Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 103

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Củng cố kiến thức về luận điểm và hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận.

 - Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận và tạo lập văn bản nghị luận.

 - Có ý thức vận dụng luận điểm trong quá trình tạo lập các bài văn nghị luận.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Khái niệm luận điểm.

- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

b. Kĩ năng

- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.

- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tự xác định giá trị

2. Kĩ năng hợp tác.

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng giao tiếp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 103, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/ 03/ 2013
Ngày giảng: 13/03/ 2013
Bài 24
Tiết 103: Ôn tập về luận điểm
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Củng cố kiến thức về luận điểm và hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận.
	- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận và tạo lập văn bản nghị luận.
	- Có ý thức vận dụng luận điểm trong quá trình tạo lập các bài văn nghị luận.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Khái niệm luận điểm.
- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
b. Kĩ năng
- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp.
III. Đồ dùng
bảng phụ
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( không kiểm tra giành cho giờ ôn tập)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động ( 1’)
 	Trong bài văn nghị luận để giúp người nghe hiểu và nắm bắt tốt nội dung văn bản thì khi xây dựng văn bản người viết phải xây dựng hệ thống luận điểm phù hợp với nội dung nghị luận. Coi luận điểm là một bộ phận của bài văn nghị luận. Vậy luận điểm như thế nào và mối quan hệ của chúng bài học hôm nay chúng ta cùng ôn lại.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
 Nội dung
Hoạt động 2. HDHS Ôn tập
* Mục tiêu:
- Khái niệm luận điểm.
- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
* Cách tiến hành
H. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7 cho biết luận điểm là gì?
- HS trả lời
- GV chốt
H.Trong bài “ Tình thần yêu nước của nhân dân ta có những luận điểm nào? phân biệt luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính?
H.Trong bài chiếu dời đô gồm có hai luận điểm xác định như vậy có đúng không? vì sao?
Luận điểm
+ Dời đô là việc trọng đại của vua chúa, trên thuận ý trời, dưới theo ý dân, mưu toan nghiệp lớn tính kế lâu dài. ( LĐ cơ bản)
+ Các triều đinh- lê không dời đổi nên vận nước ngắn…
+ Thành Đại La xét về mọi mặt xứng đáng là kinh đô…
+ Vậy, vua sẽ dời ra đó ( LĐ chính kết luận)
H. Vấn để đặt ra trong bài “ Tinh thần yêu nước” là gì?
H. Em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết?
H. Lựa chọn một trong hai hệ thống luận điểm trong bài tập hệ thống luận điểm nào đạt được các yêu cầu trên?
H. Từ sự tìm hiểu trên chúng ta rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận
Học sinh đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 3. Luyện tập
* Mục tiêu
- Nhận diện và phân tích luận điểm trong một số bài nghị luận đã học.
- Nhận diện và phân tích luận điểm chính, phụ trong một số bài đã học
* Cách tiến hành
Học sinh đọc và xác định yêu cầu
Học sinh thực hiện nhận xét, GV chữa
Học sinh đọc và xác định yêu cầu
Học sinh thực hiện nhận xét, GV chữa
26’
15’
I. khái niệm về luận điểm
1. Luận điểm là gì?
 Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận
2. Thực hành và phân tích luận điểm trong các bài đã học
*Bài: Tình thần yêu nước của nhân dân ta
+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. ( luận điểm cơ sở, xuất phát) 
+ Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc VN qua tấm gương các anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất.
+ Những biểu hiện phong phú trong nhiều lĩnh vực chiến đấu, sản xuất, học tập…của tinh thần yêu nước trong cuộc k/c chống Pháp.
+ Khơi gợi và khích thích sức mạnh của tinh thần yêu nước để thực hành vào công việc k/c chống Pháp mạnh mẽ toàn diện là nhiệm vụ của đảng, của mỗi người dân VN ( Luận điểm chính dùng để kết luận)
* Bài: Chiếu dời đô
- Cả hai luận điểm trên chưa phảilà luận điểm vì nó chỉ là những bộ phận,những khía cạch khác nhau của vấn đề, nó chưa thể hiện rõ ý kiến, tư tưởng, luận điểm
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
- Luận điểm trong bài “ Tinh thần yêu nước…” là:
+ Truyền thống yêu nước của nhân dân VN trong quá trình dựng nước và giữ nước.
+ Nếu chỉ đưa ra luận điểm: “ đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì chưa làm sáng tỏ vấn đề vì chỉ có luận điểm thì chưa chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
=> Luận điểm phải phù hợp với yêu cầu cần giải quyết vấn đề. Luận điểm cần phải đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài nghị luận
1.Chọn hệ thống 1( 3 luận điểm)
2. Luận điểm phải đạt yêu cầu
+ Hệ thống mạch lạc không trùng hợp, không trèo bậc.
+ Liên kết tương hỗ, thích hợp và chặt chẽ.
IV.Ghi nhớ ( SGk T 75)
V. Luyện tập
Bài tập 1 Lựa chọn luận điểm
 Nguyễn TrãI là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.
Bài tập 2. Lựa chọn và sắp xếp luận điểm 
+ Giáo dục giải phóng con người…
+Giáo dục góp phần điều chỉnh…
+Giáo dục góp phần đào tạo…
+ Bởi vậy, giáo dục là chìa khóa tương lai mở ra thế giới tương lai cho con người.
4.Củng cố( 1’)
GV hệ thống lại bài ( 3 nội dung)
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- Về nhà sưu tầm một số bài văn nghị luận để nhận biết và phân tích luận điểm
- Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
( yêu cầu học sinh chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • doctiet 103a.doc
Giáo án liên quan