rõ bằng một so sánh kì lạ và đầy sực thuyết phục: “Khác gì cái ảo ảnh... giữa sa mạc”. Ý kiến của em về tâm trạng của bé Hồng và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp so sánh ấy? _ Tiếng gọi “Mợ ơi!Mợ ơi!” cuống quýt, mừng tủi, xót xa, đau đớn, hy vọng.... _ Khát khao gặp mẹ cháy bổng. _ So sánh - giả định : bộc lộ tâm trạng: hy vọng tột cùng – thất vọng cũng tột cùng. * GV: gọi học sinh đọc lại đoạn văn tả cảnh bé Hồng gặp lại mẹ, trèo lên xe nằm trong lòng mẹ. * Cử chỉ, hành động và tâm trạng của bé Hồng khi bất ngờ gặp đúng mẹ mình như thế nào? _ Oà khóc nức nở. _ Rắp tâm tanh bẩn của cô tan biến hẳn. * Tranh trong SGK biểu hiện điều gì? _ Niềm sung sướng vô bờ, dạt dào. Miên man được nằm trong lòng mẹ, được cảm nhận bằng tất cả các giác quan của bé Hồng. * GDKN: Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm mẹ con bé Hồng? _ Tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả. (GV liên hệ giáo dục KNS cho HS) * Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? _ Chất trữ tình thấm đượm _ Diễn tả tinh tế tâm lý nhân vật. _ Kết hợp hài hoà kể, tả, bộc lộ cảm xúc. * Chất trữ tình “Trong lòng mẹ” được thể hiện ở những phương diện nào? _ Tình huống, nội dung câu chuyện (Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng, người mẹ thương con, chịu nhiều cay đắng.) * GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. I. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tác giả, tác phẩm: _ Nguyên Hồng (1918 – 1982) _ Là nhà văn của những người lao động cùng khổ, lớp người dưới đáy xã hội. 2. Đọc, chú thích: 3. Bố cục: II. Phân tích: 1. Nhân vật bà cô: _ Cười hỏi… Cười rất “kịch”. => Sự giả dối, độc ác của bà cô. _ Không chịu buông tha _ Hỏi luôn, giọng vẫn ngọt ngào. Hai con mắt … nhìn chằm chặp _ Vỗ vai cười và nói…, thăm em bé chứ. => Đó là người đàn bà lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. 2. Nhân vật bé Hồng: a. Khi trả lời cô: _ Cúi đầu không đáp: thương mẹ. _ Cười đáp lại => Phản ứng thông minh. _ Cười dài trong tiếng khóc => Kìm nén nỗi xúc động, đau xót, tức tưởi. _ Cắn, nhai, nghiến => Căm tức tột cùng. => Thông minh trong ứng xử với cô, hết lòng yêu thương mẹ. b. Khi ở trong lòng mẹ: _ Tiếng gọi “Mợ ơi! Mợ ơi!” cuống quýt, mừng tủi, xót xa, đau đớn, hy vọng.... _ So sánh - giả định: hy vọng tột cùng - thất vọng cũng tột cùng. _ Cảm giác sung sướng, mơn man khi được nằm trong lòng mẹ. => Tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả. 3. Nghệ thuật: _ Chất trữ tình thấm đượm _ Diễn tả tinh tế tâm lý nhân vật. _ Kết hợp hài hoà kể, tả, bộc lộ cảm xúc. * Ghi nhớ: (SGK/21) 4.4. Tổng kết: Câu 1: Phân tích hành động cười của bà cô khi trò chuyện với bé Hồng? Qua đó thể hiện bản chất gì của bà cô? Trả lời: Cười nói, cười rất kịch,…=> cười mỉa mai, châm chọc, cười giả dối, độc ác, hiểm sâu có ý làm tổn thương tâm hồn ngây thơ, lòng thương mẹ của bé Hồng. => Người đàn bà lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Câu 2: * GV gọi HS đọc câu hỏi 5/20 (Thảo luận bàn 5’) _ Viết về phụ nữ và trẻ em với tấm lòng chứa chan tình yêu thương và thái độ nâng niu, trân trọng. _ Diễn tả những nỗi cơ cực, bất hạnh mà họ phải gánh chịu. _ Thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quí của họ. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với tiết học này: _ Đọc văn bản, tóm tắt. _ Học ghi nhớ, nội dung phân tích. _ Hoàn thành câu hỏi 5/20 2. Đối với tiết học sau: Chuẩn bị “Tức nước vỡ bờ”. + Đọc, tóm tắt đoạn trích, tìm hiểu về tiểu thuyết “Tắt đèn”. + Trả lời câu hỏi trong VBT. Chú ý nhân vật chị Dậu. 5. Phụ lục: “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu” – một tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng (đăng báo từ năm 1938 và in thành sách năm 1940). Tuần: 2 Tiết: 7 Bài: 2 Ngày dạy:……… TRƯỜNG TỪ VỰNG 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: Nắm được khái niệm trường từ vựng. Nắm được mối quan hệ ngữ nghĩa giữa trường từ vựng với các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa và các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 2: Rèn luyện kỹ năng lập trường từ vựng và sử dụng trường từ vựng trong nói và viết. 1.3. Thái độ: Có ý thức sử dụng trường từ vựng trong làm văn để nâng cao hiệu quả diễn đạt. 2. Nội dung học tập: - Khái niệm trường từ vựng. - Luyện tập 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: sơ đồ trường từ vựng minh hoạ. 3.2 Học sinh: trả lời câu hỏi sgk/21, cho ví dụ về trường từ vựng. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra VBT của Hs Câu 1: Thế nào là từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp? Cho ví dụ. (10 điểm) Trả lời: Từ nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Từ nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. _ HS cho ví dụ - GV cùng HS nhận xét. * Gọi HS làm bài tập 5/11. 4.3. Tiến trình bài học: (Giáo viên giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (15’) * Giáo viên gọi học sinh đọc kĩ đoạn văn sgk/21. * Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay sự vật? _ Mặt, da, gò má, mắt, đùi, đầu, tay, miệng... => Chỉ người. * Nét chung về nghĩa của nhóm từ trên là gì? _ Chỉ bộ phận cơ thể người. * Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy theo em trường từ vựng là gì? _ Trường tự vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ. * GV gọi HS đọc phần chú ý, chốt lại những vấn đề cần chú ý. _ Một trường từ vựng có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ hơn. _ Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại. _ Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. _ Trong văn thơ người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. HĐ2: (15’) Bài tập 1: _ Trường từ vựng “ người ruột thịt “trong văn bản “Trong lòng mẹ”: mẹ, cậu, mợ, cô, Bài tập 2: a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản. b. Dụng cụ để đựng. c. Hoạt động của chân. d. Trạng thái tâm lí. e. Tính cách. f. Dụng cụ để viết. Bài tập 3: - Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm. => Trường từ vựng chỉ “thái độ”. Bài tập 4: - Khứu giác: mũi, thơm, điếc, thính. - Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính.. I. Thế nào là trường từ vựng? _ Trường tự vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Ghi nhớ: (SGK/21) II. Luyện tập: Bài tập 1: Bài tập 2: Bài tập 3: Bài tập 4 4.4 Tổng kết: Câu 1: Trường từ vựng là gì? Trả lời: Trường tự vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Câu 2: Trường từ vựng và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ khác nhau ở chỗ nào? (Thảo luận bàn) Trả lời: Trường từ vựng: các từ thuộc trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại. Vd: Trường từ vựng về cây: + Bộ phận của cây: Thân, rễ... + Hình dáng của cây: cao, thấp, to, bé... => Các từ: thân, thấp khác nhau về từ loại... * Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là 1 tập hợp các từ có quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng hay hẹp, trong đó các từ phải cùng loại. Ví dụ: _ Tốt (nghĩa rộng) - đảm đang ( hẹp): tính từ. _ Bàn( rộng ) - bàn gỗ ( hẹp ): danh từ. _ Đánh( rộng ) - cắn ( hẹp): động từ. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với tiết học này: _ Về nhà học bài. _ Làm bài tập còn lại (SGK/23,24). _ Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc một trường từ vựng nhất định. 2. Đối với tiết học sau: Soạn bài: “Từ tượng hình và từ tượng thanh” + Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh. + Cho ví dụ + Sưu tầm những bài thơ có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh. 5. Phụ lục: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN Tuần 2 Tiết:8 Bài: 2 Ngày dạy:…… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: HS hiểu bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục. * Hoạt động 2: HS biết cách sắp xếp bố trí nội dung phần thân bài của văn bản. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1,2,3: Rèn luyện kỹ năng sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định. Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc hiểu văn bản. 1. 3. Thái độ: Có ý thức viết bài văn đúng bố cục văn bản. 2. Nội dung học tập: Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục. Cách sắp xếp bố trí nội dung phần thân bài của văn bản. Luyện tập 3. Chuẩn bị: 3.1.Giáo viên: tìm hiểu về bố cục văn bản (kiến thức lớp 7) Tìm các văn bản ví dụ. 3.2. Học sinh: trả lời câu hỏi trong SGK, VBT 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: 8A4: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Thế nào là tính thống nhất của chủ đề văn bản?(4 đ) 1. Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Câu 2: Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở các phương diện nào?(4 đ) 2. Tính thống nhất
File đính kèm:
- Tuan 2 2014.doc