Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4 - Tiết 13 đến tiết 16

1. Kiến thức:

- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu những câu hát than thân.

- Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.

3. Thái độ :

- Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân.

II. Giáo dục kỹ năng sống :

- Giao tiếp trình bày suy nghĩ.

- Xác định giá trị : định hướng cho hành vi hoạt động, thái độ cư xử trong quan hệ xã hội.

III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học

- Đọc diễn cảm, gợi mở, nếu vấn đề, tái tạo.

IV. Phương tiện dạy học : Bảng phụ, cuốn tục ngữ ca dao Việt Nam.

V. Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định lớp :

 - Ổn định trật tự

 - Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc bài số 4 trong “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”

và phân tích nội dung, nghệ thuật?

- Nghệ thuật: hai câu thơ đầu : kéo dài -> cảnh đồng lúa mênh mông, bát ngát

- So sánh -> sức sống, trẻ trung, phơi phới của cô gái

 

doc11 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4 - Tiết 13 đến tiết 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội cũ.
 2. Bài số 3:
- Thân em như trái bần trôi
-> so sánh
- Gió dập sống dồi biết tấp vào đâu.
-> So sánh cụ thể , sinh động -> thân phận chìm nổi , lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
3. Ý nghĩa: Một khía cạnh làm nên giá trị của CD là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực.
III. Tổng kết: 
Nghệ thuật: 
+ Sử dụng cách nói thương thay, thân em
+ Sử dụng thành ngữ gió dập, sóng dồi 
+ Sử dụng các so sánh ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ.
Nội dung: thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực.
III. Luyện tập
* Đọc thêm
4. Củng cố:
Nắm nội dung, nghệ thuật hai bài ca dao
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc bài; nắm nội dung , nghệ thuật
- Chuẩn bị: “ Những câu hát châm biếm” Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
	 Ngày soạn :01/9/2014
Tiết : 14	Ngày dạy :././..
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
I. Mức độ cần đạt : 
1. Kiến thức: 
- Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu những câu hát châm biếm.
- Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.
3. Thái độ :
- Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than châm biếm.
- Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm.
II. Giáo dục kỹ năng sống :
- Giao tiếp trình bày suy nghĩ.
- Xác định giá trị : định hướng cho hành vi hoạt động, thái độ cư xử trong quan hệ xã hội.
III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
-	Đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề, tái tạo, liên hệ thực tế.
IV. Phương tiện dạy học : Cuốn tục ngữ ca dao Việt Nam.
V. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp :
	- Ổn định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Dạy bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khởi động
	Trong kho tàng văn học dân gian cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
Hoạt động 2: Đọc, hiểu chú thích
- GV hướng dẫn đọc: giọng châm biếm đả kích, chú ý nhấn giọng những từ ngữ châm biếm
HS đọc -> nhận xét
- GV nhận xét , sửa chữa
- HS đọc các chú thích trong SGK
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản 
- HS đọc bài, bài ca dao giới thiệu nhân vật nào? 
 (Chú tôi )
? Nhân vật chú tôi được giới thiệu bằng chi tiết nào?
Hay tửu ( rượu) tăm; nước chè đặc; nằm ngủ trưa
-Ước: ngày mưa, đêm thừa trống canh
? Từ nào được lặp lại nhiều lần?
- Hay -> giỏi đến mức nghiện
? Em hiểu ngủ trưa là gì?( Ngủ dậy muộn)
? Nhận xét gì về người chú được giới thiệu trong bài?
? Người chú như vậy lại được giới thiệu cho “cô yếm đào” cô gái xinh đẹp. Em có nhận xét gì về nghệ thuật này? (Đó là cách nói ngược )
? Bài ca dao nhằm mục đích gì?
? Nếu gia đình có người như vậy em có thái độ như thế nào? Có đồng tình và học tập không?
 (Phê phán, không học tập)
- HS đọc bài số 2
? Bài ca dao nhại lại lời của ai?( Thầy bói) 
Thầy bói nói về vấn đề gì? (Xem số cho cô gái)
? Thấy bói đoán số cô gái như thế nào?
- Chẳng giàu thì nghèo, ngày 30 tết.
Có mẹ có cha, mẹ đàn bà, cha đàn ông
Có vợ có chồng, con không gái thì trai
? Em nhận xét gì về cách đoán số của ông ta?
? Em thấy thầy bói có giỏi không, mục đích của ông ta là gì? 
? “ Số cô” được nhắc lại nhiều lần trong văn bản có tác dụng gì?
( Vừa nhấn mạnh sự châm biếm vừa có tác dụng liên kết làm cho văn bản mạch lạc.) tích hợp TLV
GV: Có ông thầy bói nào nói như vậy thật không? 
Đó là cách nói gì của nhân dân ta? (Nói phóng đại)
? Cách nói phóng đại ấy nhằm mục đích gì?
? Hiện nay trong gia đình em, xung quanh em có những người mê tín dị đoan không? Em có thái độ như thế nào với họ?
- HS liên hệ thực tế trả lời
Hoạt động 4: Ghi nhớ
? HS khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung của hai bài ca dao?
GV chốt
Hoạt động5: Hướng dẫn lụyện tập
HS đọc phần đọc thêm (SGK)
HS suy nghĩ trả lời.
I. Đọc hiểu chú thích
 1. Đọc 
 2. Chú thích
 ( SGK)
II. Tìm hiểu văn bản
 1/ Bài ca dao số 1:
-Nhân vật: chú tôi
-Đặc điểm:
+Hay tửu, hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa
+Ước ngày mưa, ước đêm thừa trống canh.
--> Là người lười nhác, có tính xấu
=> Cách nói ngược, giọng trào phúng nhẹ nhàng-> Phê phán, châm biến người nghiện ngập, lười biếng
2/ Bài số 2:
-Lời thầy bói đoán số cho cô gái:
-Số cô gái:
+ Chẳng giàu thì nghèo
+Có mẹ có cha 
+Có vợ có chồng
+Sinh con : chẳng gái thì trai
à Nói chung, nói nước đôi, nói đùa, nhằm mục đích lừa bịp người mê tín dị đoan.
- Cách nói phóng đại -> chế giễu 
à Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm những người dốt nát, mê tín, những hủ tục lạc hậu.
3/ Ý nghĩa:
CD châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân. 
III.Tổng kết:
1/ Nghệ thuật:
+ Sử dụng các hình thức giễu nhại.
+ Sử dụng cách nói có hàm ý.
2/ Nội dung: Thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân.
III. Luyện tập
 * Đọc thêm
* Nêu cảm nhận của em về một trong những bài ca dao châm biếm mà em biết.
4. Củng cố: Nội dung và nghệ thuật của hai bài ca dao vừa học
5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc các bài ca dao
 - Nắm nội dung , nghệ thuật
 - Soạn: “đại từ”, “LT tạo lập VB”: trả lời câu hỏi SGK
	Ngày soạn: 03/9/2014
Tiết 15 	 	Ngày dạy:././.. 
ĐẠI TỪ
I. Mức độ cần đạt : 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm đại từ.
- Các loại đại từ.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.
- Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ :
- Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. Giáo dục kỹ năng sống :
- Kỹ năng tự nhận thức, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề.
III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
Phân tích ví dụ, tình huống mẫu.
Viết tích cực, học theo nhóm.
IV. Phương tiện dạy học : bảng phụ.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Có mấy loại từ láy? Cho vd từ láy hoàn toàn, từ láy bộ phân.
- Kể tên các từ loại đã được học ở lớp 6.
3. Dạy bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
HS đọc ví dụ SGK54-55. Chú ý các từ in đậm
Từ “nó” trong đoạn văn a, b chỉ ai? Giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? 
? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ 
“ nó” trong hai đoạn văn?
? Từ thế ở c, trỏ gì? Giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
 (Trỏ việc chia đồ chơi)
? Vì đâu em xác định được điều đó?
? Từ “ai”ở ví dụ d, dùng để làm gì? Giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
* GV: DT, ĐT, TT là các từ loại dùng để gọi tên sự việc, hành động, tính chất còn các đại từ không trực tiếp gọi tên sự việc, hoạt động, tính chất.
? Các từ trên là đại từ, em hiểu đại từ là gì?
? Thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
HS trả lời, GV chốt
 Đặt câu có đại từ?
 ( Đã 3 ngày rồi mà nó chưa về.)
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc ví dụ 1 SGK (55)
? Các đại từ tôi, tao, tớtrỏ gì? (Người, vật)
? Các đại từ ở phần b trỏ gì? ( Số lượng)
? Đại từ ở phần c trỏ gì? (Hoạt động, tính chất)
- Bạn đang học Tiếng Việt tớ cũng thế .-> hoạt động
- Nam lười học Mai cũng vậy -> tính chất
? Đại từ thường dùng để trỏ cái gì?
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS đọc VD SGK 55
- Xét VD: + Ai là tác giả truyện Kiều?
 + Lớp có bao nhiêu học sinh?
? Chỉ ra các đại từ? (ai, bao nhiêu)
? Các đại từ này hỏi về cái gì? (Người, số lượng). Ví dụ: - Có việc gì thế ? -> sự việc
 + Bạn nói sao? -> hoạt động
? Đại từ được dùng để làm gì?
HS trả lời. GV khái quát
* GV: Lưu ý các hiện tượng (chuẩn kiến thức – 127)
Hoạt động 3: Luyện tập
HS đọc, xác định yêu cầu. làm bài. Gv hướng dẫn , bổ sung.
HS thảo luận, xác định yêu cầu làm bài, trình bày.
GV hướng dẫn, bổ sung
HS đọc , xác định yêu cầu làm bài
GV hướng dẫn, bổ sung
Bài bổ sung: Tìm bài ca dao có sử dụng đại từ
HS thảo luận trình bày.
Nhận xét, chốt
I. Thế nào là đại từ
 1. Ví dụ
 2. Nhận xét
a. nó - trỏ người: em tôi à CN
b. nó - trỏ:con gà àĐN
- Nhờ những từ ngữ đi kèm trước và sau
c. Thế - trỏ việc chia đồ chơi (nhờ câu trước nó) àBN
d. Ai – dùng để hỏi người àCN
- Dùng để trỏ hoặc hỏi về người, sự việc, hành động, tính chất,được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Trong câu đại từ có thể đảm nhiệm vai trò CN, VN; trong cụm từ đại từ có thể đảm nhiệm vai trò phụ ngữ của DT, ĐT, TT.
Ghi nhớ 1( SGK)
II. Các loại đại từ
 1. Đại từ để trỏ
 *. Ví dụ
 *. Nhận xét
a - Trỏ người , trỏ vật-> đại từ xưng hô
b - Trỏ số lượng
c - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
 * Ghi nhớ ( SGK)
 Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất, sự việc. Đại từ trỏ người, sự vật gọi là đại từ xưng hô.
 2. Đại từ dùng để hỏi
 a. Bài tập
 b. Nhận xét
- Hỏi người
- Hỏi số lượng
- Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc
 c. Ghi nhớ 2( SGK)
Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất, sự việc.
III. Luyện tập
Bài tập 1:
a. 
Ngôi
Số ít
Số nhiều
1
Tôi, tao, tớ
Chúng tôi
2
Mày, mi, bay
Chúng bay
3
Nó.hắn,y
Chúng nó, họ
b. 
- Cậu giúp đỡ mình với nhé! à Ngôi thứ nhất.
- Mình về có nhớ ta chăng 
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
à Ngôi thứ 2.
Bài tập 2:
VD: Ngày mai cô sang nhà cháu nhé.
Ông ơi ông vớt tôi nao.
DT DT được dùng với tư cách đại từ
Bài tập 3: Đặt câu:
a. Cả lớp ai cũng được cô khen.
b. Hoa nói bao nhiêu, các bạn nói lại bấy nhiêu.
c. Sao? mai anh đến chứ?
Bài tập 4:
Khi giao tiếp phải lựa chọn đại từ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh, nếu chọn không đúng thì giao tiếp không có hiệu quả.
4. Củng cố: Đại từ gồm những loại nào? (bảng phụ)
	 Đại từ
 l m
 Trỏ Hỏi
 l  m l  m
 người, sv số hđ. người, số hđ.t/c 
 lượng t/c sv lượng 
5. Hướng dẫn học bài:
- Học các ghi nhớ, làm BT 4,5
Ngày soạn: 04/9/2014
Tiết: 16	 	 Ngày dạy:././...
LUYỆN TẬP TẠ

File đính kèm:

  • docngu van 7 tuan 4.doc