Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 26, Tiết 105: Văn bản Sống chết mặc bay

 I. Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

 H/s nắm được:

 -Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.

 -Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.

 -Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay- một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

 -Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.

 2. Kĩ năng

 - Kĩ năng đọc-hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.

 - Kể tóm tắt truyện.

 - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp.

 3.Tình cảm

 -Thái độ cảm thương sâu sắc với những hoàn cảnh bi bi thảm của thiên tai.

 -Lên án thái độ vô trách nhiệm của quan lại dưới chế độ thực dân nửa phong kiến

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 26, Tiết 105: Văn bản Sống chết mặc bay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 Ngày soạn:
 Lớp 7a Tiết......Ngày giảng .........Sĩ sốVắng.
Bài 26 : Tiết 105: Văn bản:
sống chết mặc bay.
 (Phạm Duy Tốn)
 I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
 H/s nắm được:
 -Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
 -Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
 -Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay- một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
 -Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
 2. Kĩ năng
 - Kĩ năng đọc-hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
 - Kể tóm tắt truyện.
 - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp.
 3.Tình cảm
 -Thái độ cảm thương sâu sắc với những hoàn cảnh bi bi thảm của thiên tai.
 -Lên án thái độ vô trách nhiệm của quan lại dưới chế độ thực dân nửa phong kiến
 II. Kĩ năng sống:
 -Tự nhận thức được giá trị của tinh thần trách nhiệm với người khác.
 -Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng , cảm nhận của bản thân về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống có trách nhiệm với người khác.
 III. Chuẩn bị.
1.Giáo viên: 
 -Tài liệu: Tư liệu ngữ văn 7
 -Phương tiện: Phiếu học tập.
 -Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
 +Động não: Suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về tinh thần trách nhiệm với người khác.
 +Học theo nhóm: Trao đổi về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống có trách nhiệm với người khác.
 2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H/d tìm hiểu những nét chính về tác giả, tác phẩm.
-Y/c đọc nội dung chú thích về tác giả, tác phẩm.
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn?
-Chốt nội dung cần đạt
?Nêu xuất sứ của văn bản?
- Chốt nội dung cần đạt
-Đọc, chú ý.
-Trả lời, bổ sung ý kiến.
- Chú ý.
-Trả lời, bổ sung ý kiến.
-Chú ý.
I.Tác giả- tác phẩm
1.Tác giả:
-Phạm Duy Tốn (1883-1924)
Quê làng Đan Phượng, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
-Ông là một trong số ít nhà văn có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.
2.Tác phẩm:
Sống chết mặc bay được coi là tác phẩm thành công nhất của Phạm Duy Tốn, được đăng trên tạp chí Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1918.
HĐ2 H/d đọc tìm hiểu chung văn bản.
-Giới thiệu giọng đọc, yêu cầu đọc văn bản.
-H/d kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
-Y/c giải thích từ khó.
?Tìm và chỉ ra nội dung bố cục của truyện?
-Chốt nội dung cần đạt (bảng phụ)
-Chú ý, đọc bài.
-Nhận xét.
-Kể tóm tắt câu chuyện.
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Dựa vào nội dung chú giải, trả lời.
-Tìm bố cục, trình bày ý kiến.
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Chú ý, ghi vở.
II. Đọc, tìm hiểu chung.
1.Đọc, kể tóm tắt .
2.Chú thích.
3.Bố cục. 3 đoạn.
-Đ1. Từ đầu ->khúc đê này hỏng mất. (cảnh hộ đê và nguy cơ vỡ đê)
-Đ2. Tiếp theo->Điếu mày.(Quan lại hộ đê ăn chơi trong đình)
-Đ3. Phần còn lại. (Cảnh đê vỡ muôn sầu nghìn thảm).
HĐ3 H/d tìm hiểu chi tiết.
-Tóm tắt nội dung đoạn 1 v/bản.
?Đoạn văn đầu nói về những sự việc nào?
?Những chi tiết nào cho thấy con đê sung yếu, có nguy cơ vỡ?
-Chốt nội dung chính.
?Cảnh dân phu cứu đê được miêu tả như thế nào?
-Chốt nội dung cần đạt
-Chú ý.
-Trả lời.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Bổ sung ý kiến.
-Chú ý
-Suy nghĩ, trả lời.
-Bổ sung ý kiến.
-Chú ý.
III. Tìm hiểu chi tiết .
 1.Cảnh hộ đê và nguy cơ vỡ đê.
 a.Nguy cơ vỡ đê
-Thời gian: Lúc 1h đêm.
-Địa điểm: Trên một đoạn đê sung yếu của sông Nhị Hà.
-Không gian: Mưa tầm tã, nước sông lên to , khúc đê núng thế, nhiều đoạn thẩm lậu 
->Đoạn đê có nguy cơ vỡ cao.
b.Cảnh hộ đê.
-Hàng trăm nghìn dân phu hộ đê đói khát mệt lử.
-Kẻ quốc, người thuổng, nào đắp, nào cừ...
-Tiếng trống, ốc liên tục.
-Tiếng gọi nhau xao xác...
->Sức người khó cự lại sức nước.
 3.Củng cố
 Hệ thống hoá nội dung bài, h/d chuẩn bị bài ở nhà
4. Dặn dò
Chuẩn bị bài cho tiết 106.

File đính kèm:

  • docTiet 105.doc
Giáo án liên quan