Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 24

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Vai trò và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.

- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.

2. Kĩ năng:

- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.

- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.

3. Thái độ: Vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

* Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I - Tiết 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/9/2013 
Ngày giảng: 8A: /9/2013
	 8B: /9/2013
Tiết 24
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Vai trò và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
3. Thái độ: Vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
* Kỹ năng sống: Nhận biết, sáng tạo, chủ động..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, ví dụ mẫu
2. Học sinh: Đọc lại các đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: 
Các phương tiện có thể sử dụng để liên kết? Vai trò của liên kết?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong văn tự sự.
-Mục tiêu: Học sinh thấy được tầm quan trọng của sự kết hợp các yếu tố kể, miêu tả,biểu cảm trong văn tự sự.
-Phương pháp: Đàm thoại, gợi tìm, phân tích mẫu
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
-Gọi học sinh đọc đoạn văn.
Học sinh thảo luận câu hỏi:
? Xác định yếu tố tự sự? (trong đoạn trích tác giả kể lại việc gì) (sự việc bao trùm).
? Sự việc ấy được kể lại bằng các chi tiết nhỏ nào?
? Tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
? Chỉ ra câu văn, từ ngữ nào thể hiện yếu tố biểu cảm?
? Nhận xét 3 yếu tố: tự sự, miêu tả và biểu cảm đứng riêng hay đan xen với nhau? Vậy trong văn bản tự sự, 3 yếu tố đó được sử dụng như thế nào?
? Nếu bỏ tất cả các yếu tố miêu tả và biểu cảm, ta có đoạn văn sau: giáo viên treo đoạn văn ở bảng phụ lên.
“Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe.Tôi oà khóc. Mẹ tôi khóc theo.Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ,quan sát gương mặt mẹ”.
? Nhận xét; nếu bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn như thế nào?
? Vậy tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện ở đoạn văn trên?
GV: Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động, tất cả màu sắc, hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành động.....như hiện lên trước mắt người đọc.Yếu tố biểu cảm đã giúp người viết thể hiện rõ được tình mẫu tử sâu nặng, khiến người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc và nhân vật.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc.Nó cũng giúp tác giả thể hiện được thái độ trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.
? Nếu tước bỏ yếu tố tự sự thì đoạn văn sẽ như thế nào?
- Nếu bỏ thì đoạn văn sẽ không có cốt truyện, bởi cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được.
? Vậy khi làm văn tự sự chúng ta cần kết hợp những yếu tố nào?
? Sự kết hợp các yếu tố miêu tả ,biểu cảm trong văn tự sự có tác dụng gì?
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Kể lại sự việc bé Hồng gặp mẹ(gặp mẹ, trèo lên xe, òa khóc, ngồi ngả vào lòng, quan sát mẹ)
- Miêu tả: thở hồng hộc, trấn đẫm mồ hôi, ríu cả hai chân. mẹ không còm cõi, gương mặt tươi sáng, nước da mịn...màu hồng của hai gò má.
Biểu cảm: hay tại sự sung sướng...sung túc; thấy những cảm giác ấm áp...lạ thường
-Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen trong đoạn văn kể chuyện làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn và sâu sắc hơn.
Ghi nhớ: (74) 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
-Mục tiêu: Nhận diện, phân tích các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
-Phương pháp: Đàm thoại, phát hiện, thực hành
- Thời gian: 15 phút
-Yêu cầu học sinh đọc một số đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản: Tôi đi học,Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.
-Phân tích giá trị của các yếu tố đó.
-Gv nêu yêu cầu BT2, hướng dẫn học sinh làm.
a.Yêu cầu: Kể lại giây phút đầu tiên khi gặp lại bà…
 b. gợi ý cách làm:
 -Nên bắt đầu từ chỗ nào?
II. Luyện tập
Bài 1:
 a) Đoạn văn trong văn bản “Tôi đi học”
“Sau 1 hồi trống thúc vang dội…. Rộn ràng trong các lớp”
 - Yếu tố miêu tả: sau 1 hồi trống thúc… sắp hàng… đi vào lớp, không đi, không đứng lại, co lên 1 chân,… duỗi nhanh như đá một quả banh tưởng tượng.
 - Yếu tố biểu cảm: vang dôi cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
 b. Đoạn văn trong văn bản “Lão Hạc”
 - Yếu tố miêu tả: Mặt lão co rúm lại những vết nhăn xo lại với nhau....
 - Yếu tố biểu cảm: Chao ôi!… tàn nhẫn, khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì dến ai được nữa, tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận…
Bài 2
- Không gian: từ xa đến gần thấy người thân như thế nào? (vóc người, dáng đi, mái tóc, gương mặt, nụ cười, quần áo…)
- Hành động: lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ…
- Biểu hiện tình cảm của 2 người khi gặp nhau như thế nào?
4. Củng cố
- Khắc sâu kiến thức; giúp học sinh học và làm bài tốt hơn.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học ghi nhớ, làm bài tập 2.
- Chuẩn bị “Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.
-Đọc và soạn: Đánh nhau với cối xay gió.
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 24.doc