Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I

 I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1. Kiến thức

- Tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là vứi tuổi thiếu niên nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản

 2. Kĩ năng:

- Đọc,tìm hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ , vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ.

 

doc221 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV gọi HS đọc chú thích * Sgk.
H. Nêu hiểu biết của em về tác giả Hạ Tri Chương?
- Hướng dẫn đọc: Thể hiện giọng hóm hỉnh, trầm buồn, ngắt nhịp 4/3, câu cuối nhịp 2/2/3.
- GV đọc mẫu, 2 HS đọc lại, nhận xét.
H. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? (Năm 744 Hạ Tri Chương đã 86 tuổi xin từ quan về quê, bài thơ được viết khi vừa đặt chân về quê nhà).
H. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Thể thơ này đã được học ở văn bản nào? Nhắc lại đặc điểm của thể thơ? (Thất ngôn tứ tuyệt-Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra, Xa ngắm thác núi Lư; đặc điểm: 4 câu 1 bài, 7 chữ một câu, câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối)
H. Em hiểu gì về yếu tố “ngẫu” trong “ngẫu thư”?
(Ngẫu thư là ngẫu nhiên viết chứ không phải tình cảm được bộc lộ một cách ngẫu nhiên. Ở bài thơ này: Tác giả ngẫu nhiên mà viết thành thơ chứ tác giả không chủ định làm ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà. Nhưng vì về quê mà bị coi là “khách” – Đây là duyên cớ - cái cớ để tác giả làm thơ-> từ ngẫu ở tựa đề đã nâng ý nghĩa bài thơ lên).
H. Giải thích nghĩa của từ “hồi”, “hương”?
H. Từ việc tìm hiểu nhan đề của bài thơ, em hãy nêu nội dung của bài thơ là gì? (Tình cảm quê hương sâu nặng của tác giả).
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản
* Phương pháp động não, thảo luận nhóm.
H. Ở câu 1, tác giả đã sử dụng các cụm từ trái ngược nhau về nghĩa, em hãy chỉ ra các từ và cụm từ đó?
H. Việc tác giả dùng những cụm từ có ý nghĩa trái ngược nhau như vậy nhằm thực hiện phép nghệ thuật nào? Hãy phân tích?
- Đối vế: Đặc điểm trong thơ thất ngôn tứ tuyệt khác số chữ, hai vế câu đối không bằng nhau 4 >< ba chữ sau.
 - Đối ý: tuổi trẻ xa gia đình >< lúc lớn về lại quê hương....
H. Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu thơ thứ nhất ? Câu 1 thuộc kiểu câu gì? 
H Việc sử dụng biện pháp đối đã hé lộ cho chúng ta thấy được điều gì trong tình cảm của tác giả?
-GV bình khái quát câu 1: Câu 1 là câu kể - nhà thơ đã sử dụng từ trái nghĩa và hình ảnh đối chọi nhau rất chỉnh: Tiểu li (nhỏ đi) trái với nghĩa “đại hồi” (lớn về ).Hình ảnh tuổi trẻ xa gia đình>thể hiện tình cảm yêu mến quê hương.
H. Hãy chỉ ra phép đối ở câu thơ thứ hai và phân tích?
 -Hương âm (tiếng, giọng nói quê nhà)>Đối ý lẫn lời: giọng quê nhà là thứ bất biến đối với tóc mai là sự vật có sự biến đổi.
-Vô cải (không đổi) >Đối ý: sự vật không đổi đối với sự vật thay dổi, đối vị ngữ với vị ngữ (về chức năng ngữ pháp: vô cải, tồi đảm nhiệm chức năng vị ngữ ).
H. Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu thơ htứ 2? Câu 2 thuộc kiểu câu gì? Sự việc tác giả nói đến có chân thực và sâu sắc không ? (câu miêu tả chân thực sâu sắc).
H.Tác giả sử dụng phép đối ở câu thứ hai nhằm mục đích gì? Từ đó cho thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào? (Dùng 1 yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (hương âm- tiếng nói quê hương).
- GV treo bảng phụ (câu hỏi 3 Sgk/ tr127), yêu cầu HS lên bảng đánh dấu và giải thích.
+Câu 1: Câu kể, phương thức biểu đạt là tự sự nhưng vẫn có yếu tố biểu cảm=>biểu cảm qua tự sự.
+Câu 2: Câu tả, phương thức biểu đạt là miêu tả nhưng vẫn có yếu tố biểu cảm=>biểu cảm qua miêu tả.
=>Cách biểu cảm gián tiếp trong văn biểu cảm các em đã học.
-GV bình khái quát: Ở câu 2 tác giả đã khéo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. Như vậy dù tả hay kể đều nhờ phép đối trong câu để gián tiếp bộc lộ tình cảm, thái độ đau xót, ngậm ngùi kín đáo trước sự đổi thay của quê nhà. (Phép đối trong câu là một thủ pháp nghệ thuật rất hay được dùng trong thơ lục bát, ca dao,…).
- HS đọc 2 câu cuối.
H. Hình ảnh đầu tiên tác giả bắt gặp lúc về làng là ai? (trẻ con)
H. Với tác giả, ấn tượng rõ nét nhất về bọn trẻ là gì? (Tiếng cười, giọng nói vì nó gợi lên bản sắc quen thuộc của quê hương, đồng thời gợi lại thời niên thiếu của tác giả với những kỉ niệm đẹp)
H. Về đến quê nhà có ai nhận ra tác giả không? Vì sao? (không, vì ông đã xa quê lâu rồi, có nhiều thay đổi về vóc dáng, tuổi tác, quê hương cũng có sự đổi thay: ông đã 86 tuổi, người cùng thời với ông chắc cũng chẳng còn ai để có thể nhận ra ông, chỉ có trẻ con ra đón-> tình cảnh này là hoàn toàn đúng sự thật, vì ở thời đó 70 tuổi đã được gọi là cái tuổi xưa nay hiếm, huống gì tác giả đã bước vào tuổi 86)
H. Sự thật ấy đã tạo nên một nghịch lí và tạo nên “Nhãn tự” của câu thơ. Đó là từ nào? (khách).
GV: Trở về quê hương nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị xem như là khách. Trong thơ Đường người ta thường nói tới danh từ “thi nhãn” tức là con mắt của nhà thơ… sự xuất hiện của từ “khách” làm cho câu thơ trở nên biến hóa linh hoạt.
H. Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ này?
H.Sự xuất hiện của nhi đồng và tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của các em làm cho tác giả có cảm giác như thế nào? (Các em hớn hở, ngây thơ bao nhiêu thì nổi lòng tác giả càng chua xót bấy nhiêu, tình huống đó tạo nên sắc thái đặc biệt của 2 câu thơ. Tình huống giọng điệu của 2 câu thơ cuối vừa hài vừa bi như muốn cười ra nước mắt – câu hỏi tu từ…)
- HS quan sát ảnh Sgk cho biết ảnh minh họa nội dung gì?
H. Từ đó, em hình dung cảm xúc của tác giả lúc mới đặt chân về quê như thế nào?
- HS thảo luận bàn (2 phút) 2 câu hỏi sau:
H. Sự biểu hiện tình cảm quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
+ 2 câu trên giọng kể, tả bình thường->bộc lộ tình cảm của một người cả đời xa nhà nay trở về quê hương.
+ 2 câu sau giọng điệu bi-hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, trầm tĩnh, chứa đựng nỗi buồn đau ngậm ngùi của nhà thơ khi gặp bi kịch ngay phút đầu về quê.
H. Có ý kiến cho rằng 2 câu đầu và 2 câu cuối có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ý kiến em thế nào? Vì sao?
Đúng: trẻ đi->về già->gặp nhi đồng->coi là khách. Chính cuộc gặp gỡ ấy khiến tác giả hứng lên và viết ngay-> “Ngẫu nhiên viết”.
H. Em đã học bài thơ nào về tình quê hương? (Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ)
H. Hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ”, “Hồi hương ngẫu thư” đều nói về tình yêu quê hương nhưng tình cảm biểu lộ, giọng điệu hai bài thơ có gì khác nhau?
- Lí Bạch nhìn trăng nhớ quê-> nỗi nhớ thường trực với giọng điệu nhẹ nhàng thấm thía.
- Hạ Tri Chương yêu quê hương sâu nặng, bền chặt->giọng điệu sâu sắc hóm hỉnh: Chua xót khi bị xem là khách trên chính quê hương mình.
* Phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
H. Bài thơ thành công bởi các biện pháp nghệ thuật nào?
H.Với giọng điệu sâu sắc, hóm hỉnh, bài thơ thể hiện nội dung gì?
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
- GV giáo dục tình cảm quê hương cho học sinh: Quê hương là chùm khế ngọt, mỗi chúng ta ngồi đây đều có một quê hương yêu dấu…luôn hướng về quê hương…
H. Em hiểu gì về tác giả Hạ Tri Chương qua bài thơ này ?
-HS đọc ghi nhớ Sgk/tr 128.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
 Hạ Tri Chương (659-744)
2.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi tác giả trở về quê sau hơn 50 năm xa cách.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu:
- Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi.
->Cặp từ trái nghĩa, phép đối, câu kể.
=> Tình cảm yêu quê hương.
-Hương âm vô cải >< mấn mao tồi.
->Phép đối, câu tả. 
->Sự thay đổi về vóc dáng, tuổi tác nhưng giọng quê không đổi.
=>Tình cảm sâu nặng bền chặt với quê hương.
2. Hai câu cuối:
Nhi đồng tương kiến bất tương thức.
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai.
->Giọng bi hài, hóm hỉnh.
=>Sự ngỡ ngàng, chua xót khi bị coi là khách lạ.
3.Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Sử dụng các yếu tố tự sự, cấu tứ độc đáo.
- Biện pháp tiểu đối, giọng điệu bi hài.
b.Nội dung:
Ghi nhớ SGK/128
c. Ý nghĩa: Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người..
III.Luyện tập, củng cố
4. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc một trong hai bản dịch thơ.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- Phân tích tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Từ trái nghĩa ( Đọc, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài; Sưu tầm thêm những câu tục ngữ, câu thơ có sử dụng từ trái nghĩa). 
 –@&@œ—
 Tiết 39 
Ngày soạn 20.10.2013
Ngày dạy: 23.10.2013 
TỪ TRÁI NGHĨA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
 - Khái niệm từ trái nghĩa.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng:
* KNCM:
 - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
 - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
* KNS: Giao tiếp, ra quyết định.
3. Thái độ: Ý thức sử dụng từ trái nghĩa.
B. CHUẨN BỊ:
- GV : + SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức
 + Soạn bài, tìm hiểu thêm về nhà thơ. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.	
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: 
Câu hỏi:Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ? Đặt một câu có sử dụng từ đồng nghĩa hoàn toàn, 1 câu có từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
Đáp án:- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
 - VD : Ăn= xơi
 - Đặt câu
3. Bài mới: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau. Khác với từ đồng nghĩa, có những từ có nghĩa trái ngược nhau - gọi là từ trái nghĩa…Vậy thế nào là từ trái nghĩa, việc sử dụng từ trái nghĩa mang lại tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay…
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm từ trái nghĩa.
* Phân tích các tình huống mẫu để hiểu được thế nào là từ trái nghĩa.
-GV treo bảng phụ ghi bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Tương Như và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng San.
-HS đọc ví dụ trên bảng phụ.
H: Bài thơ thứ nhất tên gì ? Sáng tác này của ai ? Nội dung chính của bài thơ là gì ?
H: Ai là tác giả của bài thơ thứ hai ? Người dịch là ai? Nhắc lại nét nghệ thuật và nội dung độc đáo của bài thơ ?
H: Các em đã học từ trái nghĩa ở bậc Tiểu học, hãy nhắc lại thế nào là từ trái

File đính kèm:

  • docgiao an van 7 Hoc ki I.doc