Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 9

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao .

 - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm

 gia đình .

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

- Hiểu khái niệm ca dao - dân ca.

 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình.

 2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

3. Thái độ:

 - Thích sưu tầm và đọc thuộc các câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.

a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.

b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

- Động não, suy nghĩ về ý nghĩa và cách thể hiện tình cảm gđ của ca dao, dân ca.

- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung, nghệ thuật của ca dao, dân ca.

-Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08 /2014
Ngày giảng: /09/2014
 TUẦN 3- Tiết 9: 
Văn bản: CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao .
 - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm
 gia đình .
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm ca dao - dân ca.
 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình.
 2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
3. Thái độ: 
 - Thích sưu tầm và đọc thuộc các câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.
a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.
b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Động não, suy nghĩ về ý nghĩa và cách thể hiện tình cảm gđ của ca dao, dân ca.
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung, nghệ thuật của ca dao, dân ca.
-Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình.
2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” ? Nêu ý nghĩa của truyện?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru của bà, của mẹ, của chị những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông lạnh giá. Chúng ta, dần dần cùng với tháng năm, lớn lên và trưởng thành nhờ nguồn suối trong lành đó. Bây giờ ta cùng nhau đọc lại, lắng nghe và suy ngẫm.
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1:HD tìm hiểu chung văn bản.
HS: đọc chú thích * (SGK – 35)
? Hiểu biết của em về ca dao – dân ca?
GV: HD đọc: Giọng tha thiết, trìu mến, thể hiện được niềm yêu thương quí mến đối với người thân.
GV: đọc- HS đọc - nhận xét.
GV: giải nghĩa từ khó. 
*Hoạt động 2:HD phân tích.
Hs: đọc bài 1. 
? Đây là lời của ai nói với ai? Vì sao em lại khẳng định như vậy? 
? Lời mẹ ru con, nói với con được diễn tả bằng hình ảnh nào? Hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh ấy?
=> GV: Đây là hình ảnh của thiên nhiên, to lớn, mênh mông vĩnh hằng được chọn làm biểu tượng cho công cha, nghĩa mẹ. Nhưng không phải là giáo huấn khô khan mà rất cụ thể, sinh động.
? “Cù lao chín chữ” có ý nghĩa khái quát điều gì?
? Ngôn ngữ âm điệu của bài ca dao có gì hay?
? Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
Hs: đọc bài 4.
? Đây là lời của ai, nói với ai? 
-> HS: Lời của ông bà, cô bác nói với con cháu -lời của cha mẹ nói với con - lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau. 
? Tình cảm anh em thân thương trong bài 4 được diễn tả như thế nào? 
GV: 2 câu đầu như 1 định nghĩa về anh em, phân biệt anh em với người xa. Từ phân định “nào phải” làm rõ nghĩa câu 1. Từ khẳng định “cùng” trong “cùng chung bác mẹ” nêu rõ tình cảm ruột thịt: cùng huyết thống, sống chung dưới một mái nhà, cùng vui buồn có nhau. Từ khẳng định “cùng” trong “cùng thân” là kết quả của cụm từ “cùng chung bác mẹ”.Là hình ảnh so sánh diễn tả sự gắn bó, keo sơn, không thể chia cắt như tay với chân của một cơ thể, như cành trên, cành dưới của một cây xanh.
? Tóm lại, bài ca dao 4 muốn nói đến nội dung gì?
* Hoạt động 3: HD tổng kết.
? Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?
? 4 bài ca dao trên cùng hướng về chủ đề gì?
? Nội dung của 4 bài ca dao đó đề cập đến những tình cảm của ai, đối với ai?
* Hoạt động 4:HD luyện tập.
Hs: thực hiện yêu cầu BT2.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày kết quả vào bảng phụ.
Hs: Trình bày một phút – suy nghĩ của em về người ruột thịt mà em kính yêu nhất?
I. TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN.
1.Khái niệm ca dao – dân ca.
- Dân ca: những sáng tác dân gian kết hợp
 lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian
 trong diễn xướng.
- Ca dao: lời thơ của dân ca và những bài thơ
 dân gian mang phong cách nghệ thuật chung
 với lời thơ của dân ca.
2.Đọc, chú thích (sgk)
II. PHÂN TÍCH.
Bài 1: Là lời mẹ ru con, nói với con.
 Công cha như núi ngất trời,
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
 Núi cao biển rộng mênh mông,
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
-> Dùng hình ảnh so sánh, ví von quen thuộc 
của ca dao vừa cụ thể, vừa sinh động.
- Cù lao chín chữ : Cụ thể hóa công cha 
nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái
- Dùng ngôn ngữ có âm điệu của lời ru khiến
 cho nội dung chải chuốt, ngọt ngào. 
=> Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ và 
nhắc nhở kẻ làm con phải có bổn phận chăm
 sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
Bài 4 :
 Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
 Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
-> Tình cảm anh em là sự gắn bó thiêng 
liêng như chân, tay
-> Hình ảnh so sánh diễn tả sự gắn bó,keo 
sơn, không thể chia cắt 
=> Bài ca là tiếng hát tình cảm về tình anh
 em yêu thương, gắn bó đem lại hạnh phúc
 cho nhau.
 III. TỔNG KẾT.
1.Nghệ thuật: 
- Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối
 xứng, tăng cấp…
- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể…
2.Ý nghĩa của các văn bản.
Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em 
và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con 
cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, 
thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con 
người.
IV. LUYỆN TẬP
Bài tập 2: Sưu tầm một số bài ca khác có 
nội dung tương tự.
 4. Củng cố:
 ? Tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về tình cảm đó?
 5. Dặn dò:
 - Học thuộc 4 bài ca dao được học.
 - Soạn bài “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”.

File đính kèm:

  • docVan 7 Tiet 9.doc
Giáo án liên quan