Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 97, 98

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Mục tiêu chung

 - Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.

 - Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản hịch tướng sĩ.

 - Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.

 - Có ý thức biết ơn và kính trọng các anh hùng vì nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

 - Tích hợp tư tưởng HCM lòng yêu nước và độc lập dân tộc.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Sơ giản về thể hịch.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài hịch tướng sĩ.

- Tinh thần yêu nước, ý chí chiến thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời trần.

- Đặc điểm của văn chính luận ở hịch tướng sĩ

b. Kĩ năng

- Đọc- hiểu văn bản viết theo thể hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên- Mông xâm lược lần thứ hai.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 97, 98, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành
- GV hướng dẫn học sinh đọc: giọng điệu thay đổi phù hợp với nội dung từng đoạn, chú ý tính chất cân xứng của câu văn biền ngẫu
- GV đọc mẫu một đoạn
- HS đọc tiếp, nhận xét
- GV uốn nắn
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- HS trả lời, GV khái quát
H. Nêu những đặc điểm cơ bản của thể hịch?
H. Hoàn cảnh sáng tác bài hịch?
-GV: Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư yếu lược, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Nguyên – Mông xâm lược nước ta lần thứ 2 ( 1285)
GV liên hệ trong cuộc k/c chống pháp Bác cũng đã viết lời kêu gọi…
H. Trong bài theo em chú thích nào là khó và quan trọng? Vì sao?
- HS trả lời, Gv chốt
Hoạt động 3. HDHS tìm bố cục
* Mục tiêu
- Nhận biết được các phần trong văn bản.
- Hiểu được nội dung trình bày trong từng phần.
* Cách tiến hành
H. Bài hịch này có bố cục như thế nào?
Đ1: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ.
Đ 2: Tố cáo tội ác của giặc và lòng căm thù giặc
Đ 3: Phê phán những biểu hiện sai trái trong hàng ngũ tướng sĩ, khẳng định những hành động đúng nên làm.
Đ 4: Nêu nhiệm vụ cấp bách và khích lệ tinh thần chiến đấu.
H. Em có nhận xét gì bố cục của văn bản trên?
- Chặt chẽ, mạch lạc và sáng tạo.
Hoạt động 4. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Tinh thần yêu nước, ý chí chiến thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời trần.
* Cách tiến hành
H. Mở đầu bài hịch tác giả nêu gương các trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử TQ nhằm mục đích gì?
- Khích lệ ý chí lập công danh, hi sinh vì nước vì vua.
- HS đọc đoạn 2
H. Chú ý đoạn 2 của văn bản “ thời loạn lạc, buổi gian nan” mà tác giả nói tới ở đây thuộc về thời kì lịch sử nào của nước ta?
- Thời Trần trước âm mưu xâm lược lần 2 của quân Mông- Nguyên thế kỉ XIII
H. Tìm những chi tiết nói về tội ác, sự ngang ngược của giặc?
“ Sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam vương đòi bạc vàng…”
H. Em có nhận xét gì về giọng văn của tác giả, biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
- Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, so sánh.
- Giọng văn mỉa mai, châm biếm
H. Cách tạo lời văn như thế có tác dụng gì? thái độ của tác giả?
- khắc họa sinh động hình ảnh kẻ thù, bạo ngược, vô đạo, tham lam
26’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2.Thảo luận chú thích
a. Tác giả: Trần Quốc Tuấn ( 1231 ?- 1300) là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông
b. Tác phẩm
- Đặc điểm của thể hịch: là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm đấu tranh chống kẻ thù.
- Tác phẩm: viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ 2( 1258)
c.Các chú thích khác
17, 18, 22, 23
II. Bố cục
4 đoạn
III. Tìm hiểu văn bản
1. Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn
a. Tội ác của giặc
 Bằng ngôn từ gợi hình, gợi cảm, giọng văn mỉa mai, châm biếm, phép so sánh. Tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh kẻ thù, bạo ngược, vô đạo, tham lam. Thể hiện thái độ căm ghét và khinh bỉ kẻ thù.
4.Củng cố ( 1’)
- GV hệ thống lại bài: nhắc học sinh nắm chắc thể hịch và thấy được nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn đầu của văn bản
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học nội dung văn bản đã học tiết 1
- Chuẩn bị tiếp các phần còn lại của văn bản Hịch tướng sĩ ( tiếp theo)
Ngày soạn: 27/ 02/ 2013
Ngày giảng: 04/03/ 2013
Bài 23
Tiết 98 văn bản: Hịch tướng sĩ ( tiếp theo)
 Trần Quốc Tuấn
I. Mục tiêu cần đạt
1.Mục tiêu chung
	- Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.
	- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản hịch tướng sĩ.
	- Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.
	- Có ý thức biết ơn và kính trọng các anh hùng vì nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
 	- Tích hợp tư tưởng HCM lòng yêu nước và độc lập dân tộc.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Tinh thần yêu nước, ý chí chiến thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời trần.
- Đặc điểm của văn chính luận ở hịch tướng sĩ
b. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản viết theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên- Mông xâm lược lần thứ hai.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng tự xác định giá trị.
3. Kĩ năng tư duy lôgic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
III. Đồ dùng
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi)
V. Các bước lên lớp
1.Tổ chức (1’)
2. Kiểm tra ( 15’)
H. Hịch là gì? Tội ác của giặc được Trần Quốc Tuấn miêu tả như thế nào?
- Là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm đấu tranh chống kẻ thù.
- Tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh kẻ thù, bạo ngược, vô đạo, tham lam. Thể hiện thái độ cảm ghét và khinh bỉ kẻ thù.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động ( 1’)
 Trước những hành động bạo ngược vô nhân đạo, tham lam của quân thù tác giả đã bày tỏ thái độ căm thù, khinh ghét và kêu gọi tướng sĩ tích cực rèn luyện để chiến đấu chống lại kẻ thù. Tác giả đã làm gì để thuyết phục các tướng sĩ bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 2. Đọc- hiểu văn bản ( tiếp)
*Mục tiêu
- Tinh thần yêu nước, ý chí chiến thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời trần.
- Đặc điểm của văn chính luận ở hịch tướng sĩ.
*Cách tiến hành
- HS đọc lại toàn bộ văn bản
- GV nhận xét, uốn nắn
H. Lòng yêu nước căm thù giặc của TQT được thể hiện qua hành động và thái độ như thế nào?
- Quên ăn, quên ngủ, đau đớn đến thắt gan thắt ruột
- Uất ức căm tức chưa trả được thù, sẵn sàng hi sinh để rửa nhục cho nước 
- ước muốn tiêu diệt giặc: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng từ ngữ?
- Cả đoạn là một câu văn, câu văn có 2 ý liên kết nhau nỗi đau xót, nỗi căm hờn, nhiều dấu phẩy,nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lí và hành động mạnh, NT cường điệu hóa.
H.Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ?
- Diễn tả tâm trạng đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn vì nghĩa lớn mà coi thường tính mạng mình. 
H. việc chủ tướng nói lên nỗi lòng của mình có tác dụng như thế nào đối với tướng sĩ?
- Động viên, khích lệ tinh thần đối với các tướng sĩ.
GV liên hệ với tinh thần yêu nước yêu độc lập dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh
HS đọc “các ngươi ở cùng ta… gì?”
H. Các câu văn có cấu tạo như thế nào?
- Liên kết câu văn có 2 vế song hành đối xứng gọi là câu văn biền ngẫu.
H. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? tác dụng?
- Liệt kê trùng điệp
H. Tìm những chi tiết nói lên mối quan hệ chủ – tướng? Nhận xét gì về mối quan hệ ấy?
- quan hệ chủ tướng là mối quan hệ cùng cảnh ngộ
- quan hệ ấy đã khích lệ tinh thần trung quân, ái quốc
- > khích lệ ý thức và trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạovua tôI cũng như đối với tình cốt nhục
GV: sau khi bày tỏ quan hệ thân tình, tác giả phê phán lối sống…
HS đọc
H. Nhận xét về cấu trúc câu văn, tác dụng?
Cấu trúc đối xứng và đối lập( về lời, câu, cách mở đầu, kết thúc, đối lập về ý, tư tưởng, lặp cấu trúc câu-> làm cho tư tưởng được khắc sâu và nhấn mạnh phân biệt rõ ràng để người nghe nhận thức vấn đề.
H. Tác giả đã vạch trần những thái độ, hành động sai trái gì của tướng sĩ? D.c
- Là những thú vui những cách sống tầm thường không phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc lâm nguy
H. Tác giả đã phê phán cách sống đó như thế nào?
H. Tác giả đã phân tích hậu quả của những cách sống này như thế nào? d/c
- Mất hết sinh lực và tâm trí đánh giặc( cựa gà..) nước mất nhà tan( chẳng những thái ấp…)
H. Em có nhận xét gì về giọng văn trên và mục đích ?
 Giọng văn nghiêm khắc như xỉ vả, trách mắng nặng nề lại chế giễu mỉa mai làm cho họ tức khí, muốn mau chóng chứng minh tài năng, phẩm chất của mình bằng việc làm thiết thực
GV: Cùng với việc phê phán các tướng sĩ về những hành động sai tráI của họ TQT chỉ ra cho họ những việc nên làm
HS đọc đoạn văn
H. TQT đã khuyên răn tướng sĩ những gì?
- Nêu cao cảnh giác, tích cực luyện tập, trau dồi binh thư để sẵn sàng chiến đấu và quyết thắng kẻ thù xâm lược
H. TQT đã hình dung trước kết quả của sự thay đổi thái độ sống và hành động sống của tì tướng như thế nào?
H. Nhận xét gì về nghệ thuật tác giả sử dụng?
Lặp lại cấu trúc đoạn trên: điệp ngữ, tăng tiến, trái ngược với viễn cảnh thê thảm đau xót là viễn cảnh huy hoàng, vẻ vang, đầu hàng thất bại thì mất tất cả. ở đoạn văn trên là hàng loạt từ phủ định “ không còn…) ở đoạn dưới là hàng loạt từ khẳng định “ mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ…”
H. Câu kết đoạn văn trên với câu kết đoạn văn này có gì lí thú?
- Lặp lại giống nhau, chỉ thêm từ không tự chúng đã là những lời phê phán đanh thép xoáy sâu vào tâm trí người nghe
H. Trong hai đoạn văn tác giả đã thuyết phục người đọc bởi lập luận nào?
H. Vì sao TQT có thể nói với tướng sĩ rằng “ Nếu các ngươi biết chuyện…nghịch thù”?
- Vì binh thư yếu lược là sách chọn lọc binh pháp của các nhà cầm quân nổi tiếng trong lịch sử, tướng sĩ cần phải biết
H. TQT có thái độ như thế nào đối với tướng sĩ và kẻ thù?
GV: Đoạn cuối bài hịch có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người
Hoạt động 3. Rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày được giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Hịch tướng sĩ
- Nêu ý nghĩa của văn bản.
* Cách tiến hành
H. Nêu giá trị nghệ thuật đặc sắc trong bài hịch
- sử dụng quan hệ từ để nêu lên mối quan hệ tất yếu giữa nguyên nhân và kết quả.
- Phương pháp so sánh đối lập
- Phương pháp tương phản được sử dụng với phép so sánh
- Các điệp từ, điệp ý tăng tiếp
H. Văn bản thể hiện được điều gì trong con người TQT?
- Lòng yêu nước

File đính kèm:

  • doctiet 97,98a.doc