Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 52, 53

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp Học sinh bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống Văn học của địa phương.

- Hiểu được giá trị nội dung của bài thơ.

- Hạnh phúc không phụ thuộc vào sự giàu có về vật chất mà chủ yếu là tinh thần.

- Nắm được nội dung đặc sắc về nghệ thuật cuả bài thơ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ thơ

3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, gia đình

 B. Chuẩn bị

* Giáo viên: Giáo án+ Cuốn văn học địa phương, chùm thơ Nguyễn Thúy Quỳnh

* Học sinh: Sách giáo khoa địa phương + vở ghi + bài soạn.

C. Các kỹ năng sống cần giáo dục cho HS

- Kĩ năng: Tư duy, phát hiện,nhận biết.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 52, 53, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/11/2013 
Ngày giảng: 8A: /11/2013
	 8B: /11 /2013
Tiết 52
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
THƠ VỀ NHÀ MÌNH
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp Học sinh bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống Văn học của địa phương.
- Hiểu được giá trị nội dung của bài thơ.
- Hạnh phúc không phụ thuộc vào sự giàu có về vật chất mà chủ yếu là tinh thần. 
- Nắm được nội dung đặc sắc về nghệ thuật cuả bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ thơ
3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, gia đình
 B. Chuẩn bị 
* Giáo viên: Giáo án+ Cuốn văn học địa phương, chùm thơ Nguyễn Thúy Quỳnh	
* Học sinh: Sách giáo khoa địa phương + vở ghi + bài soạn.
C. Các kỹ năng sống cần giáo dục cho HS
- Kĩ năng: Tư duy, phát hiện,nhận biết... 
D. Các hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: Bài toán dân số đề cập đến vấn đề gì?Liên hệ với thực tế?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Trong các nhà thơ nữ ở TN, Nguyễn Thuý Quỳnh nổi bật lên với một hồn thơ đẹp, giàu chất trí tuệ. Thơ chị là một tiếng hát thẳm sâu từ một trái tim nhân hậu, giàu yêu thương đối với cuộc sống và con người. Trong đó có những bài thơ viết về gia đình, viết cho con là những bài thơ xúc động nhất. Bài thơ: "Thơ về nhà mình" của chị là một bài thơ như thế.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về tác giả,tác phẩm.
- Phương pháp: Vấn đáp giải thích, nêu và GQVĐ. 
- Thời gian: 25phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn.
-Tóm tắt những nét chính về tác giả?
- Nêu xuất xứ của bài thơ?
- Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?
I Tìm hiểu chung
1.Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh sinh năm 1969
- Nguyễn Thuý Quỳnh
Quê: Nghĩa Hưng – Nam Định.
- Tốt nghiệp đại học khoa ngữ văn Trường Đại học sư phạm việt Bắc.
2. Tác phẩm:
 - Rút từ tập thơ “Mưa mùa đông”.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Cảm nhận được giá trị của hạnh phúc cao hơn mọi thứ của cải. Lòng tốt là thứ của cải lớn nhất.
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. 
- Thời gian: 30 phút
- Gọi học sinh đọc khổ 1.
-Nêu cảm nhận về nội dung của khổ thơ 1?
- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ?
- Thủ pháp tương phản: đồ đạc nhỏ - tiếng cười to.
- Khoa trương: nhà chật - mùa đông giá rét đỡ lo.
- Gọi học sinh đọc khổ 2.
- Khổ thơ thứ 2 nói đến vấn đề gì?
- Tại sao nhiều người lại đem tặng lòng tốt cho nhà mình? 
- Phải là những con người nhân hậu thì mới có “lòng tốt bao người đem tặng”.
- Lòng tốt có ý nghĩa như thế nào?
- Lòng tốt quý giá hơn mọi của cải trên đời.
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 3.
- Nhà mình nhiều chuyện buồn, theo em đó là chuyện gì?
- Niềm vui của gia đình là ở đâu?
- Hai con thân yêu là 2 mặt trời hạnh phúc luôn toả sáng trong gia đình.
- Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ?
- So sánh: Nhà mình – vũ trụ bé nhỏ
 Hai con – hai mặt trời
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 4. 
- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ?
- Tương phản: cái gì cũng khuyết – hi vọng tràn đầy.
II. Tìm hiểu văn bản
* Khổ 1
- Nội dung: nghèo của cải mà giàu tiếng cười.
-Nghệ thuật: tương phản, khoa trương.
* Khổ 2: 
- Nghèo tiền bạc mà giàu lòng tốt.
* Khổ 3: 
- Các con là nguồn vui lớn nhất của bố mẹ.
- NT: so sánh.
* Khổ 4: 
- Niềm tin và hi vọng trong hoàn cảnh khó khăn.
- NT: tương phản.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào BT thực hành
- Phương pháp: Vấn đáp giải thích, nêu và GQVĐ
- Thời gian: 10 phút
Trong bài thơ em thích nhất chi tiết hình ảnh nào? Vì sao?
Hs trình bày cảm nhận cá nhân
- Nhà thơ muốn gửi gắm những điều gì tới người đọc?
- Sau khi học xong bài thơ em hiểu gì về nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh?
III. Luyện tập
- Hạnh phúc không phụ thuộc vào sự giàu có về vật chất mà chủ yếu là những giá trị tinh thần.
- Lòng tốt là thứ của cải để dành cho con lâu bền nhất.
- Tình thương yêu mà cha mẹ dành cho con là vô hạn.
4. Củng cố:
- HS cần nhớ và hiểu được nội dung bài thơ. Biết liên hệ thực tế cuộc sống.
5. Hướng dẫn về nhà:
Hãy viết một đoạn văn nói về : Niềm vui hay nỗi buồn trong gia đình
- Chuẩn bị bài Dấu ngoặc kép.
* Rút kinh nghiệm
********************************************
Ngày soạn: 5/11/2013 
Ngày giảng: 8A: /11/2013
	 8B: /11 /2013
Tiết 53
DẤU NGOẶC KÉP
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được công dụng của dấu ngoặc kép, phân biệt được với dấu ngoặc đơn.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng đúng chức năng của dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng hiệu quả dấu của dấu ngoặc kép khi tạo lập văn bản.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác	
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.ngoặc kép.
B. Chuẩn bị:
* GV: Giáo án, bảng phụ, một số ví dụ sử dụng dấu ngoặc kép để tham khảo. 
* HS: Soạn bài, SGK, Vở ghi. 
C. Các kĩ năng sống được GD trong bài:
- Kĩ năng : Tư duy nhận biết, phát hiện....
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Trong ngôn ngữ của chúng ta, ngoài hệ thống các thanh điệu, còn có 1 hệ thống các dấu. 
 Giờ học trước các em đã được tìm hiểu về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 Giờ học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về dấu ngoặc kép.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép
- Mục tiêu: Học sinh hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. 
- Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Gọi Học sinh đọc.
- Dấu 2 chấm trong VD a đc dùng để làm gì?
 -Báo hiệu sự x/hiện lời dẫn trực tiếp
-Vậy câu: chinh phục....khó hơn” là lời của ai nói?
-Thánh Găng- đi
- Từ “dải lụa”trong VD b để chỉ sự vật nào?
Nó được hiểu theo nghĩa thông thường hay nghĩa đặc biệt?
- Nghĩa đ/biệt được sử dụng ấy dựa trên phép tu từ nào?
- ẩn dụ:so sánh ngầm(dải lụa là chiếc cầu, chiếc cầu như một dải lụa)
-Vậy dấu ngoặc kép sử dụng trong VD b với m/đ gì? 
- VD c: Hai từ “văn minh”, “khai hoá” có nghĩa ntn?
-văn minh: có nền vh,v/c ,tinh thần của một nền văn hoá phát triển cao 
-Khai hoá: mở mang v/h cho một dt lạc hậu
- Vậy 2 từ trên được hiểu theo nghĩa ntn?
là từ dùng để tô vẽ, bao biện cho những chiêu bài của CN thực dân.
-Hàm ý mỉa mai chính sách của TD Pháp thực chất là vơ vét bóc lột ,đàn áp nd
? Vậy dấu ngoặc kép trong VD c dùng với t/d gì?
- VD d, dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
GV: khi viết tên t/p, tờ báo, tập san đều đặt dấu ngoặc kép. Còn trong v/b in, các tên v/b có thể in nghiêng, in đậm hoặc gặch chân
 Trong v/b viết tay thì dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu, là một quy định tiện lợi và phổ biến
- Qua các VD trên, em hãy nêu những t/d của dấu ngoặc kép?
?Có thể thay dấu ngoặc kép bằng dấu ( ) hoặc bỏ các dấu ngoặc kép trong các VD trên được k? vì sao?
Hs lấy VD cho các t/d của dấu ngoặc kép?
I - Công dụng
1. Ví dụ
2. Nhận xét
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
c. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
d. Đánh dấu tên t/p, vở kịch
*Ghi nhớ: SGK/142
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Mục tiêu: Nắm được các dạng bài tập về dấu ngoặc kép.
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hành 
- Thời gian: 20 phút
*Hướng dẫn hs luyện tập.
Bài 1;2;3 : Hướng dẫn hs làm theo nhóm nhỏ.
* Y/ cầu các nhóm trình bày 
- Gọi một số em lên viết trên bảng.
- Cho hs nhận xét.
- Gv định hướng cách sửa chữa. 
- Bài 4 gv hướng dẫn về nhà
II. Luyện tập
Bài 1
a: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của con Vàng do lão Hạc tưởng tượng ra.
b: Đánh dấu từ được dùng với nghĩa mỉa mai.
c: Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
d: Đánh dấu từ được dùng với nghĩa mỉa mai.
e: Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
Bài 2
a: Dấu hai chấm sau “ cười bảo”
dấu ngoặc kép ở “ cá tươi” và “ tươi”
b: Dấu hai chấm sau “ chú Tiến Lê”, dấu ngoặc kép vào: “ Cháu hãy ….với cháu”.
c. Dấu hai chấm sau “ bảo hắn”, dấu ngoặc kép vào “ đây là cái vườn……sào”…
Bài 3
a) Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn đoạn văn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh.
b) Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn mà là lời dẫn gián tiếp.
4. Củng cố:
- HS cần nhớ và hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép. Biết sử dụng đúng văn cảnh.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài tập 4, 5.
- Chuẩn bị ôn tậpvề dấu câu.
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 52,53.doc
Giáo án liên quan