Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 4

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

a. Về kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên, nhi đồng,

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối cới con trong văn bản.

b. Về kĩ năng:

 Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của một người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
? Hãy đọc chú thích * SGK
?Em hiểu gì về tác giả?
GV khái quát: 
Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong đó nhân vật trung tâm là một thiếu niên được viết bằng một giọng văn hồn nhiên trong sáng.
? Hãy kể tên một số tác phẩm chính của ông?
GV nhận xét, bổ sung.
?Theo em nội dung chính của văn bản này là gì?
? Vậy phương thức biểu đạt chính ở văn bản này?
GV Hướng dẫn cách đọc
GV đọc trước.
? Hãy giải thích các từ: Lễ độ, trưởng thành, hối hận, lương tâm, vong ân bội nghĩa?
? Văn bản"Mẹ tôi" là trang nhật kí được En ri cô viết vào ngày thứ 5, mồng 10 tháng 11. Theo em trang nhật kí gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
? Hãy cho biết En ri cô đã giới thiệu bức thư của bố như thế nào?
 Em hiểu như thế nào là lễ độ?
? Cảnh cáo?
? Cảm xúc của En ri cô khi đọc bức thư của bố như thế nào?
? Như vậy hoàn cảnh viết thư của bố En- ri- cô như thế nào ?
GV nhấn mạnh:
 Không nuông chiều xem nhẹ bỏ qua mà rất nghiêm khắc kiên quyết cảnh cáo con khi con có biểu hiện vô lẽ với mẹ, thiếu kính trọng mẹ, xúc phạm đến danh dự bốmẹ trước mặt người ngoài mà ngưòi đó lại là cô giáo vị khách quý của gia đình.
- En ri cô hối hận về hành vi của mình.
? En ri cô xúc động vô cùng chứng tỏ chú đã có thái độ như thế nào?
? Ở phần đầu của bức thư bằng lời lẽ của mình người cha nhắc lại En ri cô nhớ lại hình ảnh của ai?
? Hình ảnh người mẹ của En ri cô hiện lên qua những chi tiết nào trong đọan văn?( Người bố nhắc En ri cô nhớ lại kỉ niệm nào về mẹ?)
? Vì con người mẹ ấy có thể làm những gì?
? Qua những chi tiết trên em thấy mẹ của En ri cô là người như thế nào?
? Cảm xúc của cha được bộc lộ rõ nhất qua câu văn nào khi thấy En ri cô hỗn láo với mẹ?
? Vì sao bố lại cảm thấy như vậy?
? Có ý kiến cho rằng sự hỗn láo của con không chỉ như nhát dao đâm vào trái tim yêu thương của cha, mà nó còn làm tan nát trái tim người mẹ em có đồng ý không?
? Nếu em là bạn của En ri cô em sẽ nói gì với bạn về việc này?
? Từ những cảm xúc của mình khi thýâ con hỗn láo với mẹ cha của En ri cô khuyên bạn nghĩ kĩ điều gì?
? Nếu mất mẹ con sẽ phải chịu buồn khổ như thế nào?
GV nhấn mạnh:
 Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ lớn nhất của con ngưòi ... không bao giờ được nghe tiếng nói dịu hiền, cử chỉ thân thương của mẹ.
? Tại sao người cha lại nói với En ri cô rằng: " Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu" của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con như bị khổ hình?
? Người cha khuyên En ri cô phải ghi nhớ diều gì?
? Em hiểu như thế nào về tình cảm thiêng liêng trong lời nhắn nhủ đó của ngưòi cha?
? Em có nhận xét gì về lời khuyên của người cha đối với En ri cô?
? Em hiểu gì về người cha từ những lời khuyên này?
? Hãy tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện thái độ của người cha ở đoạn này?
? Trong những lời nói đó, giọng điệu của ngưòi cha có gì đặc biệt?
? Em hiểu như thế nào về lời khuyên của cha: "Con phải xin lỗi mẹ không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn trong lòng "?
? Qua câu nói: " Bố rất...bội bạc" Em thấy bố của En ri cô là ngưòi như thế nào? 
? Như vậy thái độ của ngưòi cha trước lỗi lầm của con được thể hiện ở đây là gì?
? Em có đồng tình với một ngưòi cha như vậy không? Vì sao?
? Nêu những nét đắc sắc về nghệ thuật?
? Từ văn bản "Mẹ tôi" em cảm nhận được những điều sâu sắc nào về tình cảm con người?
? Tìm những câu ca dao bài hát nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái?
Công cha như ......
I. Tìm hiểu chung: (5')
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- HS đọc.
- Et-môn -đô đơ A -mi-xi( 1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a . “Những tấm lòng cao cả” là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. 
- Văn bản gồm hai phần, phần 1 là lời kể của En-ri-cô, phần 2 là toàn bộ bức thư gửi cho con trai là En-ri-cô.
- Tác phẩm:
+ Cuộc đời của các chiến binh.
+ Những tấm lòng cao cả.
+ Cuốn truyện của người thầy.
+ Giữa trường và nhà.
H/S: giải thích.
2. Đọc:
- Biểu hiện tâm trạng người cha trước lỗi lầm của con.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
- HS đọc tiếp phần còn lại.
3. Tìm hiểu và giải nghĩa từ khó .
- HS Giải thích dựa theo Sgk
4. Bố cục:
- 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến vô cùng
ND: Phần đầu trang nhật kí của En ri cô.
+ Phần 2: Còn lại.
ND: Bức thư của ngưòi cha viết cho En ri cô.
II. Phân tích:
1. Phần đầu trang nhật kí của En ri cô: (5')
- Tôi nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Để cảnh cáo tôi bố đã viết thư.
 - Thái độ được coi là đúng mực, biết coi trọng người khác khi giao tiếp (Từ ghép Hán việt).
 - Phê phán một cách nghiêm khấc đối với việc làm sai trái.
 - Tôi xúc động vô cùng.
- En–ri–cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khhi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy nghĩ , nhận ra và sửa lỗi lầm , bố đã viết thư.
2. Bức thư của người cha viết cho En ri cô:
a. Hình ảnh người mẹ: (5')
 - Vì En-ri cô bị ốm nặng nên mẹ thức suốt đêm trông chừng hơi thở hổn hển của con.
- Quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.
- Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
- Có thể đi ăn xin để nuôi con.
- Có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con.
=> Là người hết lòng yêu thương con, có thể quên mình vì con.
- Gợi lại hình ảnh lớn lao cao cả của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình.	
b. Những lời nhắn nhủ của người cha: (7')
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
- Vì bố vô cùng yêu quý mẹ, vô cùng yêu quý con bố hết sức đau lòng thất vọng vô cùng trước sự thiếu lễ độ của đứa con hư, đứa con ấy đã phản lại tình yêu thương của cha mẹ.
- Thái độ hỗn láo của con không những làm cho cha đau lòng mà nó còn làm tan nát lòng mẹ. Bời trái tim của ngưòi mẹ chỉ có chỗ cho tình yêu thương con nên nó sẽ đau gấp bội phần trước thái độ hỗn láo của con.
 - Không được hỗn láo với mẹ và hãy xin mẹ tha thứ cho lỗi lầm của mình.
- Người bố khuyên: Trong đời con có thể trải qua nhữg ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày con mất mẹ.
 - Dù có khôn lớn, khỏe mạnh ...không được chở che sẽ cay đắng nhớ nững lúc đã làm cho mẹ đau lòng.. như bị khổ hình.
- Vì những đứa con hư đốn không thể xứng đáng với hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ và người bố muốn cảnh tỉnh những người con bội bạc với cha mẹ.
 - Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ va nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.
- Là tình cảm tốt đẹp đáng tôn thờ.
- Trong nhiều thứ tình cảm thì tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả...
=>Lời khuyên chân thành, tha thiết, trìu mên, yêu thương.
- Là người vô cùng yêu quý tình cảm gia đình. Là ngưòi biết tôn thờ tình cảm thiêng liêng không bao giờ làm điều xấu để khỏi phải xấu hổ nhục nhã.
c. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con: (5')
- Không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.
- Con phải xin lỗi mẹ.
- Hãy cầu xin mẹ hôn con.
- Thà rằng bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
- Vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ.
- Ngưòi cha muốn con thành thật . Con xin lỗi mẹ vì sự hối lỗi trong lòng, vì thương mẹ chứ không phải vì nỗi khiếp sợ ai.
- Hết lòng yêu thương con, luôn quý trọng sự tử tế, căm ghét thói bội bạc.
=> Thái độ rất nghiêm khắc, cảnh cáo lỗi lầm của En-ri-cô, kiên quyết trong việc giáo dục con.
- HS Tự trình bày.
III.Tổng kết - ghi nhớ: (5')
1. Nghệ thuật:
- Sáng tạo ra hình ảnh sảy ra câu chuyện; En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
- Lồng câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc hoạ người mẹ tận tụy giàu đức hi sinh hết lòng vì con.
2. Nội dung:
- Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng kiêng hơn cả. Những đứa con không có quyến hư đốn chà đạp lên tình cảm đó.
IV. Luyện tập: (3')
- HS Sưu tầm, trình bày.
c. Củng cố, luyện tập: (3’)
*. Câu hỏi:
 Những câu ca dao dân ca về tình cảm gia đình có nội dung chính gì?
*. Trả lời:
- Khuyên dăn con người nhớ về cha mẹ, nhớ công nuôi dưỡng sinh thành, thái độ biết ơn tỏ long thành kính đối với cha mẹ mình.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2')
- Sưu tầm những bài ca dao thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ.
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Đọc diễn cảm, tóm tắt nội dung chính của văn bản
- Chuẩn bị: Cuộc chia tay của những con búp bê.
.................................................................................................................
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG BÀI
Thời gian phân bố cho từng phần:............................................................................
Thời gian phân bố cho cả bài: ..................................................................................
Nội dung: .................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..........................................................................................
….............................................................................................................................
Ngày soạn: 21.08.2013
Ngày dạy: 24.08.2013
Ngày dạy: 24.08.2013
Dạy lớp : 7A
Dạy lớp : 7B
Tiết 3: Tiếng Việt
TỪ GHÉP
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
a.Về kiến thức:
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ từ ghép đẳng lập.
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
b. Về kĩ năng: 
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ.
- Sử dụng từ: dung từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể dung từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
c.Về thái độ: 
- Học sinh yêu tiếng mẹ đẻ. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Chuẩn bị của GV:
- SGK, SGV. Nghiên cứu nội dung bài.
b. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài mới.
3 TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra )
*. Đặt vấn đề : (1’) 
 Bằng kiến thức đã học ở tiểu học và ở lớp 6 hãy nhắc lại khái niệm về từ ghép? Từ ghép có mấy loại? Mỗi loại đó có những đặc điểm như thế nào về cấu tạo và ý nghĩa? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về vấn đề này. 
b. Dạy nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV Treo bảng phụ.
? Hãy chú ý đến 2 từ cô gi

File đính kèm:

  • docNgu Van 7 20142015.doc