Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 101: Hoán dụ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

-Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.

-Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.

II. CHUẨN BỊ:

 Thầy: Tài liệu liên quan đến nội dung bài dạy,bảng phụ.

 Trò: Soạn bài.

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1Ổn định tổ chức.

2.Kiểm tra bài củ:(5P)

Câu 1: Ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ, đó là những kiểu nào?

Trả lời: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

-Có 4 kiểu ẩn dụ là:

 + Ẩn dụ hình thức;

 +Ẩn dụ cách thức;

 +Ẩn dụ phẩm chất;

 + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6668 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 101: Hoán dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27:
Tiết 101:
 HOÁN DỤ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
-Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
-Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.	
II. CHUẨN BỊ:
	Thầy: Tài liệu liên quan đến nội dung bài dạy,bảng phụ.
	Trò: Soạn bài.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài củ:(5P) 
Câu 1: Ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ, đó là những kiểu nào?
Trả lời: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
-Có 4 kiểu ẩn dụ là:
 + Ẩn dụ hình thức;
 +Ẩn dụ cách thức;
 +Ẩn dụ phẩm chất;
 + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
 Câu 2: Câu nào sau đây có sử dụng ẩn dụ và cho biết nó thuộc kiểu ẩn dụ nào?
 a.Quê hương là chùm khế ngọt.
 b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
 c. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
 d. Đầu xanh có tội tình gì
 Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
 Trả lời: Câu b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.-> Ẩn dụ phẩm chất.
 3.Bài mới: 
 +Giới thiệu bài:
 -Tiết trước chúng ta đã học phép tu từ ẩn dụ, cũng như ẩn dụ, hoán dụ là một biện pháp chuyển đổi tên gọi của một sự vật, hiện tượng dựa trên quan hệ gần gũi nhau nhằm tạo các sắc thái biểu cảm. Cách thay thế như vậy gọi là phép hoán dụ.
 Trong tiết học này, cô cùng các em cần làm sáng tỏ một số nội dung sau:
 + Hoán dụ là gì? Các kiểu Hoán dụ.
 + Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ
 + Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ, vận dụng hoán dụ trong khi nói và viết.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 TRÒ
 NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: Hoán dụ là gì?(12P)
GV: treo bảng phụ ví dụ 
( SGK-82), gọi HS đọc .
GV: các từ in đậm trong câu thơ dùng để chỉ ai?
?Em thấy áo nâu và áo xanh trong VD gợi cho em liên tưởng tới những ai?
? Giữa “áo nâu” với “người nông dân” có mối quan hệ như thế nào?
? Giữa “áo xanh” với “người công nhân” có mối quan hệ như thế nào?
? Nông thôn, thị thành nói về cái gì?
? Giữa “nông thôn” với “người sống ở nông thôn” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
? Giữa “thành thị” với “người sống ở thành thị” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
GV treo bảng phụ 
-Thay các từ in đậm bằng các từ khác có quan hệ gần gũi, cách diễn đạt của câu văn xuôi, rồi nhận xét cách nói nào hay hơn.
? Em hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này?
?Cách diễn đạt trên người ta gọi là biện pháp gì?
? Vậy hoán dụ là gì? Và hoán dụ có tác dụng như thế nào? Cho ví dụ?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK-82
GV treo bảng phụ
? Từ “Mồ hôi” trong câu ca dao được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
HOẠT ĐỘNG 2: Các kiểu hoán dụ(17)
GV treo bảng phụ vídụ (SGK-83), gọi HS đọc.
? “Bàn tay” trong ví dụ a gợi cho em liên tưởng đến sự vật nào? Giữa chúng có mối liên hệ gì?
? Giữa “Một và ba” với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b có quan hệ như thế nào?
? “Đổ máu” gợi cho em liên tưởng tới sự kiện gì? Giữa chúng có quan hệ gì?
? Xác định và chỉ rỏ mối quan hệ của phép hoán dụ trong ví dụ d?
GV: Qua bốn ví dụ vừa phân tích
? Em hãy cho biết có mấy kiểu hoán dụ?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK-82
GV: Treo bảng phụ cho HS thảo luận nhóm(3P) làm bài tập
?Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
GV treo bảng phụ cho HS làm bài tập phân biệt ẩn dụ, hoán dụ.
 Bảng 1: Chỉ ra phép ẩn dụ trong câu thơ và cho biết nó thuộc kiểu ẩn dụ nào?
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
 (Ca dao)
Bảng 2: Chỉ ra phép hoán dụ trong câu thơ và cho biết nó thuộc kiểu hoán dụ nào?
Áo chàm đưa buổi phân li 
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
 (Tố Hữu)
GV treo bảng phụ cho HS làm bài tập nhận biết các phép tu từ đã học.
? Chỉ ra các phép tu từ đã học trong những câu sâu:
1. Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
 (Minh Huệ)
2. Cô giáo như mẹ hiền.
3. Kiến 
 Hành quân 
 Đầy đường
 (Trần Đăng Khoa)
4. Gữi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.
 (Lê Anh Xuân)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
GV cho HS làm bài tập(7P) 1(SGK-84) câu a,b.
GV hướng dẩn HS về nhà làm bài tập 3(SGK - 84
HS đọc .
HS: -Áo nâu dùng để chỉ người nông dân.
-Áo xanh dùng để chỉ người công nhân.
HS: -> Quan hệ gần gũi.
HS:- Nông thôn dùng để chỉ những người sống ở nông thôn
- Thị thành dùng để chỉ những người sống ở thành thị.
HS: Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
HS: Quan sát bảng phụ, nhận xét.
HS:Tác dụng: diễn đạt ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn, nêu bậc được đặc điểm của những người được nói đến
-> Cách gọi đó là hoán dụ.
 HS:Rút ra kết luận từ ghi nhớ SGK-82.
HS đọc ghi nhớ SGK-82
HS: Từ “ Mồ hôi” chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vã.
HS đọc.
HS: Bàn tay : liên tưởng tới con người.
->Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
HS: Một, ba số lượng cụ thể, được dùng thay cho “số ít” và “ số nhiều” nói chung
( quan hệ cụ thể-trừu tượng).
HS:Đổ máu: Sự hi sinh mất mát( quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật).
HS: Trái Đất-nhân loại
-> Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
HS:Rút ra kết luận từ ghi nhớ SGK-83.
HS: Phân biệt hoán dụ, ẩn dụ.
*GIỐNG:
 Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
*KHÁC:
+Ẩn dụ:
Dựa vào quan hệ tương đồng:
-Hình thức;
-Cách thức thực hiện;
-Phẩm chất;
-Cảm giác.
+Hoán dụ:
Dựa vào quan hệ tương cận:
-Bộ phận-toàn thể;
-Vật chứa đựng-vật bị chứa đựng;
- Dấu hiệu của sự vật-sự vật;
-Cụ thể-trừu tượng.
HS: -Thuyền chỉ “người đi xa”, bến chỉ “người ở lại”. Đây là những ẩn dụ phẩm chất.
-Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật(áo chàm -. Người Việt Bắc).
HS: 1. Ẩn dụ
 2.So sánh
 3.Nhân hóa
 4.Hoán dụ.
HS: Làm bài tập 1 câu a,b(SGK-84) 
HS: về nhà làm bài tập 3(SGK-84)
I.Hoán dụ là gì?
1. Ví dụ ( SGK-82)
 Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
 ( Tố Hữu)
Áo nâu
Chỉ người
nông dân
Chỉ người
công nhân
Áo xanh
Quan hệ gần gũi
Nông thôn
Những người
Sống ở nông thôn
Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng
Những người
Sống ở thị thành
Thị thành
2.Ghi nhớ (SGK-82)
-Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Ví dụ:
 Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
 (Ca dao)
-Từ “ Mồ hôi” chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vã.
II. Các kiểu hoán dụ
1.Ví dụ (SGK-83)
 a.Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 (Hoàng Trung Thông)
Bàn tay (bộ phận)	Con người
 (toàn thể).
 Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
b. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 (Ca dao)
Một	Số ít
Ba	Số nhiều
(Cụ thể) ( Trừu tượng)
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
c. Ngày Huế đổ máu
 Chú Hà Nội về
 Tình cờ chú cháu
 Gặp nhau Hàng Bè
 (Tố Hữu)
 Đổ máu	Chiến tranh
(Dấu hiệu của sự vật) 	(Sự vật)
 Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
d.Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
 Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh
 (Tố Hữu)
Trái Đất	 Những người sống 
(Vật chứa đựng) trên Trái Đất
 (Vật bị chứa đựng)
Lấy vật chứa đựng để gọi vậtbịchứađựng
2. Ghi nhớ(SGK/83)
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
-Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
-Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
-Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
-Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
III.Luyện tập
Bài tập 1(SGK-84)
a.Làng xóm Người nông dân
(Vật chứa đựng) (Vật bị chứa đựng) 
 Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng 
b.Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm phải trồng cây
 (Hồ Chí Minh)
Mười năm 	 Trăm năm . (cụ thể) (trừu tượng). 
 Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Bài tập 3(SGK-84)
4.Củng cố(3P)
 Bài tập 1: Điền từ còn thiếu vào dấu...để hoàn chỉnh đoạn Hoán dụ là gì sau đây?
 Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ ..................................... với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Bài tập 2:Dòng nào sau đây không nêu đúng tên gọi của những kiểu hoán dụ thường gặp.
 A-Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
 B-Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
 C-Chuyển đổi tên gọi của sự vật trên quan hệ tương đồng.
 D-Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
 E-Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
5. Dặn dò(1P)
 - Có thể áp dụng hoán dụ trong giao tiếp hằng ngày
 -Đặt câu, viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép hoán dụ.
 -Tìm và nhận biết tác dụng của phép hoán dụ trong các câu văn câu thơ đã học.
 -Về nhà học bài và soạn bài : Tiết 102: Tập làm thơ tám chữ.

File đính kèm:

  • docngu van(1).doc