Giáo án Ngữ văn 6 tuần 5 Trường THCS CAO BÁ QUÁT

A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh nắm được:

 1. Về kiến thức:

- Từ nhiều nghĩa.

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

 2. Về kỹ năng:

- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.

- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu chuẩn kiến tức kĩ năng, bảng phụ.

 2. Học sinh:

- Đọc bài và tìm hiểu trước bài học.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là nghĩa của từ ? Giải thích nghĩa của từ: giáo viên, học sinh.

- Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? cách giải thích nghĩa của từ giáo viên ở trên là cách giải thích nào ?

Dự kiến trả lời:

- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.

- Có 2 cách chính có thể giải thích nghĩa của từ:

+ Trình bày khái niệm mà nghĩa của từ biểu thị.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tuần 5 Trường THCS CAO BÁ QUÁT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng với một nghĩa nhật định. Nhưng xã hội phát triển, nhận thức của con người cũng phát triển. Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá và biểu thị khái niệm mới được nhận thức đó, con người có thể có 2 cách:
- Tạo ra một từ mới để gọi sự vật.
- Thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn.
Theo cách thứ hai, chính vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa của từ. 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG 
I. Từ nhiều nghĩa:
 1. Ngữ liệu: (SGK-t/55)
 2. Phân tích ngữ liệu:
? Em hiểu gì về nghĩa của từ "chân".
- Chân là bộ phận cơ thể của con người, con vật dùng để đi, đứng.
- Chân còn là bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào với mặt nền.
- Nghĩa của từ "chân":
+ Chân là bộ phận cơ thể của con người, con vật dùng để đi, đứng.
+ Chân còn là bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào với mặt nền.
? Em hãy tìm một số từ ngữ khác có nhiều nghĩa như từ chân ở trên?
- Bộ phận dưới cùng của chân(bàn chân)
? Em có nhận xét gì về nghĩa của những từ “Chân”đó?
- Từ có nhiều nghĩa.
- Từ “Chân” có nhiều nghĩa.
? Những từ nào chỉ có một nghĩa?
Chẳng hạn:
Bút: Dùng để viết.
Sách: Dùng để đọc.
- Có từ chỉ có một nghĩa.
? Vậy em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
- Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
=> Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
- Gv yêu cầu Hs đọc ghi nhớ.
- Hs đoc ghi nhớ.
*. Ghi nhớ: (SGK-t/56)
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Gv yêu cầu Hs đọc NL.
- Hs đọc ngữ liệu.
 1. Ngữ liệu: (SGK-t/56)
 2. Phân tích ngữ liệu:
? Qua nghĩa những từ chân ở trên em hiểu nghĩa nào xuất hiện đầu tiên?
- Gv giảng thêm:
Hiện tượng có nhiều nghĩa trong một từ người ta gọi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Nghĩa xuất hiện đầu tiên của từ chân là: Dùng để đi đứng. Nghĩa đó người ta gọi là nghĩa gốc. 
- Còn chân là bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào với mặt nền là nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, người ta gọi đó là nghĩa chuyển.
- Nghĩa xuất hiện ban đầu là nghĩa gốc.
- Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc là nghĩa chuyển.
-> Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
? Trong một câu cụ thể thì một từ thường được dùng với mấy nghĩa?
- Trong một câu cụ thể thì một từ chỉ được hiểu theo một nghĩa cụ thể mà thôi.
- Trong một câu từ được hiểu theo một nghĩa.
? Trong bài "những cái chân" từ" chân" được hiểu theo mấy nghĩa?
- Từ"chân" được dùng với nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc nên mới có những liên tưởng thú vị "kiềng có ba chân" mà chẳng bao giờ đi cả, còn "võng trường sơn không có chân" mà lại đi khắp nước. Vậy trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời cả hai nghĩa.
- Có những trường hợp (câu văn, câu thơ) từ được đồng thời hiểu cả hai nghĩa.
- Gv yêu cầu Hs đọc ghi nhớ.
- Hs đoc ghi nhớ.
*. Ghi nhớ: (SGK-t/56)
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: (SGK-t/56)
- Gv cho hs tìm từ nhiều nghĩa là bộ phận cơ thể con người.
- Hs tìm và đọc cho Hs khác ghi bảng.
- Tìm từ có nhiều nghĩa là bộ phận cơ thể con người
- Đầu: đau đầu, đầu sông, đầu nhà, đầu hè...
- Tay: cánh tay, tay ghế, tay anh chị, tay bầu bí...
Mũi: mũi tẹt, mĩu kim, mũi chỉ, mũi cà mau...
- Tìm từ có nhiều nghĩa là bộ phận cơ thể con người
 2. Bài tập 2: (SGK-t/56)
hs tìm từ chỉ cây cối được chuyển nghĩa để tạo từ chỉ bộ phận cơ thể con người.
- Gv nhận xét.
- Hs tìm và đọc cho Hs khác ghi bảng.
 Tìm từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để tạo từ chỉ bộ phận cơ thể con người:
- Lá: lá phổi, lá lách...
- Quả: quả thận, quả tim...
 Tìm từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để tạo từ chỉ bộ phận cơ thể con người:
	4. Củng cố
- Thế nào là nghĩa của từ? Từ nhiều nghĩa? Chuyển nghĩa?
- Từ nhiều nghĩa có mấy loại nghĩa? Kể ra? Cho ví dụ, phân tích hiện tượng chuyển nghĩa trong từ ấy?
- Từ nhiều nghĩa khác từ đồng âm ra sao? Cho ví dụ minh hoạ? 
	5 Dặn dò
- Học bài
- Làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài “Lời văn, đoạn văn tự sự”
NS:15/9/2013 ND:18/9/2013
Tiết 20 - Tập làm văn.
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	Giúp học sinh nắm được:
 1. Về kiến thức:
- Lời văn tự sự: Dùng để kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự: Gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
 2. Về kỹ năng:
- Bước đầu biết ách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
 3. Về thái độ:
- Có ý thức chủ động trong việc xây dựng và sử dụng đúng lời văn, đoạn văn tự sự khi dựng văn bản.
B. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu chuẩn kiến tức kĩ năng, bảng phụ.
 2. Học sinh:
- Đọc bài và tìm hiểu trước bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách làm bài văn tự sự.
Dự kiến trả lời: Cách làm bài văn tự sự:- Tìm hiểu đề.- Lập ý.- Lập dàn ý.- Viết thành văn. 
	2. Bài mới:
Giới thiệu vào bài: - Tiếp theo các bài giới thiệu về chuỗi sự việc, về sự việc và nhân vật, chủ đề và dàn bài, bài này lưu ý chúng ta về hành văn: lời văn, đoạn văn, đặc biệt là lời giới thiệu và lời kể sự việc. Trong bài có chọn những đoạn văn tiêu biểu để chúng ta quan sát được trật tự và liên kết bên trong đoạn văn. 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG 
I. Lời văn, đoạn văn tự sự:
1. Lời văn giới thiệu nhân vật:
- Gv yêu cầu Hs đọc NL.
- Hs đọc ngữ liệu.
 a. Ngữ liệu: (SGK-t/58)
 b. Phân tích ngữ liệu:
? Trong đoạn trích tác giả đã giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu về điều gì? Mục đích của đoạn đối thoại?
- Đoạn1 giới thiệu về nhân vật Mị Nương, con gái của Vua Hùng, có nết đẹp tuyệt vời, nhằm mục đích để mọi người cùng biết.
- Đoạn 2 giới thiệu về nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh những vị thần của sông núi có những tài năng khác nhau.
? Nhờ đâu ta có thể nhận biết được tác giả đang giới thiệu về nhân vật, ngôi kể?
Nhờ từ "có" và"là"- ngôi kể thứ ba.
- Dùng từ "có", "là" để giới thiệu nhân vật (ngôi kể thứ ba)
? Kể về nhân vật cần giới thiệu những đặc điểm nào?
- Kể người có thể giới thiệu họ tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa nhân vật.
-> Kể người có thể giới thiệu họ tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa nhân vật.
2. Lời văn kể sự việc:
- Gv yêu cầu Hs đọc NL.
- Hs đọc ngữ liệu.
 a. Ngữ liệu: (SGK-t/59)
 b. Phân tích ngữ liệu:
? Đoạn văn đó dùng để kể người hay việc? Tác giả đã dùng những từ nào để kể hành động nhân vật?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Gv nhận xét và kết luận:
- Hs thảo luận nhóm.
- Hs đại diện nhóm tr×nh bày:
-> Đoạn văn kể về hoạt động của nhân vật, khi kể đã dùng các từ ngữ chỉ hành động như: đến, lấy, đùng đùng...
- Dùng từ ngữ chỉ hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động đó đem lại.
? Các hoạt động đó được kể theo thứ tự nào?
- Kể theo thứ tự trước sau từ nguyên nhân đến trận đánh.
3. Đoạn văn:
- Gv yêu cầu Hs đọc NL.
- Hs đọc ngữ liệu.
 a. Ngữ liệu: (SGK-t/59)
 b. Phân tích ngữ liệu:
? Em hãy nêu ý chính của mỗi đoạn văn?
- Đ1: Vua Hùng kén rể
- Đ2: Sơn Tinh- Thủy Tinh đến cầu hôn.
Đ3: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Đ1: Vua Hùng kén rể
- Đ2: Sơn Tinh- Thủy Tinh đến cầu hôn.
Đ3: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
? Để dẫn đến ý chính ấy người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ ntn?
Mỗi đoạn đều có câu chủ đề, các câu khác diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý nổi lên.
-> Mỗi đoạn phải có câu chủ đề, có câu giải thích cho ý chính. 
- Gv cho Hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc ghi nhớ.
*. Ghi nhớ: (SGK-t/59)
II. Luyện tập:
 Bài tập 1
Đọc các đoạn văn.
- Xác định n/d kể người, kể việc.
- Xác định câu chủ đề, thứ tự triển khai câu chủ đề.
	+ Đoạn 1: - Sọ Dừa với tài chăn bò cho nhà Phú Ông.
	 (câu CĐ: câu 2 -> hđ bắt đầu -> n/xét h/đ -> h/đ cụ thể -> k/q h/đ).
	+ Đoạn 2: - Thái độ của các con gái Phú Ông với Sọ Dừa.
Câu CĐ: câu 2.
Quan hệ các câu: nối tiếp, ngang hàng và ngày càng cụ thể.
+ Đoạn 3:
- Tính nết cô Dần:
- Câu CĐ: câu 2 Câu 1 và 2: nối tiếp.
 Câu 3 và 4: đối xứng.
 Câu 2, 3 và 4: giải thích.
 Câu 5, 6: đối xứng.
 Bài tập 2
Nhận xét 2 câu văn.
- Câu a: Sai vì không mạch lạc. ( không thể cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên lưng ngựa).
- Câu b: Đúng.
Bài tập 3
Tập viết câu g/t n/v.
VD: TG là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.
	4. Củng cố
- Lời văn tự sự nhằm mục đích gì?
- Thế nào là một đoạn văn? Viết một đoạn văn tự sự.
	5. Dặn dò:
- Nắm được nội dung bài học. Làm các bài tập.
- Chuẩn bị : văn bản Thạch Sanh.
 NS:17/9/2013 ND: 19/9/2013
Tiết 17 + 18.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ MỘT
A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
	Giúp học sinh nắm được:
 1. Về kiến thức:
- Kiểm tra sự nhận thức của hs về thể văn tự sự
- Hs hiểu đề và thực hiện được bài văn tự sự.
- Bài viết phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo các phần của bài văn tự sự.
 2. Về kỹ năng:
- Rèn luyên kĩ năng kể chuyên sáng tạo cua học sinh.
 3. Về thái độ:
- Có ý thức tự giác khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu chuẩn kiến tức kĩ năng, bảng phụ.
 2.Học sinh:
- Đọc bài và tìm hiểu trước bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra chuẩn bị giấy, bút của học sinh cho bài viết.
	2. Bài mới:
	Giới thiệu vào bài: - Để củng lại phần kiến thức về văn bản tự sự đã học. Hôm nay chúng ta làm bài tập làm văn số 1 để qua đó các em thấy được khả năng nhận thức bài học đến đâu, cũng từ đó thầy giáo có biện pháp khắc phục cho các em.
I. Đề bài:
	Hãy kể lại truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”?
II. Yêu cầu:
	Xây dựng dàn ý: Gồm 3 phần
A Mở bài: Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Aâu Cơ .
B Thân bài: 
- Lạc Long Quân và Aâu Cơ gặp nhau, yêu nhau rồi kết duyên thành vợ chồng.
- Sinh bọc trăm trứng-> nở trăm con hồng hào khoẻ mạnh.
- Lạc long Quân và Aâu Cơ chia tay nhau.
- 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Chia nhau cai quản các phương, hẹn giúp đỡ nhau khi có việc cần
- Người con trưởng lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. mười mấy đời truyền nối ngôi vua.
C kết bài: Ngư

File đính kèm:

  • docTUẦN 5.doc
Giáo án liên quan