Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 9

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức.

- Hiểu được Tiếng Vọng trong bài là tiếng vọng của tuổi thơ, một thế giới hồn nhiên trong trẻo, đẹp đẽ và đầy thơ mộng được dệt nên từ một miền kí ức xa xăm nhưng rất ngọt ngào. Qua đó hiểu được tâm trạng nhớ tiếc tuổi thơ và niềm khát khao giữ gìn mãi một thế giới tâm hồn trong sáng của tác giả.

2. Kĩ năng.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là tạo hình thức đối thoại dưới dạng phân thân nhằm tăng tính chân thật của cảm xúc và đem lại sự mới lạ cho thơ ca.

3. Thái độ.

- Giáo dục các em biết trân trọng, gìn giữ những kí ức về tuổi thơ, bởi đó là một phần đời của mỗi con người.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:

- Phân tích, vấn đáp

III. CHUẨN BỊ:

- GV: bài thơ, tư liệu về tác gỉa, tác phẩm.

- HS: soạn bài theo hướng dẫn của GV.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc15 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng lai của đất nước.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, động não, vấn đáp.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, sách CKTKN, sách GK.. 
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Bài mới: giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Hãy nêu vài nét về tác giả Chính Hữu.
HS: Nêu một số nét chính.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét
- Nhận xét và bổ sung: ông từng là là người lính Trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội.
? Chủ đề chính trong thơ Chính Hữu là gì.
? Bài thơ Đồng chí ra đời trong hoàn cảnh nào.
- GV gợi lại không khí lịch sử những năm 1947 – 1948 và bài thơ được ông sáng tác khi đang nằm điều trị trên giường bệnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm bố cục.
- Cách đọc: chú ý đọc đúng nhịp, ngân ở những từ có dấu chấm than...
- Đọc mẫu một lần và gọi 2 HS đọc lại. Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.
? Bài thơ được chia làm mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
- Yêu cầu HS đọc lại 6 câu đầu và nhắc lại nội dung chính.
? Theo tác giả, tình đồng chí bắt nguồn trên cơ sở nào?
GV: Yêu cầu học sinh qua sát tranh.
- HS chú ý câu thơ: Quê hương anh nước mặn..
 Làng tôi nghèo đất cày...
? Em có nhận xét gì về về từ ngữ trong hai câu thơ trên. Qua đó cho thấy những người lính có hoàn cảnh xuất thân như thế nào.
? Hoàn cảnh xuất thân là vậy nhưng tình đồng chí được nảy sinh khi nào.
- HS chú ý câu thơ: Súng bên súng đầu gối...
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
? Em hiểu thế nào là đôi tri kỷ.
? Kết lại bài thơ là hai từ “đồng chí”. Điều này có gì đặc biệt.
? Em hiểu “đồng chí” là gì.
- Câu thơ như 1 nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, lời khẳng định, đồng thời lại như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài.
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ 2 và nhắc lại nội dung chính.
? Tình đồng chí được nảy sinh và bền chặt như vậy nhưng nó thực sự đựợc phát huy trong hoàn cảnh cụ nào (h/cảnh chiến tranh).
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời.
HS: Quan sát tranh và thảo luận cùng câu hỏi.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
+ Gợi ý HS phân tích các câu 8,9,10 để thấy được sự cảm thông tâm tư, nỗi lòng của nhau.
+ Phân tích câu 11-17 để thấy sự chia sẻ những gian lao thiếu thốn trong cuộc đời người lính.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
- GV: Các chi tiết, hình ảnh cụ thể, chân thật, cách xây dựng những câu thơ sóng đôi đối ứng nhau (anh-tôi) vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng, vừa thể hiện sức mạnh mà người lính vượt qua.
- GV liên hệ một số câu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: 
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm
	................
- Tuy đối mặt với những khó khăn gian khổ nhưng ngừơi lính luôn muốn vượt qua. Câu thơ nào nói lên điều đó?
? Kết lại bài thơ là một hình ảnh đẹp, theo em đó là hình ảnh nào.
? Căn cứ vào hoàn cảnh chiến đấu và hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính.
- HS chú ý 3 câu thơ: Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo.
- Dù chiến đấu trong hòan cảnh khắc nghiệt nhưng chất thép và chất trữ tình vẫn luôn thường trực trong cuộc đời và tâm hồn người lính.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua bài thơ tác giả giúp ta cảm nhận gì về người lính.
? Bài thơ có những nghệ thuật gì đặc sắc.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ Đồng chí.
- Câu 1- Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào thời kỳ nào?
 A. Trong kháng chiến chống Pháp.
 B. Trước cách mạng Tháng tám.
 C. Trong kháng chiến chống Mỹ.
 D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
- Câu 2- Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”?
 A. Là những người cùng một nòi giống.
 B. Là những người sống cùng một thời đại.
 C. Là những người cùng một chí hướng chính trị.
 D. Là những người cùng theo một tôn giáo.
- Câu 3- Từ “Đồng chí!” được tách thành một câu thơ riêng, điều đó có ý nghĩa gì?
 A. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu.
 B. Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau.
 C. Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu cho bài thơ.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả:
- Là nhà thơ – người chiến sĩ.
- Thường viết về đề tài người lính và chiến tranh.
2. Tác phẩm: viết năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu đông.
II. Đọc và tìm bố cục:
1. Đọc:
2. Bố cục: gồm 2 đoạn.
- 6 câu thơ đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí.
- 13 câu cuối: Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ
III. Tìm hiểu chi tiết về văn bản:
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí cao đẹp
- Cùng chung cảnh ngộ- vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương “ nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”
- Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
 → Đồng chí vang lên thật thiêng liêng, sâu lắng.
2. Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ
- Ruộng nương... bạn thân cày
- Gian nhà không mặc kệ...
→ Chung một nỗi niềm nhớ quê hương.
- Anh với tôi... cơn ớn lạnh
......................... chân không giày
→ Sát cánh bên nhau bất chấp những nỗi gian khổ thiếu thốn
- Thương nhau tay nắm lấy bàn tay → sức mạnh vượt qua mọi gian khổ.
- Đứng cạnh.... chờ giặc tới
- Đầu súng trăng treo
→ Là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, biểu tượng đẹp về người lính trong thời kỳ chiến tranh.
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/131
V. Luyện tập, củng cố
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, đọc thuộc lòng bài thơ. Trình bày về một chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất.
- Làm bài tập 2 SGK/131.
- Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 9 Ngày soạn: 10/10/2013
Tiết 42+43	Ngày dạy: 16/10/2013
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI
XE KHÔNG KÍNH
 - Phạm Tiến Duật -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,... của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Yêu quý và tôn trọng những hành động dũng cảm của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn, từ đó rèn luyện và học tập tốt để xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước, không phụ lòng mong mỏi của thế hệ đi trước.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, phân tích, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, sách giáo khoa. 
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và nêu cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
3. Bài mới: giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
? Kể tên một vài bài thơ mà em biết.
- GV cung cấp: một số bài thơ như: Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Lửa đêm...
? Nội dung trong thơ Phạm Tiến Duật có gì đặc biệt (chủ yếu viết về thế hệ trẻ như: thanh niên xung phong, người lính trong kháng chiến chống Mỹ).
? Nêu xuất xứ của Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- GV nhận xét và gợi lại vài nét về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta những năm 1968, 1969.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu thể thơ.
- Cách đọc: giọng tự nhiên, sôi nổi.
- GV đọc mẫu hai khổ thơ đầu, yêu cầu 2 HS đọc tiếp theo đến hết.
? Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ.
- GV nhận xét, kết luận: nhan đề bài thơ dài, làm rõ hoàn cảnh toàn bài thơ.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào (GV nhắc lại thể thơ tự do).
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
? Em hiểu gì về nhan đề bài thơ?
? Bài thơ tập trung làm rõ những đối tượng nào (HS phát hiện hình ảnh người lính và những chiếc xe không khính.
GV: Yêu cầu học sinh qua sát tranh trên máy chiếu và trả lời
? Hình ảnh những chiếc xe không kính hiện ra qua những khổ thơ nào (HS phát hiện khổ thơ đầu và cuối).
? Tìm các chi tiết miêu tả hình ảnh những chiếc xe ấy.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và giọng điệu được tác giả sử dụng trong hai khổ thơ này.
- HS phát hiện nghệ thuật điệp ngữ và phân tích.
? Hình ảnh những chiếc xe không kính băng trong gió đạn giúp em liên tưởng điều gì.
- GV nhận xét và bình: những hình ảnh trên gợi cho ta thấy đựơc tính chất của cuộc chiến tranh tàn khốc làm cho những chiếc xe bị biến dạng một cách trần trụi.
- Liên hệ một số hình ảnh khác được mỹ lệ hóa đưa vào trong thơ như con tàu (Chế Lan Viên), con thuyền (Huy Cận)...
? Hình ảnh những chiếc xe không kính gợi cho em những suy nghĩ gì? Theo em điều cần nhất khi ngồi trong những chiếc xe này là phải có tinh thần như thế nào?
? Nếu ở thời này có chiến tranh xảy ra em có giám ngồi trong những chiếc xe này không? Vì sao?
Giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh người chiến sĩ lái xe, cụ thể như sau:
 - Nhóm 1: Tư thế ; 
 - Nhóm 2: Thái độ
 - Nhóm 3: Tinh thần; 
 - Nhóm 4: Tình đồng đội
GV: Yêu cầu học si

File đính kèm:

  • docTuan 9.doc
Giáo án liên quan