Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ II

1. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm tục ngữ.

 - Thấy được nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

 - Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

2. Kĩ năng:

*Kĩ năng chuyên môn:

 - Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

*Kĩ năng sống:

 - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất; ra quyết định vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.

3.Thái độ:

 - HS yêu thích tục ngữ, vận dụng tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất vào vốn sống hằng ngày.

 

doc194 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 8724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩa văn chương để chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết phần Văn.
TUẦN 27
( Từ tiết 101 đến tiết 104)
- Tiết 101: Kiểm tra Văn
- Tiết 102: Tập văn nghị luận
- Tiết 103: Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu
- Tiết 104: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
Ngày soạn: 29.02.2014
Ngày dạy: 02.03.2014
Tiết 101: 
KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về các văn bản nghị luận đã học.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng chuyên môn:
 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để làm bài theo yêu cầu các dạng bài tập.
 - Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá nội dung tư tưởng các văn bản đã học.
* Kĩ năng sống: Suy nghĩ, ra quyết định.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong việc học bài, làm bài.
B. CHUẨN BỊ
GV: Ra ma trận, đề, đáp án và biểu điểm chấm.
HS: Ôn tập, chuẩn bị tinh thần làm bài.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (giấy, bút…), nêu yêu cầu, mục đích của tiết kiểm tra, nhắc HS ý thức làm bài nghiêm túc.
 Hoạt động 2: GV phát đề cho HS – HS làm bài trong 45 phút.
 Ma trận, đề, đáp án, biểu điểm (phía dưới)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN LỚP 7
Thời gian: 45 phút
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nội dung1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-Nhận biết thời kì sáng tác.
-Nhận biết tác giả
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %: 
Số câu:2
Số điểm:0,5
Tỉ lệ %: 5
Số câu:2
Số điểm:0,5
Tỉ lệ %: 5
Nội dung 2 Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Nhận biết phương thức biểu đạt 
-Nhận biết tác giả
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu:2
Sốđiểm:0,5
Tỉ lệ %: 5
Số câu:2
Sốđiểm:0,5
Tỉ lệ %: 5
Nội dung3. 
Ý nghĩa văn chương
-Nhận biết tác giả
Hiểu đề tài nghị luận trong văn bản
-Hiểu nghệ thuật đặc sắc của văn bản
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu:1
Sốđiểm:0,25
Tỉ lệ %: 2,5
Số câu:1
Sốđ: 0,25
Tỉ lệ%2,5
Số câu:1
Sốđiểm1
Tỉ lệ %10
Số câu:3
Số đ: 1,5
Tỉ lệ %: 15
Nội dung4. 
Tục ngữ về con người và xã hội
-Nhận biết tác giả
-Nhận biết khái niệm tục ngữ
Hiểu câu tục ngữ thuộc kiểu văn bản nào
Trình bày cách hiểu về câu tục ngữ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu:1
Sốđiểm:0,25
Tỉ lệ %: 2,5
Số câu:1
Sốđiểm1
Tỉ lệ %10
Số câu:1
Số đ:0,25
Tỉ lệ%2,5
Số câu:1
Số đ: 2
Tỉ lệ %: 20
Số câu:4
Số đ: 3,5
Tỉ lệ %: 25
Nội dung 5 
Văn chứng minh 
Viết đoạn văn chứng minh đời sống giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu:1
Số đ: 4
Tỉ lệ %: 40
Số câu:1
Số đ: 4
Tỉ lệ %: 40
TS câu: 
TS điểm: 
Tỉ lệ%: 
TS: 6
TS điểm:1,5
Tỉ lệ%: 15
TS:1
TSđiểm1
Tỉ lệ%10
TS: 2
TSđ: 0,5
Tỉ lệ %:5
TScâu:1
TSđiểm:1
Tỉ lệ%:10
TS câu:2
TS điểm:6
Tỉ lệ%:60
TS câu: 12
TSđiểm:10
Tỉlệ%:100
TRƯỜNG THCS L. T. VINH
ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7
Thời gian: 45 phút
Họ và tên:…………………………………………………………………..Lớp 7A
A.Trắc nghiệm: (2 điểm)
I: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (1 điểm)
1. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kì nào?
A. Kháng chiến chống Mĩ	 B. Kháng chiến chống Pháp
C. Thời kì đất nước ta xây dựng CNXH ở miền Bắc D. Những năm đầu thế kỉ XX.
2. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả	 B. Biểu cảm
C. Tự sự.	D. Nghị luận 
3. Đề tài nghị luận trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” là gì?
A. Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương.
B. Nhiệm vụ, công dụng của văn chương.
C. Nguồn gốc, nhiệm vụ của văn chương.
D. Nguồn gốc, công dụng của văn chương.
4. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, có thể coi là:
A. Văn bản nghị luận.	 B. Không phải là văn bản nghị luận.
C. Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.	D.Văn bản nghị luận chứng minh.
II: Nối một câu ở cột A với một câu ở cột B sao cho tên tác phẩm đúng với tên tác giả. (1 điểm)
Cột A
Cột B
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1. Nhân dân
B. Đức tính giản dị của Bác Hồ
2. Hồ Chí Minh
C. Ý nghĩa văn chương
3. Đặng Thai Mai
D. Tục ngữ về con người và xã hội
4. Phạm Văn đồng
5. Hoài Thanh
 Nối: A với…	B với…	C với…	D với…
II.Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: a. Tục ngữ là gì ? (1 điểm)
 b. Trình bày hiểu biết của em về câu tục ngữ : Đói cho sạch, rách cho thơm.
(2 điểm)
Câu 2 : Nét nghệ thuật đặc sắc trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” là gì? (1 điểm)
Câu 3 : Viết đoạn văn chứng minh đời sống giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ. (4 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA VĂN LỚP 7
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
ATrắc nghiệm: (2 điểm)
- ĐỀ A
I:Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (1 điểm)
Câu
1
2
3
4
Trả lời
đ
d
a
c
II: Nối một câu ở cột A với một câu ở cột B sao cho tên tác phẩm đúng với tên tác giả. (1 điểm)
 Nối: A với 2	B với 4	C với 5	D với 1
- ĐỀ B
I: Nối một câu ở cột A với một câu ở cột B sao cho tên tác phẩm đúng với tên tác giả. (1 điểm)
 Nối: A với 2	B với 4	C với 5	D với 1
II:Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (1 điểm)
Câu
1
2
3
4
Trả lời
đ
d
a
c
II.Tự luận: (8 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu...Đây là một thể loại văn học dân gian. 
1
a
- Trình bày được nghĩa đen của câu tục ngữ : Dù đói cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, dù rách cũng phải ăn mặc cho sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho
1
b
- Nghĩa bóng: Dù nghèo khó, thiếu thốn vẫn phải sống cho trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm những điều xấu xa, tội lỗi. Câu tục ngữ giáo dục con người phải có lòng tự trọng. 
1
2
Nét nghệ thuật đặc sắc trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” :Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh đã khẳng định : nguồn gốc cốt yếu của văn chươnglaftình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẳn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. 
1
3
- Trình bày sạch, đẹp, bố cục rỏ ràng. 	
- Đảm bảo nội dung. Biết lấy dẫn chứng trong bài « «Đức tính giản dị của Bác Hồ  để chứng minh. 
1
3
Hoạt động 3: Hết giờ GV thu bài, kiểm tra số lượng bài nộp, nhận xét giờ kiểm tra.
4.Hướng dẫn về nhà 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn nghị luận. Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.
Ngày soạn: 29. 02.2014
Ngày dạy: 04. 03.2014
Tiết 102: 
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số kiến thức liên quan đến đọc – hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
- Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng chuyên môn:
- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.
- Trình bày, lập luận có lí, có tình.
* Kĩ năng sống: 
- Tự nhận thức sâu sắc hơn về việc phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc; ý thức rèn luyện đức tính giản dị theo gương Bác; trau dồi và phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt; ý nghĩa của văn chương.
- Làm chủ bản thân: xác định được mục tiêu phấn đấu, học tập, rèn luyện phẩm chất, lối sống, tình yêu tiếng nói dân tộc, yêu văn chương.
- Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những vấn đề được đặt ra qua các văn bản nghị luận.
 3. Thái độ:
- Bồi đắp cho HS những tình cảm tốt đẹp được đề cập trong các văn bản qua việc ôn tập.
- GD ý thức tự giác, tích cực trong việc học tập, tự củng cố kiến thức cho bản thân.
B. CHUẨN BỊ
- GV: + SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo án, bảng phụ, ... 
 + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài. 
- HS: Soạn bài theo định hướng câu hỏi SGK và sự hướng dẫn của GV.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung và đặc điểm nghệ thuật của bài văn nghị luận.
H. HS nhắc lại thế nào là văn nghị luận.
H. Kể tên những văn bản nghị luận đã học? Tác giả, đề tài nghị luận, luận điểm chính, phương pháp lập luận theo thứ tự (những nét đặc sắc về nghệ thuật)
- Mỗi HS trình bày 1 văn bản.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV dùng bảng phụ:
I. Những văn bản nghị luận đã học:
S
TT
Tên bài
Tác giả
Đề tài NL
Luận điểm
PP lập luận
Nghệ thuật đặc sắc
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
Chứng minh
Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, hình ảnh so sánh đặc sắc.
2
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Chứng minh kết hợp giải thích
Bố cục mạch lạc, chứng minh kết hợp giả thích, bình luận, luận cứ xác đáng, toàn diện chặt chẽ.
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi phương diện, bữa cơm, cái nhà, lối sống, nói và viết.
Chứng minh kết hợp bình luận, biểu cảm
Dẫn chứng cụ thể xác thực, toàn diện, chứng minh kết hợp giải thích, bình luận, biểu cảm, lời văn giàu cảm xúc.
4
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người
Nguồn gốc của văn chương là tình thương người, muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung sáng tạo sự sống…tình cảm con người.
Giải thích kết hợp bình luận.
Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa kết hợp cảm xúc, lời văn giàu hình ảnh.
Hoạt động 2: Củng cố văn nghị luận đối sánh với tự sự, trữ tình.
H. Chọn cột bên phải những yếu tố có thể loại cột bên trái ghi vào vở.

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van7 hoc ki II.doc
Giáo án liên quan