Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 7

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Đánh giá bài làm của mình, biết phát hiện những lỗi mắc phải như: dùng từ, đặt câu, cách bố cục.

2. Kĩ năng:

- Qua đó, tìm ra cách sửa chữa thích hợp và rút kinh nghiệm cho bài làm sau.

3. Thái độ:

- Có ý thức phát huy nếu bài làm tốt còn khắc phục nếu làm bài chưa tốt.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: bài làm của HS, đáp án, biểu điểm.

- HS: xem lại phương pháp làm bài văn thuyết minh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đoạn này. Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của Kiều đối với cha mẹ.
- Gọi HS đọc 8 câu cuối.
? Cảnh vật trong 8 câu cuối có gì đặc biệt, là cảnh thực hay hư.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật trong đoạn cuối này. Cách dùng đó góp phần diễn tả điều gì.
- GV bình: quả thực, ngay sau đó Kiều mắc lừa Sở Khanh để rồi lâm vào cảnh “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua đoạn trích trên tác giả giúp chúng ta hiểu gì về nàng Kiều.
? Nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong đọan trích là những nghệ thuật nào.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố
GV? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng.
- Câu 2: Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người như thế nào?
A. Kiều là một người tình thủy chung.
B. Kiều là một người con hiếu thảo.
C. Kiều là một người có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.
D. Câu A,B,C đều đúng.
I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần II của tác phẩm Truyện Kiều.
2. Đọc, tìm bố cục:
a. Đọc văn bản:
b. Bố cục: gồm 3 phần
+ Phần I (hoàn cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích).
+ Phần II (nỗi nhớ người yêu và cha mẹ)
+ Phần III (tâm trạng Kiều qua cách nhìn cảnh vật).
II. Tìm hiểu chi tiết về văn bản:
1. Kiều ở lầu Ngưng Bích:
- Không gian:
+ Vẻ non xa tấm trăng gần...
→ mênh mông, hoang vắng, xa lạ và cách biệt
- Thời gian:
+ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
→ Tuần hoàn, khép kín →Tâm trạng cô đơn, buồn tủi.
2. Nỗi nhớ thương của Kiều:
a. Nỗi nhớ Kim Trọng:
- Nhớ những buổi thề nguyền
-Tưởng tượng Kim Trọng cũng đang hướng về mình
→ Đau đớn, xót xa nhớ về Kim Trọng.
b. Nỗi nhớ cha mẹ:
- Day dứt nhớ thương gia đình
+ Nhớ những lúc cha mẹ ngóng tin con.
+ Lúc tuổi già không ai chăm sóc.
→Sử dụng thành ngữ, điển cố →Tâm trạng day dứt của người con hiếu thảo.
3. Cảnh vật qua tâm trạng của Kiều:
- Cánh buồm → nhớ quê hương
- Hoa trôi → ẩn dụ : Nỗi buồn về phận “hoa trôi bèo dạt” lênh đênh vô định của Kiều.
- Nội cỏ
→ Nỗi bi thương, vô vọng, kéo dài không biết đến bao giờ. 
 gió cuốn, tiếng sóng → Sử dụng điệp ngữ, từ láy gợi tả âm thanh, màu sắc.
→ Nỗi buồn man mác, lo âu của Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/96
V. Luyện tập, củng cố
- Câu 1: Những nét đặc sắc của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích về mặt nghệ thuật được tạo nên từ những điểm nào?
A. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại( Lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình)
B. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng.
C. Kết cấu chặt chẽ thể hiện cách miêu tả tinh tế.
D. Câu A,B,C đều đúng.
- Câu 3: Những nét đặc sắc của đoạn trích Kiều ở lầu ngưng Bích về mặt nghệ thuật được tạo nên từ những điểm nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời. GVnhận xét, bổ sung
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại, kết hợp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng.
- Kết cấu chặt chẽ thể hiện cách miêu tả tinh tế.
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, đọc thuộc lòng đoạn trích.
- Làm các bài tập phần Luyện tập.
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
- Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
- Soạn bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 7	 Ngày soan: 26/9/2013
Tiết 33.	Ngày dạy: 3/10/2013
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản.
- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng miêu tả trong văn bản tự sự.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, động não, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, sách giáo khoa.
- HS: xem lại kiến thức về văn miêu tả, đọc lại VB Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào. Chỉ ra yếu tố được sử dụng trong đoạn văn ấy?
 “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mặt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xác xơ quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”.
 (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng
)
- GV nhận xét và kết luận đoạn văn tự sự trên có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn trích.
? Đoạn trích trên kể về việc gì?
? Trong trận đánh đó, nhân vật Quang Trung được giới thiệu như thế nào?
GV: Treo bảng phụ ghi kế sách đánh giặc, chỉ huy trận đánh.
- GV: Quang Trung hướng dẫn quân lính kế sách đánh giặc, chỉ huy trận đánh. Cụ thể:
+ Quân ta cho ghép ván, mười người khiêng một bức tiến sát đồn Ngọc Hồi.
+ Quân Thanh bắn nhưng không trúng, phun khói.
+ Quân của quân ta khiêng ván xông lên.
+ Quân Thanh chống đỡ không nổi, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tự, quân Thanh đại bại.
- Trong đoạn văn tác giả sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả.
? Hãy cho biết các yếu tố miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đọc các sự việc trên, so sánh với đoạn trích trong văn bản rồi rút ra nhận xét về các sự việc, nhân vật, trận đánh diễn ra có sinh động không. Vì sao?
- Gợi ý: các sự việc đã đầy đủ chưa, nối các sự việc thành đoạn văn rồi rút ra nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận: yếu tố miêu tả đóng vai trò quan trọng trong VB tự sự. Theo em, đó là vai trò gì?
( HS nêu vai trò của yếu tố miêu tả đối với việc tả cảnh, nhân vật, sự việc).
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập, củng cố
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hướng dẫn HS cách làm theo nội dung bài tập
HS: Thảo luận nhóm trong 4 phút sau đó thay phiên nhau trình bày.
a. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều:
- Tả người: dùng hình ảnh thiên nhiên.
+ Thúy Vân	chân dung
+ Thúy Kiều	tuyệt đẹp
b. Đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Tả cảnh: ngày xuân, lễ hội
 Tươi sáng, phù hợp với không khí mùa xuân.
- Yêu cầu các em thảo luận nhóm, đọc lại 2 VB, tìm và chỉ ra. Nêu tác dụng của việc sử dụng các yếu tố miêu tả ấy.
- Yêu cầu các em làm vào phiếu học tập và trình bày trước lớp.
? Em sẽ giới thiệu điều gì về hai chị em. Mỗi nhân vật em sẽ chọn những chi tiết nào?
- Nêu yêu cầu bài tập 3 và hướng dẫn HS cách làm.
HS: Làm việc cá nhân và trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Miêu tả trong văn tự sự có tác dụng gì?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
1. Ví dụ: SGK
- Kể về sự việc vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
- Các chi tiết miêu tả
→ Làm nổi bật nhân vật vua Quang Trung, cảnh chuẩn bị của quân ta và sự thất bại thảm hại của quân Thanh.
2. Ghi nhớ: SGK/92
II. Luyện tập, củng cố
1. Xác định các sự việc, sự vật, con người được miêu tả trong một đoạn văn tự sự.
a. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều:
- Tả người: dùng hình ảnh thiên nhiên.
+ Thúy Vân	chân dung
+ Thúy Kiều	tuyệt đẹp
b. Đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Tả cảnh: ngày xuân, lễ hội
 Tươi sáng, phù hợp với không khí mùa xuân.
2. Phát hiện, nhận biết được những câu văn miêu tả trong một đoạn văn miêu tả trong một đoạn văn tự sự đã học và chỉ rõ tác dụng của nó.
3. Kể lại diễn biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng của bản thân.
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm bài tập còn lại 2/92.
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học.
- Soạn bài Trau dồi vốn từ: 
V. RÚT KINH NGHIỆM.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 7	 Ngày soan: 26/9/2013
Tiết 34+35.	Ngày dạy: 4/10/2013
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Nguyễn Đình Chiểu -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Lục Vân Tiên”.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa đoạn trích.
3. Thái độ:
- Trân trọng vẻ đẹp lí tưởng theo quan niệm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, bình luận, suy nghĩ, động não.
III. CHUẨN BỊ: 
- GV: bài thơ Chạy giặc, một số tư liệu về tác giả.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc 8 câu thơ

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc
Giáo án liên quan