Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 94

I. MỤC TIấU CẦN ĐẠT

1. Mục tiờu chung

 - Nắm vững đặc điểm hỡnh thức và chức năng của cõu trần thuật.

 - Biết sử dụng cõu trần thuật phự hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 - Cú ý thức vận dụng cõu trần thuật vào trong quỏ trỡnh tạo lập văn bản và trong giao tiếp.

2.Trọng tõm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Đặc điểm hỡnh thức của cõu trần thuật

- Chức năng của cõu trần thuật.

b. Kĩ năng

- Nhận biết cõu trần thuật trong cỏc văn bản.

- sử dụng cõu trần thuật phự hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng ra quyết định

3. Kĩ năng tự xỏc định giỏ trị

4. Kĩ năng hợp tỏc

5. Kĩ năng lắng nghe tớch cực

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 94, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/ 02/ 2013
Ngày giảng: 25 / 02/ 2013
Bài 21
Tiết 94: câu trần thuật
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiờu chung
	- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
	- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
	- Có ý thức vận dụng câu trần thuật vào trong quá trình tạo lập văn bản và trong giao tiếp.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật
- Chức năng của câu trần thuật.
b. Kĩ năng
- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.
- sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng ra quyết định
3. Kĩ năng tự xác định giá trị
4. Kĩ năng hợp tác
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Đồ dùng
Bảng phụ ghi bài tập
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra ( 5’)
H. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? cho ví dụ?
- Có từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi, trời ơi, chao ôi thay, xiết bao, biết chừng nào, biết bao
- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trực tiếp của người nói ( viết)
- Thường kết thúc bằng dấu chấm than khi viết.
- HS lấy ví dụ
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1. Khởi động ( 1’)
Rắn là loài bò sát không chân.
H. Câu trên có đặc điểm nào của các câu đã học không? chức năng của nó là gì?
- cung cấp thông tin khoa học
H. Câu trên thuộc kiểu cầu nào? ( câu trần thuật)
GV: câu trần thuật có đặc điểm hình thức và chức năng gì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật
- Chức năng của câu trần thuật.
*Cách tiến hành
GV treo bảng phụ, học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu
H. Trong các đoạn trích trên, những câu nào không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến và câu cảm thán?
- HS thảo luận nhóm bàn 2’
- các nhóm báo cáo, nhận xét
+ Các câu a,b,c
+ câu d là câu cảm thán
H. Những câu ở bài tập a,b,c gọi là kiểu câu gì?
- Câu trần thuật: tất cả các câu trong đoạn văn ( trừ câu ôi tào khê)
H. Những câu này dùng để làm gì?
H. Câu trần thuật có những đặc điểm nào về mặt hình thức?
H. Trong 4 kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật kiểu câu nào thường được dùng nhiều nhất? Vì sao?
- vì câu trần thuật có thể hiện hầu hết chức năng của 4 kiểu câu. Ngoài chức năng thông tin , thông báo câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Phần lớn hoạt động giao tiếp của con người xoay quanh những chức năng đó, gần như tất cả các mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể hiện bằng câu TT
H.Qua tìm hiểu các bài tập em hãy cho biết câu trần thuật có những đặc điểm hình thức và chức năng nào?
- HS trả lời
- GV chốt
- HS đọc ghi nhớ sgk và yêu cầu học sinh trình bày những kiến thức cơ bản cần nắm trong ghi nhớ
H. Đặt một câu trần thuật dùng để hứa hẹn và câu trần thuật thể hiện lời cảm ơn?
VD: 
+ Em xin hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Em xin cám ơn cô.
GV lưu ý học sinh: Phân biệt một số câu TT (có sử dụng từ nghi vấn, từ cầu khiến, dấu chấm than) với câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.
Hoạt động 3. Luyện tập
* Mục tiêu
- Xác định kiểu câu và chức năng của các câu TT trong văn bản cụ thể.
- Phân tích tác dụng của câu TT và một số kiểu câu khác trong các đoạn văn cụ thể
- Đặt câu trần thuật với các mục đích khác nhau.
* Cách tiến hành
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Giải bài tập và GV chữa
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Giải bài tập và GV chữa
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Giải bài tập, trả lời, nhận xét và GV chữa
Bài tập 4 gv hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện
VD câu a: câu TT dùng để cầu khiến
18’
18’
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Bài tập:tìm hiểu các đoạn trích trong sgk
- Chức năng: 
a/ +câu 1+2 trình bày những suy nghĩ của người viết
 + Câu 3 yêu cầu
b/ + Câu 1: kể, miêu tả
 + Câu 2: thông báo.
c/ + Câu 1+ 2: dùng để miêu tả
d/ + Câu 2: nhận định đánh giá
 + Câu 3: bộc lộ cảm xúc
- Hình thức
+ Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm
+ Đôi khi câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm than và dấu chấm lửng
- Câu trần thuật là kiểu câu cơ bản nhất, được dùng phổ biến trong giao tiếp.
2.Ghi nhớ
 đặc điểm hình thức và chức năng của câu TT
II. Luyện tập
Bài tập 1: Xác định kiểu câu và chức năng
a/ Câu 1: câu TT- kể
 Câu 2,3: câu TT- bộc lộ cảm xúc
Bài tập 2: Nhận xét kiểu câu và ý nghĩa của câu
- Kiểu câu khác nhau: câu nghi vấn và câu trần thuật
- ý nghĩa giống nhau
Bài tập 3: xác định kiểu câu và chức năng. Phân biệt sự khác nhau về ý nghĩa
- Câu a: cầu khiến 
- Câu b: Cảm thán
- Câu c: nghi vấn
=> chức năng cầu khiến
Câu b,c ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng, lịch sự hơn.
Bài tập 4( thực hiện ở nhà)
4.Củng cố ( 1’)
GV hệ thống lại 4 kiểu câu đã học và lưu ý khi sử dụng
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Về nhà học bài theo nội dung học tập trên lớp,làm tiếp bài tập 1 và 4, 6 ( 47)
- Chuẩn bị bài: Chiếu dời đô
* yêu cầu: đọc và trả lời các câu hỏi sgk

File đính kèm:

  • doctiet 94a.doc
Giáo án liên quan