Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 11

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Tiếp tục hệ thống háo kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng.

- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

2. Kĩ năng.

a. Kĩ năng chuyên môn.

- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.

- Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong văn bản cụ thể.

b. Kĩ năng sống.

- Giao tiếp. Trao đổi về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá các vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt.

- Ra quyết định. Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ

- Nhận thức được việc sử dụng các từ loại trong tiếng Việt là vô cùng phong phú, vì vậy phải nắm rõ được các khái niệm và tác dụng của chúng để sử dụng cũng như phân tích các phép tu từ này trong các văn bản cụ thể

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điệp ngữ, chơi chữ.
- Soạn bài Tập làm thơ tám chữ:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 11	 Ngày soan: 22/10/2013
Tiết 52 Ngày dạy: 30/10/2013
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức.
- Qua bài kiểm tra tập làm văn và kiểm tra văn, rút ra được những ưu, khuyết điểm trong bài làm.
2. Kĩ năng.
- Tự chữa những lỗi cơ bản mắc phải.
3. Thái độ.
- Rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả; nhận ra các dạng bài trong phần trắc nghiệm và rèn kỹ năng viết phần tự luận.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: bài kiểm tra của HS, đáp án, biểu điểm.
- HS: xem lại phương pháp làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, kiến thức về văn học trung đại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: không kiểm tra.
3. Bài mới: giới thiệu tiết trả bài.
a. Phát bài: 
- Yêu cầu lớp trưởng phát bài cho các bạn.
- HS trao đổi, nhận xét bài làm lẫn nhau.
b. Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài làm.
* Ưu điểm:
- Một số em xác định đúng kiểu bài tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả khi tả tâm trạng sau bao năm xa cách, miêu tả sân trường sau 15 năm...
- Có bố cục rõ ràng, hợp lý: 
- Trình bày sạch đẹp: 
* Khuyết điểm:
- Đa số các em chưa xác định kỹ đề bài dẫn đến viết lan man.
- Chưa miêu tả được cảm xúc, tâm trạng của mình sau 20 năm xa cách.
- Chưa so sánh sự thay đổi của trường xưa và nay, con người xưa và nay...
- Bố cục các phần chưa hợp lý, nhất là phần mở bài và thân bài.
- Cách xưng hô chưa hợp lý
- Chữ viết xấu, khó đọc, Sai nhiều lỗi chính tả 
- Viết tắt tùy tiện
c. Chữa lỗi:
- Yêu cầu HS xây dựng dàn bài của đề bài trên.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Yêu cầu những em viết sai nhiều lỗi chính tả lên viết lại một số từ theo yêu cầu của GV.
- Nhắc lại cách dùng từ xưng hô để HS rút kinh nghiệm.
d- GV đọc bài văn mẫu để HS tham khảo.
4. Hướng dẫn tự học
- Xem lại bài làm, tiếp tục sửa những lỗi mắc phải.
- Soạn bài Bếp lửa và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
+ Đọc kỹ văn bản và chú thích SGK.
+ Xác định bố cục và trả lời các câu hỏi trong sách.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 11	 Ngày soan: 22/10/2013
Tiết 53. 54,55 Ngày dạy: 30/10/2013
BẾP LỬA
 - Bằng Việt
(Hướng dẫn đọc thêm)
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ
LỚN TRÊN LƯNG MẸ
 - Nguyễn Khoa Điềm -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức.
 * Qua bài thơ Bếp lửa, giúp HS: 
- Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu – và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ. 
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
 * Qua bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, giúp HS cảm nhận được:
- Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kỳ lịch sử này.
- Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát thiết tha trìu mến.
2. Kĩ năng.
* Bài :Bếp lửa:
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm với quê hương đất nước.
* Bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
- Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả.
- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Thái độ.
- HS thể hiện lòng yêu thương mẹ, kính trọng bà và tình yêu quê hương đất nước.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, động não, suy nghĩ.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án, sách giáo khoa.
- HS: Vở bài soạn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được tác giả miêu tả qua câu thơ nào? Nêu nghệ thuật tác giả sử dụng trong những câu thơ đó?
- Đáp án: Câu hát......... cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua.... mặt trời
→ Nghệ thuật điệp ngữ, nhân hóa → không khí tưng bừng, vui tươi, phấn khởi.
3. Bài mới: giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Bài thơ Bếp lửa.
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt (nêu ngắn gọn cuộc đời, sự nghiệp).
HS: Nêu hiểu biết về tác giả.
? Bài thơ Bếp lửa ra đời trong hoàn cảnh nào (HS dựa vào chú thích SGK).
? Bài thơ viết về ai, viết về điều gì (HS phát hiện bài thơ viết về hình ảnh người bà và tình bà cháu).
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách đọc và tìm bố cục.
- Cách đọc: diễn cảm, giọng thiết tha trân trọng, chú ý cách ngắt nhịp, những câu cảm thán, câu dùng dấu chấm lửng.
- Đọc mẫu từ đầu đến “trên những cánh đồng xa”.
- Gọi 2 HS đọc tiếp theo đến hết. Nhận xét và uốn nắn cách đọc cho HS.
- Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ, hãy cho biết: bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
- Nhận xét và kết luận có thể chia các đoạn nói về:
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
? Trong hồi tưởng của người cháu, những kỷ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại.
- HS chú ý các câu thơ: 
 Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
 Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
- GV gợi lại một vài nét về nạn đói năm 1945.
? Trong những kỷ niệm có một hình ảnh rất đặc biệt, đó là hình ảnh nào. Hình ảnh ấy gợi lên điều gì
- HS phát hiện tiếng chim tu hú.
? Để gợi lại những kỷ niệm về bà và tình bà cháu, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào.
? Qua đó giúp em cảm nhận gì về tình bà cháu.
 - HS phát hiện và chỉ ra phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm.
- Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. 
? Hình ảnh bếp lửa đựợc nhắc đến bao nhiêu lần. 
(Hình ảnh bếp lửa hiện ra 10 lần).
? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa.
- GV nhận xét và bổ sung: Hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa vì hình ảnh bà là tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm niềm vui, sự sống, niềm yêu thương dành cho con cháu và cho mọi người.
? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này. Vì sao tác giả lại viết: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”?
- Đọc đoạn thơ:
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
? Vì sao ở hai câu dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào.
? Nêu cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác.
GV? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản “ Bếp lửa”
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Nêu cảm nhận của em về tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy gắn liền với những tình cảm nào khác.
? Bài thơ có những nghệ thuật nào đặc sắc.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GV: Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng
- Câu 1: Dòng nào nói đúng triết lí sâu xa được nhà thơ thể hiện trong tác phẩm?
A. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ của mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt đời
B. Yêu thương người nào thì luôn nghĩ về người đó bằng những tình cảm ấm áp nhất
C. Kí ức tuổi thơ bao giờ cũng đẹp và chan chứa cảm xúc
D. Bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà- người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp và tình cảm đầy yêu thương.
- câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Người bà B. Người cháu
C. Người bố D. Người mẹ
* Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
- Nhận xét, khái quát lại vài nét chính và giới thiệu một số bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm như: Đất nước, Giặc Mỹ, Lời chào, Nơi Bác đi qua...
? Nêu xuất xứ bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Nhận xét và gợi lại không khí lịch sử nước ta những năm chống Mỹ khó khăn, gian khổ ở những vùng chiến khu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm bố cục.
- Cách đọc: nhịp thơ ngắt đều đặn ở giữa các câu, giọng nhẹ nhàng, trữ tình.
- GV đọc mẫu hai khổ thơ đầu và gọi HS đọc các khổ thơ còn lại.
- Nhận xét và uốn nắn cách đọc cho các em.
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn.
? Em thấy ở từng khổ thơ, cách bố cục có gì đặc biệt (đều bắt đầu bằng “Em cu Tai...” và kết thúc bằng “Ngủ ngoan a - kay ơi...”).
? Cách lặp đi lặp lại và ngắt nhịp như vậy có tác dụng gì (gợi tình cảm thiết tha trìu mến).
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
- Hình ảnh người mẹ dân tộc Tà-ôi là hình ảnh đóng vai trò xuyên suốt gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể.
? Qua từng đoạn thơ, hình ảnh người mẹ được miêu tả trong những công việc gì, trong hoàn cảnh nào.
? Nêu cảm nhận của em về người mẹ qua từng công việc. Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong từng đoạn thơ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm trong từng đoạn thơ và cử đại diện trình bày.
? Qua các đoạn thơ trên giúp em cảm nhận gì về người mẹ 

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Giáo án liên quan