Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm văn bản: Vào nhà ngục quảng đông cảm tác

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩm thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX qua một sáng tác tiêu biểu của Phan Bội Châu.

- Cảm nhận được vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền cảm, lôi cuốn trong tác phẩm.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến thức

 - Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.

 - Cảm hứng hào hựng, lóng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.

2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX.

 - Cảm nhận được giọng thơ, hỡnh ảnh thơ ở các văn bản.

3. Thái độ:

 - Biết yêu quý cảm phục người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu đồng thời tự rèn luyện cho mình ý chí vượt khó, luôn làm chủ hoàn cảnh, lạc quan.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm văn bản: Vào nhà ngục quảng đông cảm tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57	 Ngày soạn: 17/11/2014
	Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
 - Phan Bội Châu-
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được nột mới mẻ về nội dung trong một số tỏc phẩm thơ Nụm viết theo thể thất ngụn bỏt cỳ Đường luật của văn học yờu nước và cỏch mạng đầu thế kỉ XX qua một sỏng tỏc tiờu biểu của Phan Bội Chõu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và tư thế của người chớ sĩ yờu nước, nghệ thuật truyền cảm, lụi cuốn trong tỏc phẩm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
 - Khớ phỏch kiờn cường, phong thỏi ung dung của nhà chớ sĩ yờu nước Phan Bội Chõu trong hoàn cảnh ngục tự.
 - Cảm hứng hào hựng, lóng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoỏng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngụn bỏt cỳ Đường luật đầu thế kỷ XX.
 - Cảm nhận được giọng thơ, hỡnh ảnh thơ ở cỏc văn bản.
3. Thái độ:
 - Biết yêu quý cảm phục người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu đồng thời tự rèn luyện cho mình ý chí vượt khó, luôn làm chủ hoàn cảnh, lạc quan.
III. Phương pháp: Đọc, nêu vấn đề, đàm thoại
IV. Chuẩn bị
1/ GV:Soạn giáo án.
2/ HS: Đọc văn bản, soạn bài.
V. Tiến trình lên lớp
 1 . ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
?Hãy đọc một bài thơ viết về quê hương em hoặc của một tác giả ở điạ phương em?
 3 . Bài mới: 	Hoạt động1- Khởi động
 Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo. Phan Bội Châu là một trong những nhà nho yêu nước, tiếp thu tư tưởng mới quyết tâm đem hết tài năng của mình thực hiện khát vọng xoay chuyển đất trời, đánh đuổi giặc thù. Cụ đã từng bị kẻ thù bắt giam, tù đày nhiều năm. Trong tù, cụ đã làm thơ để bày tỏ chí khí của mình “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” chính là tác phẩm trữ tình tỏ chí, tỏ lòng được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt ấy.
Hoạt động 2
? HS nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- GV chốt nội dung theo sgk
- Học sinh đọc diễn cảm, phù hợp giọng khẩu khí ngang tàng, hào hùng của bài thơ. Riêng câu 3, 4 đọc với giọng thống thiết.
? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
- TP viết đầu năm 1914. Lúc này PBC bị bắt giam ở Quảng Đông- TQ. Đã từng bị Pháp xử tử hình vắng mặt ở VN năm 1912, sau đó bị bắt và bị giam lỏng ở Huế.
? Bài thơ nằm trong tập “Ngục trung thư”. Em hiểu thế nào về nhan đề “Ngục trung thư”. 
- Ngục trung thư: Thư viết trong ngục.
? Em hãy xác định thể loại thơ mà tác giả sử dụng ở bài thơ này?
? Văn bản này được viết bằng phương thức biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? ( trực tiếp bộc lộ tâm tư tình cảm )
? Bài thơ có bố cục ntn ?
* GV nhắc lại cho hs thể thơ.
Hoạt động 3
- Đọc kĩ phần tác giả tác phẩm.
- HS đọc kĩ hai câu thơ đầu, giải thích từ hào kiệt, phong lưu.
? Tại sao đã bị kẻ thù bắt, nhốt mà tác giả vẫn xem mình là hào kiệt phong lưu?
- Lời khẳng định tin thần, ý chí, tư thế của người tù: Ngang tàng bất khuất, ung dung, đường hoàng.
? Quan niệm “ Chạy mỏi chân thì ở tù" thể hiện điều gì? –
- Biến nhà tù thành nơi nghỉ ngơi là trạm nghỉ chân-> người tù rèn luyện ý chí, suy nghĩ trong “ trường học cách mạng” đầy khó khăn.
? Qua hai câu thơ, ta thấy phong thái của người tù được thể hiện như thế nào?
- Phan Bội Châu không chịu khuất phục hoàn cảnh, không để hoàn cảnh đè bẹp mình, cụ Phan đứng cao hơn mọi sự cùm kẹp, đày đoạ của kẻ thù...
- HS đọc tiếp hai câu thực.
? Nhà thơ tâm sự điều gì qua 2 câu thực này? Từ cuộc đời của Phan Bội Châu, em hiểu ông xem mình là “Khách không nhà” nghĩa là sao? 
- Từ 1905-1914, ông phải buôn ba khắp bốn phương trời: TQ, Nbản, TLan, xa gia đình, quê hương. bị thực dân pháp kết án tử hình vắng mặt, PBC được coi là một tội phạm bị truy lùng gắt gao.
? Theo em có thể hiểu ý “ người có tội” ở đây như thế nào nữa ngoài ý đã qua rõ ở trên?
- Phan Bội Châu luôn tự xem mình là người có tội với dân, với nước-> đó là nỗi đau lớn.
? Em có n/x gì về giọng điều của hai câu này?
? Điều đó cho ta hiểu thêm điều gì về tính cách con người PBC ? 
- Ko khuất phục mà tự tin mình là người yêu nước chân chính. Dù c/đ gặp nhiều sóng gió bất trắc, lưu lạc ko mái ấm gđ , cực khổ về vật chất lẫn tinh thần .
- Hs đọc 2 câu luận :
? Em có nhận xét gì về giọng điệu và thủ pháp nghệ thuật của 2 câu thơ?
? Theo em ý chính của hai câu thơ này là gì?
? Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa 2 câu thực và 2 câu luận?
- Đó là quan hệ đối lập: hoàn cảnh khó khăn với 1 lòng với sự nghiệp CM=> Thể hiện khí phách của nhà CM ko hề nao núng. Câu thơ là sự kết tinh cao độ sự lãng mạn với khí thế hào hùng của tác giả.
- Đó là tinh thần lạc quan ko khuất phục xen lẫn giọng ngận ngùi thông cảm của những người yêu nước bị coi là có tội => Nỗi đau chung của kẻ sĩ cùng thời trước cảnh mất nước nhà tan.
? Đọc hai câu kết và cho biết t/g khẳng định điều gì?
- Tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cả cái chết .ý chí thép gang và niềm tin sắt đá vào sự nghiệp chính nghĩa của mình.
? ở đây tác giả còn sử dụng nghệ thuật gì? điệp từ, ý thơ đanh thép, chắc nịch, giọng thơ dõng dạc, dứt khoát.
Hoạt động 4
? Theo em âm điệu chủ đạo của bài thơ là gì? ? Vận dụng phép đối, phân tích nghệ thuật này ở câu 3, 4, 5, 6?
? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản này?
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả :(1869-1940) 
 - Phan Bội Châu hiệu Sào Nam, quê Nam Đàn- Nghệ An.
 - Là nhà CM lớn đầu TKXX , nhà văn, nhà thơ của dân tộc.
 2. Tác phẩm: 
 - Viết bằng chữ Nôm nằm trong tập “Ngục trung thư”được viết bằng chữ Hán.
 - Bài thơ mới được viết năm 1914 đó là những ngày đầu ông bị giam ở nhà ngục Quảng Đông (Trung Quốc)
 - Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
 - PTBĐ: Biểu cảm
3. Bố cục: Đề , thực , luận , kết.
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản
 1. Hai cầu đề
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu 
Chạy mỏi chân thì ở tù.
=> Giọng thơ đùa cợt, thể hiện phong thái tự tin, ung dung, chủ động.
2. Hai câu thực.
 Đã khách không nhà trong bốn bể
 Lại người có tội khắp năm châu.
=> Giọng thơ suy ngẫm, trầm ngâm thể hiện tâm trạng đau đơn, cuộc đời chiến đấu đầy sống gió, bất trắc của anh hùng cứu nước.
3. Hai câu luận.
 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
 Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
-> Giọng thơ hào sảng khí khái, cách nói phóng đại-> Thể hiện hoài bảo to lớn, lo cứu nước cứu đời, tư thế ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.
4. Hai câu kết
 Thân ấy vẫn con còn sự nghiệp
 Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
-> Khẳng định khí chí hiên ngang, bất khuất, coi thường tù ngục, coi thường cái chết, khẳng định niềm tin vào tương lai, vào sự nghiệp cách mạng chính nhĩa.
III. Tổng kết:
 1. NT: Thể thơ truyền thống, XD hình tượng ng chí sĩ CM. Ngôn ngữ chọn lọc thể hiện khẩu khí hào hùng.
 2. ND: Vẻ đẹp và tư thế của ng chí sĩ CM trong hoàn cảnh ngục tù.
 4. Củng cố.
 - GV hệ thống lại kiến thức
5 . Hướng dẫn dặn dò
Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm kĩ nội dung nghệ thuật
Bài mới: Đọc và soạn văn bản: “ Đập đá ở Côn Lôn”
 Soạn bài theo câu hỏi SGK: Tìm hiểu về tác giả , tác phẩm . Công việc đập đá có ý nghĩa gì ở đây ? Khí phách anh hùng của tác giả được thể hiện như thế nào? Bài thơ thể hiện ý chí như thế nào của tác giả? Sưu tầm những bài thơ của PC Trinh mà em biết ? 

File đính kèm:

  • docBai 15 Vao nha nguc Quang Dong cam tac.doc
Giáo án liên quan