Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 31, Tiết 125: Tập làm văn Luyện tập văn bản đề nghị và Báo cáo

 I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

 -Nắm được tình huống cần viết văn bản đề nghị và báo cáo.

 -Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.

 -Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.

 2. Kĩ năng

 Rèn kĩ năng viết một đoạn văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách.

 3.Tình cảm

 Thái độ tự tin, nghiêm túc, cẩn trọng với văn bản hành chính công vụ.

 II. Các kĩ năng sống:

 -Kĩ năng suy nghĩ, phê phán, sáng tạo:

 Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản đề nghị và báo cáo.

 -Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản đề nghị, báo cáo (phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 31, Tiết 125: Tập làm văn Luyện tập văn bản đề nghị và Báo cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
 Ngày soạn: 
 Lớp 7a Tiết......Ngày giảng .........Sĩ số.........Vắng
Bài 31 : Tiết 125: Tập làm văn:
luyện tập văn bản đề nghị và
 báo cáo
 I. Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức 
 -Nắm được tình huống cần viết văn bản đề nghị và báo cáo.
 -Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.
 -Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên. 
 2. Kĩ năng 
 Rèn kĩ năng viết một đoạn văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách.
 3.Tình cảm
 Thái độ tự tin, nghiêm túc, cẩn trọng với văn bản hành chính công vụ.
 II. Các kĩ năng sống:
 -Kĩ năng suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: 
 Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản đề nghị và báo cáo.
 -Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản đề nghị, báo cáo (phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)
 III. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: 
 -Tài liệu: Tư liệu ngữ văn 7
 -Phương tiện: Phiếu học tập cá nhân.
 -Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
 Phân tích tình huống cần bày tỏ lời đề nghị trong cuộc sống. 
 Thực hành viết văn bản đề nghị, báo cáo phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. 
 Học theo nhóm: Trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách viết văn bản đề nghị và báo cáo.
 2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: 0
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H/d ôn các khái niệm đã học
?Về mục đích văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác nhau?
?Nội dung đề nghị và báo cáo khác nhau như thế nào?
?Đặc điểm hình thức của báo cáo và đề nghị có gì đáng chú ý?
-Tổng hợp ý kiến, đưa ra kết quả cần đạt (b. phụ)
-Trao đổi, trả lời.
-Bổ sung ý kiến.
-Trao đổi, trả lời.
-Bổ sung ý kiến.
-Trao đổi.
-Trả lời, bổ sung ý kiến.
-Chú ý quan sát, ghi vở.
I.Ôn lại lí thuyết về văn bản đề nghị và báo cáo.
-Mục đích:
+Đề nghị: đề xuất, kiến nghị những ý kiến nguyện vọng.
+Báo cáo: Trình bày tình hình sự việc, kết quả của một tập thể hay cá nhân.
-Nội dung:
+Đề nghị: Dùng khi cần trình bày với cấp có thẩm quyền một nhu câu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể.
+Báo cáo: Là bản tổng hợp trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.
-Hình thức: Các mục trình bày giống nhau.
HĐ2 H/d ôn tập làm bài tập.
-Nêu nội dung bài tập 1, hướng dẫn làm bài.
-Nhận xét, chữa bài .
-Y/c chia 2 tổ, mỗi tổ làm một kiểu văn bản (hoặc báo cáo, hoặc đề nghị).
-Chữa bài.
-Chú ý nghe, làm bài tập.
-Chú ý nghe.
-Chia tổ, nhóm.
-Viết bài.
-Trình bày, nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Chú ý
II. Luyện tập.
*Bài tập 1.
-Tình huống cần báo cáo:
Lớp em đi thực tế quan sát thiên nhiên.
-Tình huống đề nghị:
Lớp em muốn theo học lớp nghề điện do nhà trường mới mở.
*Bài tập 1.
Viết một văn bản báo cáo hoặc một văn bản đề nghị.
 3. Củng cố
Viết một báo cáo dựa theo tình huống đã nêu trong bài tập 1.
4. Dặn dò
Chuẩn bị bài cho tiết 126.

File đính kèm:

  • docTiet 125.doc
Giáo án liên quan