Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 3
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh hiểu khái niệm: Ca dao - dân ca- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu và phân tích ca dao,dân ca trữ tình.
- Phát hiện những hình ảnh ẩn dụ, so sánh ttrong những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình vềtình cảm gia đình.
3. Thái độ: Yêu quí và giữ gìn các bài dân ca, ca dao, các làn điệu dân ca.
II. Chuẩn bị.
- GV nghiên cứu kĩ Sgk- Sgv, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của gv.
III. Tiến trình dạy học
Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở Bắc Bộ. Đó là những địa danh có những đăc điểm địa lí tự nhiên, những dấu vết lịch sử văn hoá nổi bật. Người hỏi và người đáp đã biết chọn những nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi và người đáp đã trả lời trúng ý của người hỏi. Điều đó thể hiện sự hiểu biết và lòng tự hào, lòng yêu quê hương đất nước của chàng trai và cô gái. Đồng thời thấy được hä là những người lịch lãm, tế nhị và hiểu biết. Đó là cơ sở và là cách họ bày tỏ tình cảm với nhau. ? Qua lời hỏi, đáp của chàng trai và cô gái, bài ca dao muốn thể hiện điều gì? ? Cấu trúc 2 câu đầu của bài có gì đặc biệt? ? Về số lượng từ trong câu thơ? ? Trong hai câu thơ đó có biện pháp NT gì được sử dụng? - Nhịp 4/4/4 lặp cả hai dòng nhóm từ dòng sau lặp lại, đảo và đối xứng với các nhóm từ đằng trước. Câu thơ được kéo dài 12 tiếng gợi sự rộng lớn của cánh đồng. ? Việc sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ, cách lặp, đảo, đối đó có tác dụng gì? - Việc sử dụng các BPNT khiến người đọc hình dung nhìn ở phía nào cũng thấy cái mênh mông, rộng lớn bao la của cánh đồng. Không những thế nó còn mang vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống. ? Hình ảnh của cô gái trong hai dòng thơ cuối bài được miêu tả ntn? ? Phép tu từ nào được sử dụng ở đây? - Cô gái được so sánh như chẽn lúa...phất phơ.... Cô gái với chẽn lúa... và ngọn nắg mai có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân. - So với cánh đồng bao la bát ngát, cô giá quả là nhỏ bé, mảnh mai. Nhưng chính bàn tay con người nhỏ bé đó đã làm nên cánh đồng bát ngát mênh mông kia. Trước cánh đồng rộng lớn ấy, t/g dân gian vẫn nhận ra cô gái đáng yêu. Hai câu cuối bài có vẻ đẹp riêng trong sự kết hợp với toàn bài. - Ở hai dòng đầu ta mới chỉ thấy cánh đồng bao la, chưa thấy cái hồn của cảnh. Đến hai dòng cuối, hồn cảu cảnh đã hiện lên. Đó chính là cô thôn nữ mảnh mai đầy sứ sống. ? Như vậy cả bài ca dao phản ánh vẻ đẹp nào của làng quê và biểu lộ tình cảm gì? HĐ 3 * HS đọc ghi nhớ ; GV chốt một số ý hướng dẫn HS luyện tập - Trả lời câu hỏi SGK I.Giới thiệu chung. * Văn bản: Tình yêu quê hương đất nước là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tân hồn, tình cảm của người Việt Nam. - Phương thức biểu đạt, KVB: Biểu cảm +TL: Thơ lục bát. II. Đọc hiểu văn bản. Bài 1: - Lời của 2 người (1 nam, 1 nữ) - Bố cục 2 phần: + Phần đầu lời người hỏi- nam + Phần sau lời người đáp- nữ - 5 cửa ô Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Tản Viên, đền Sòng -Thanh Hoá, Lạng Sơn -> Các địa danh đó gắn với những địa phương là những nơi nổi tiếng về lịch sử , văn hoá của miền Bắc. Đây là hình thức trai gái thử tài nhau, đo độ hiểu biết về kiến thức địa lý, lịch sử à Thể hiện tình yêu, niềm tự hào với quê hương đất nước. Bài 4: Đứng bên ni đồng- đứng bên tê đồng Mênh mông bát ngát- bát ngát mênh mông - Nhịp 4/4/4, câu thơ kéo dài, điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng -> Tạo ấn tượng cảnh cánh đồng lúa bạt ngàn xanh tốt, đẹp, trù phú và đầy sức sống. Biểu hiện cảm xúc phấn chấn yêu quê hương, yêu đời của người nông dân Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ giữa ngọn nắng hồng... - So sánh: vẻ đẹp tràn đầy sức sống của con người. à Vẻ đẹp cánh đồng quê - vẻ đẹp con người nơi làng quê, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu quý, tự hào về vẻ đẹp và sức sống của quê hương và con người III. Tổng kết( Ghi nhớ): SGK/t40 * Luyện tập : Câu 1: Đều dùng hình thức đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi Câu 2: Phản ánh lòng tự hào chân thành của nhân dân ta trước vẻ đẹp quê hương, đất nước, con người 4. Củng cố: -Tình cảm chung thể hiện qua các bài ca dao - HS đọc những bài ca dao sưu tầm bắt đầu bằng cụm từ thân em; 5. Hướng dẫn tự học Học thuộc lòng hai bài ca dao và ghi nhớ Soạn: Những câu hát than thân IV. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ? Ngày soạn: 25/8/2014 Tuần: 3. Tiết ppct: 11. Ngày dạy: TỪ LÁY I. Mục tiêu . 1. Kiến thức: Nhận diện được hai loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận ( Láy phụ âm đầu, láy vần). - Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy. - Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy. 2. Kĩ năng: - Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy, biết cách sử dụng từ láy. II. Chuẩn bị. 1- Gv nghiên cứu kĩ Sgk- Sgv, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng. 2- Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của gv. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: Xuyên suất giờ học 2. Kiểm tra bài cũ . Em hiểu thế nào là từ láy? - HS nhắc lại ĐN về từ láy đã học ở lớp 6: Đó là những từ ghép có sự hoà phối về âm thanh. 3. Bài mới. * GTB. : Cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ láy như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay?) Hoạt động của thầy, trò Nội dung HĐ 1 Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức. * HS đọc ví dụ sgk ? Những từ láy trong các ví dụ đó có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau? ? Từ đăm đăm có đặc điểm gì giống nhau? ? Hãy lấy VD về từ láy toàn bộ? - VD: mãi mãi, ầm ầm, đùng đùng…. ? Hai từ mếu máo, liêu xiêu có điểm gì giống nhau? ? Em lấy VD về từ láy bộ phận? - VD: Loáng thoáng; chấp chới…. ? Vì sao các từ láy trong ví dụ 2 không nói được bật bật, thẳm thẳm? - VD: Đèm đẹp, đo đỏ… ? Từ phân tích ví dụ trên hãy cho biết có các loại từ láy nào? ? Thế nào là láy hoàn toàn bộ và láy bộ phận? * Tổ chức trò chơi: Thi nhanh ở bảng, 4 tổ tìm (từ láy toàn bộ, láy phụ âm đầu, phần vần, láy toàn bộ có biến âm) * Dự kiến - Xinh xinh, xanh xanh, nghênh nghênh - Vòng vèo, rậm rịch - Liêu xiêu, lướt thướt, bồn chồn - Đo đỏ, tim tím, khang khác. ? Các từ sau có phải từ láy không? Vì sao? - Cào cào, chích choè: không phải từ láy mà là từ ghép. * Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghĩa của từ láy ? Các từ láy bên được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? Ha hả, oa oa, gâu gâu: lặp lại âm thanh của tiếng( tiếng cười, khóc, chó sủa) Tích tắc: phối hợp âm thanh giữa phần âm - Bản thân cấc từ láy tượng thanh có mặt âm thannh gần hoặc trùng với âm thanh của các tiếng. ? Các từ láy trong mỗi nhóm sau có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? - Khuôn vần i(li ti, ti hí...) thường miêu tả tính chất nhỏ, hẹp ? Các từ láy có đặc điểm cấu tạo ntn? ? Giải thích nghĩa các từ bên? ? Các từ này đều có chung một nghĩa là gì? - Miêu tả một hình ảnh lúc nổi lên, lúc tụt xuống. - Các từ láy đứng trước mang vần ấp đều có những đặc điểm chung là biểu thị một trạng thái vận động: lúc nổi lên, lúc tụt xuống…. * VD: lập lờ, bấp bênh…(cho hs giải nghĩa) ? Các từ láy này được hình thành trên cơ sở nào ? ? Hãy so sánh nghĩa của từ láy: mềm mại, đo đỏ với nghĩa các tiếng gốc: mềm, đỏ ? + Nghĩa giảm nhẹ hơn so với tiếng gốc (nét chữ mềm mại: dáng nét lượn cong, tự nhiên ® đẹp; bàn tay mềm mại: gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến...) ® biểu cảm ?Nhận xét nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa các tiếng gốc: mềm, đỏ ? HS đọc ghi nhớ ? Từ các nhận xét trên, em hãy ra rút nghĩa của các từ láy? HĐ 2 - HS đọc yêu cầu bài tập 1? - HS đọc đoạn đầu của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Từ đầu -> nặng nề thế này? * HS thảo luận nhóm. * GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS làm bài tập. ? Nhóm1: a, Tìm các từ láy có trong đoạn văn? ? Nhóm 2: b, Điền các từ láy tìm được vào bảng phân loại? - Hs làm bài tập theo nhóm. * Đại diện nhóm trình bày kết quả * GV nhận xét, thống nhất ý kiến: - HS đọc yêu cầu bài tập 2. * HS thảo luận nhóm. * GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: ? Nhóm 1: Điền các từ láy vào trước hoặc sau tiếng gốc tạo thành từ láy? - Nhóm 2 làm bài tập 3. - GV hướng dẫn HS làm bài tập. * Đại diện nhóm trình bày kết quả * GV nhận xét, thống nhất ý kiến: - GV hướng dẫn HS làm bài tập. I. Các loại từ láy: a. Ví dụ: - Đăm đăm: - Mếu máo: - Liêu xiêu: b. Phân loại : - Giống nhau: Các tiếng có sự hoà phối âm thanh - Khác nhau: + đăm đăm: từ láy có hai tiếng giống nhau ->láy toàn bộ. + mếu máo: láy phụ âm đầu và thanh + liêu xiêu: phần vần iêu được láy. -> láy bộ phận c. Xét VD 3. - bật bật, thẳm thẳm: đã có sự biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối cho dễ nói dễ xuôi tai. * Ghi nhớ: - Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. + Láy toàn bộ là các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn. Cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hoà về âm thanh) + Láy bộ phận là giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. * Chú ý : Phân biệt từ láy và từ ghép - Từ láy : Chỉ có một tiếng gốc, tiếng thứ hai là tiếng láy từ mới.... - Từ ghép : Hai tiếng đều có nghĩa, ghép lại thành một từ mới... II. Nghĩa của từ láy: 1. ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu… -> Được hình thành trên cơ sở mô phỏng âm thanh gọi là từ tượng thanh. 2.a. Lí nhí, li ti, ti hí: - Đặc điểm chung về âm thanh: đều lặp lại phần vần - Đều có một nghĩa chung : miêu tả hình dáng, âm thanh nhỏ bé -> Có tính chất chung: nhỏ bé ® Hình thành trên cơ sở miêu tả âm thanh, hình khối, độ mở của sự vật 2.b: Nhấp nhô: Trạng thái cái cao, cái thấp, nhô lên tụt xuông liên tiếp. phập phồng: lúc phồng lên, lúc xẹp xuống một cách liên tiếp bập bềnh: trôi nổi, nhấp nhô theo làn sóng, lúc dềnh lên, lúc tụt xuống. ® Hình thành trên cơ sở miêu tả ý nghĩa của sự vật theo mô hình: khi A khi B 3. So sánh: - mềm mại: mềm và gợi cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc, chạm phải. - mềm: dễ uốn nắn, chỉ thái độ nhân nhượng, có tính chất hoàn hảo. ® Nghĩa của các từ láy có sắc thái giảm nhẹ hơn so với từ gốc. * Ghi nhớ: SGK/t42 - Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. - Trường hợp từ láy có tiếng gốc có nghĩa. nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc tăng mạnh. III. Luyện tập :
File đính kèm:
- NV7 tuan 3.doc