Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 59
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh,biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh, nói quá về câu ghép và dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
2. Kĩ năng:
- Xác định biện pháp nói giảm nói tránh; kĩ năng đặt câu ghép và biết sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
3. Thái độ:
- Rèn ý thức làm bài nghiêm túc, biết sử dụng kiến thức các bài đã học phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Ngày soạn: 22/11/2013 Ngày giảng: 8A: /11/2013 8B: /11 /2013 Tiết 59 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh,biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh, nói quá về câu ghép và dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. 2. Kĩ năng: - Xác định biện pháp nói giảm nói tránh; kĩ năng đặt câu ghép và biết sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. 3. Thái độ: - Rèn ý thức làm bài nghiêm túc, biết sử dụng kiến thức các bài đã học phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. B. Chuẩn bị - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, ra đề kiểm tra và đáp án, biểu điểm. - Học sinh: Ôn tập kĩ các bài Tiếng Việt theo sự hướng dẫn của thầy cô. C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài * KN : Tư duy sáng tạo, lựa chọn, trình bày, ra quyết định... D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :……………… 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Thiết lập ma trận: Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao 1.Từ tượng hình, từ tượng thanh Nhận diện được đúng từ tượng hình, tượng thanh Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu:1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% 2.Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Biết đặt dấu câu đúng quy định Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu:1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% 3. Nói quá Nhận diện được các trường hợp có sử dụng nói quá Hiểu được tác dụng của nói quá Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu:0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% 4. Nói giảm nói tránh Nhận diện được biện pháp nói giảm, nói tránh Tìm thêm ví dụ về nói giảm, nói tránh Số câu:0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% 5. Câu ghép Nhận diện được cách nối các vế câu ghép Hiểu được quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép Số câu:0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:0.5 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 5 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% * Đề bài 1 : * Lớp 8A Câu 1(1.5đ) Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích dưới đây? Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. (Lão Hạc, Nam Cao) Câu 2: (1.5đ) Đánh dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp: a, An, lớp trưởng lớp 8A, vừa đạt danh hiệu học sinh giỏi toán quốc tế. b, Thánh Gióng người con trai làng Phù Đổng sau khi đánh thắng giặc đã bay về trời. c, Phan Châu Trinh 1872 – 1926, là người hoạt động sôi nổi trong phong trào đấu tranh đòi quyền dân tộc, dân chủ. Câu 3: (2đ) Tìm phép nói quá và nêu tác dụng của nó trong ví dụ sau: a, Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người. (Tố Hữu- Bác ơi) b, Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn theo sau. (Ca dao) Câu 4: (2đ) Tìm biện pháp nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau, tìm thêm một số từ đồng nghĩa với từ có sử dụng nói giảm nói tránh đó. Thân anh da bọc lấy xương Khổ đau đói rét hết phương sống rồi Đêm qua còn ngủ bên tôi Sáng nay anh đã về nơi suối vàng! (Hồ Chí Minh) Câu 5(3đ)Các câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ ra quan hệ giữa các vế câu? Tuy bao bì ni lông có vẻ rất tiện lợi cho việc gói đựng hàng hóa, thực phẩm, nhưng tác hại của nó đối với môi trường sống không phải là nhỏ(1). Hàng ngày người ta đựng thức ăn vào túi ni lông mà không hề biết rằng mình đang bị nhiễm độc từ từ(2.) Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì hậu quả thật khó lường(3). Những bãi rác, sông hồ, góc ruộng, ven làng...ngập ngụa túi ni lông và không có cách nào dọn sạch được(4). * Đề bài 2: * Lớp 8B Câu 1: (1.5đ) Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm; từ tượng hình, từ tượng thanh: Vi vu, lóng lánh, thất thểu, lò dò, rầm rầm, rón rén, chập chững, róc rách, hả hả, khúc khích, khúc khuỷu,chồm hổm. Câu 2(1.5đ) Đánh dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp: a, An, lớp trưởng lớp 8B, có một giọng hát thật tuyệt vời. b, Bộ phim Trường chinh, do Trung Quốc sản xuất, rất hay. c, Chủ tịch Hồ Chí Minh 1890 – 1969, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Câu 3: (2đ) Tìm phép nói quá và nêu tác dụng của nó trong ví dụ sau: a, Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng (Ca dao) b, Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn (Tục ngữ) Câu 4: (2đ) Tìm biện pháp nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau, tìm thêm một số từ đồng nghĩa với từ có sử dụng nói giảm nói tránh đó. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Quang Dũng, Tây Tiến) Câu 5(3đ)Các câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ ra quan hệ giữa các vế câu? Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi(1). Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa(2). Đáp án - Biểu điểm Đề 1 Câu 1: (1.5 điểm) - Từ tượng hình:, rũ rượi, mải mốt, vật vã, xồng xộc, xộc xệch, sòng sọc - Từ tượng thanh: xôn xao, tru tréo Câu 2: (1.5đ) Đánh dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp: a, An(lớp trưởng lớp 8ª) vừa đạt danh hiệu học sinh giỏi toán quốc tế. b, Thánh Gióng (người con trai làng Phù Đổng) sau khi đánh thắng giặc đã bay về trời. c, Phan Châu Trinh (1872 – 1926) là người hoạt động sôi nổi trong phong trào đấu tranh đòi quyền dân tộc, dân chủ. Câu 3(2đ) Phép nói quá a, Tim Bác mênh mông...ôm cả non sông ->Ca ngợi tình cảm lớn lao của Bác dành cho dân tộc Việt Nam b,Gánh cực đổ lên non...còng lưng chạy...cực còn theo sau -> Nhấn mạnh nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động trong xã hội xưa. Câu 4(2đ) Nói giảm nói tránh: về nơi suối vàng: chỉ người đã chết; các từ đồng nghĩa: từ trần, về trời, ra đi... Câu 5(3đ) C1: Nối bằng cặp QHT- >quan hệ tương phản C2: Nối bằng một QHT-> quan hệ tương phản C3: Nối bằng cặp QHT-> quan hệ điều kiện, giả thiết C4: Nối bằng một QHT -> quan hệ bổ sung Đề 2 Câu 1: (1.5đ) Từ tượng hình: lóng lánh, thất thểu, lò dò, rón rén, khúc khuỷu, chập chững,chồm hổm. Từ tượng thanh: Vi vu, rầm rầm, róc rách, hả hả, khúc khích, Câu 2(1.5đ) Đánh dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp: a, An (lớp trưởng lớp 8B) có một giọng hát thật tuyệt vời. b, Bộ phim Trường chinh (do Trung Quốc sản xuất) rất hay. c, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Câu 3(2đ) Phép nói quá a, Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng ->Chê bai kẻ làm trai lười lao động b,Tát biển Đông cũng cạn -> Ca ngợi sự đồng lòng nhất trí của vợ chồng sẽ tạo nên sức mạnh có thể vượt được mọi khó khăn thử thách. Câu 4(2đ) Nói giảm nói tránh: về đất: chỉ người đã chết; các từ đồng nghĩa: từ trần, về trời, ra đi, hi sinh. Câu 5: (3 đ) C1- quan hệ bổ sung C2- quan hệ bổ sung 4. Củng cố: - Gv thu bài nhận xét 5. Hướng dẫn học về nhà: - Đọc trước bài: Thuyết minh một thể loại văn học.
File đính kèm:
- tiet 59.doc