Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 81

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

 - Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.

2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Yêu kính và biết ơn lãnh tụ.

- Tìm hiểu, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 81, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/1/2014 
Ngày giảng: 8A: /1/2014
	 8B: /1 /2014
Tiết 81
TỨC CẢNH PÁC BÓ
(Hồ Chí Minh)
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
 - Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ 
- Yêu kính và biết ơn lãnh tụ.
- Tìm hiểu, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Giáo án + thơ Hồ Chí Minh 
HS: SGK +Vở ghi +bài soạn
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, tự tin..
- Kĩ năng tự quản bản thân: Biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh
D. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 8A……… .......................8B……...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’
- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Khi con tu hú. Nêu giá trị nội dung của bài thơ.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Tháng 2 năm 1941, sao 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng cứu nước khắp bốn biển năm châu, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào CM Việt Nam. Người sống và làm việc trong hang Pác Bó trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn. Mặc dù vậy, Bác rất vui, người làm việc say sưa miệt mài. Thỉnh thoảng những lúc nghỉ ngơi, Người lại làm thơ. Bên cạnh những bài thơ, bài ca tuyên truyền, kêu gọi lòng yêu nước của đồng bào còn có một số bài thơ tức cảnh, tâm tình đặc sắc. Tiêu biểu nhất là bài “Tức cảnh Pác Bó”
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản.
- Phương pháp: Trình bày, giới thiệu
- Thời gian: 8p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Nêu những hiểu biết của em về Hồ Chí Minh?
-Hãy cho biết bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh Pác Bó rất gian khổ ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm, bàn làm việc là phiến đá bên bừ suối nhưng tâm trạng Bác lại lạc quan, yêu đời.
- Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể thêm một số bài thơ cùng thể thơ này ?
- Em có nhận xét gì về thể thơ tứ tuyệt?
Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ qui tắc và mô hình cảu thể thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên sự phóng khoáng, mới mẻ.
- Em có cảm nhận chung gì về tinh thần của bài thơ?
Bốn câu thơ bình dị tự nhiên thoải mái pha chút vui đùa hóm hỉnh cho thấy một cảm giác vui tươi sảng khoái.
Đọc bài thơ như thấy nụ cười vui nở trên gương mặt Bác.
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả: - Hồ Chí Minh 
( 1890 – 1969). Quê: Nam Đàn - Nghệ An. 
- Là nhà văn, nhà thơ,chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
 2, Tác phẩm 
 - s/t: 1941 ở Pác Bó – Cao Bằng.
* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Cảm nhận tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ.
- Phương pháp: Phân tích, giảng bình
Thời gian: 25phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Câu mở đầu có cấu tạo đặc biệt gì? 
 (Đối thời gian, hoạt động, không gian 
Sáng-tối; ra-vào -> tạo thành hai vế sóng đôi nhịp nhàng, cân xứng, diễn tả cái lặp đi lặp lại đã trở thành nề nếp)
- Tìm chi tiết nêu cảm nhận của Bác về c/s giữa thiên nhiên nơi núi rừng VB?
Vẫn sẵn sàng
- Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ này?
Có thêm nét vui đùa: Lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ tới mức dư thừa “cháo bẹ, rau măng” lúc nào cũng có sẵn (thật giàu có, sang trọng)
- Gv. Câu 1 nói về ở, câu 2 nói về chuyện ăn
- Em nhận thấy điều kiện sống của Người ở đây ntn?
Rất thiếu thốn, gian khổ 
- Em có nhận thấy sự thiếu thốn gian khổ đó ở hai câu thơ đầu không?
- Cuộc sống nơi núi rừng của Bác thực sự thiếu thốn nhưng ta không nhận thấy ở hai câu thơ đầu, theo em cách diễn đạt ý thơ như vậy có ý nghĩa gì? 
Liên hệ với nguyện vọng của Bác
Được sống và làm việc giữa thiên nhiên Bác luôn lấy đó là niềm vui vì người đã từng có ước nguyện:
Sau khi hoàn thành việc cứu nước, cứu dân “ Làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh, nước biếc để câu cá trồng hoa, sớm chiều làm bạn với cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu không dính líu gì với vòng danh lợi”.
Đối với Bác không có gì vui hơn là “Thú lâm tuyền”
Vậy thú lâm tuyền của Bác có gì khác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Người xưa tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội muốn “Lánh đục từng trong” tự an ủi bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy thanh cao, khí tiết nhưng tiêu cực.
Còn Bác sống hoà nhập với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ, chính cuộc sống lâm tuyền đó là biểu hiện của đời sống Cách Mạng. Do đó Bác tuy có dáng vẻ ẩn sĩ, song thực chất vẫn là chiến s
- Ở câu 3, tác giả đã sử dụng BPNT gì? 
+ Đối ý Điều kiện làm việc tạm bợ (bàn đá chông chênh) / nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm (dịch sử Đảng) 
+ Đối thanh: Bằng (chông chênh)/ trắc (dịch sử Đảng)
 - Ý nghĩa của NT đó?
 (hình tượng Người vừa chân thực, vừa có tầm vóc lớn lao)
Hs đọc câu thơ cuối
- Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ? Vì sao?
- Giải thích ý nghĩa từ “sang”?
- Từ “sang” – thi nhãn của bài thơ 
 sang trọng, giàu có, cao quý, đẹp đẽ 
 Sang 
 cảm giác hài lòng, vui thích
- Em hiểu từ “sang” ở đây ntn?
- Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là “sang”?
- Điều đó xuất hiện từ quan niệm sống của Bác Hồ:
 + Người thấy vui, thấy thoải mái khi sống …
 + Niềm vui được trở về đất nước hoạt động cách mạng.
 + Niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng.
- Em hiểu thêm được gì về Bác qua lời thơ này? 
- Bài thơ cho ta thấy được điều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó
Bài thơ ca ngợi Bác Hồ với những phẩm chất cao đẹp trong gian khổ vẫn thư thái, ung dung, vui tươi, bình dị tuy phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng được sống giữa núi rừng thiên nhiên đất nước mình, được làm việc cho cách mạng, nên, lạc quan, vui sống. Những cảm xúc đó bắt nguồn từ tình yêu Tổ quốc thiết tha, từ niềm vào sự chiến thắng của dân tộc.
Thi nhân xưa thường ca ngợi thú “lâm tuyền”. Song điều khác hẳn là thú “lâm tuyền” của Bác không để ẩn dật trốn tránh cuộc đời, mà để làm việc cho nhân dân cho nước, để “chỉnh dịch” lịch sử, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giải phóng đất nước, đưa nhân dân tới ấm no hạnh phúc.
-Nét đặc sắc về NT của bài thơ là gì?
-> Giọng thơ hài hước, dí dỏm, tự hào, phép đối cân xứng hài hòa, từ ngữ giản dị.
- Khái quát nội dung bài thơ?
- Cảnh sinh hoạt, làm việc đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa.
- Niềm vui cách mạng, niềm vui được sống hoà hợp với thiên nhiên của Bác. 
 Hs. Đọc ghi nhớ (30)
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đầu
- Giọng điệu thoải mái, tự nhiên, vui đùa hóm hỉnh.
- Thiếu thốn gian khổ 
-> Khẳng định ý thức vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ hoàn cảnh của người làm cách mạng.
 2. Hai câu cuối 
- Khó khăn vật chất không thể cản trở cách mạng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào người chiến sỹ vẫn thích nghi với hoàn cảnh.
- Tinh thần lạc quan, yêu đời, luôn coi trong sự nghiệp cách mạng.
Bác rất yêu cuộc sống yêu thiên nhiên, sống hết mình vì Tổ quốc.
* Ghi nhớ/30
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, thực hành
- Thời gian: 3p
gv gọi 1 hs đọc diễn cảm bài thơ
kể tên một số bài thơ hoặc đọc một vài câu thơ viết về tình yêu thiên nhiên và tình thần lạc qua được thể hiện trong thơ Bác
III. Luyện tập
Bài tập 1
Đọc diễn cảm
Bài tập 2
Ngăm trăng
Trời hửng
Sự vật vần xoay đà định sẵn,
Hết mưa là nắng ửng lên thôi;
Đất trời một thoáng thu màn ướt,
Sông núi muôn trùng trải gấm phơi;
Trời ấm, hoa cười chào gió nhẹ,
Cây cao, chim hót rộn cành tươi;
Người cùng vạn vật đều phơi phới
Hết khổ là vui vốn lẽ đời".
4. Củng cố bài: 1p’
 - GV khái quát nội dung bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà: 1p’
- Học thuộc bài thơ
- Sưu tầm thơ Hồ Chí Minh
- Chuẩn bị bài Câu cầu khiến
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 81.doc
Giáo án liên quan