Giáo án Ngữ văn 6 tuần 10 Trường THCS CAO BÁ QUÁT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
1/ Kiến thức:
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện:mượn chuyện về loài vật để nói con người, ẩn bài học triết lý; tình huống bất ngờ,hài hước, độc đáo.
2/ Kĩ năng:
- Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên kết các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
ói con người, ẩn bài học triết lý; tình huống bất ngờ,hài hước, độc đáo. 2/ Kĩ năng: - Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên kết các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện. B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Truyện cổ tích là gì? Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa truyền thuyết và cổ tích? 3.Bài mới: Bên cạnh các thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích, trong kho tàng truyện dân gian còn có hai thể loại truyện vô cùng kí thú, hấp dẫn, mang tính giáo dục cao, đó là truyện ngụ ngôn và truyện cười.Hôm nay, chúng ta cùng làm quen với một trong hai thể loại trên, trước tiên là truyện ngụ ngôn qua văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” H Đ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG - Gọi HS đọc chú thích dấu sao SGK -> rút ra khái niệm truyện ngụ ngôn. - GV đọc và gọi HS đọc văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”. - Nhận xét cách đọc. Cho tìm hiểu một số từ khó. - Đọc chú thích SGK. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. Lắng nghe tích cực. I. Tìm hiểu chung: Truyện ngụ ngôn: Là những truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chuyện về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. - Yêu cầu HS xem lại đoạn 1. Hỏi:Sự việc chính trong truyện là gì? Hỏi: Bài học được rút ra từ câu chuyện là gì? Em nhận xét thế nào về môi trường sống của ếch? -> Ếch bộc lộ tính cách gì? - Cho HS thảo luận và chốt lại ý cơ bản. Hỏi: Do đâu Ếch bị trâu giẫm bẹp? -> Nhận xét và diễn giảng thêm về tính cách chủ quan, kêu ngạo. ( Liên hệ nhân vật Dế Mèn). Hỏi: Em hãy nêu một vài đặc điểm nghệ thuật của truyện? Hỏi: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nói lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học? (Cho HS thảo luận). - Nhận xét câu trả lời của HS. - Diễn giảng và rút ra thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”. - Rút ra ghi nhớ. - Yêu cầu HS đọc lại SGK. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Ếch sống trong đáy giếng đã lâu ngày, nó cứ nghĩ mình là chúa tể, … - Môi trường nhỏ hẹp => Tính kiêu ngạo. - Do kiêu ngạo, chủ quan. - Nghe. Xây dựng hình tượng gần gũi với cuộc sống. Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc… + Không chủ quan, kiêu ngạo. + Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp. II. Đọc - hiểu văn bản 1.Nội dung: - Sự việc chính của truyện: Ếch sống trong đáy giếng đã lâu ngày, nó cứ nghĩ mình là chúa tể, trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài, nó đi lại nghênh ngang, cuối cùng bị trâu giẫm bẹp. - Bài học nhận thức được rút ra: Hoàn cảnh sống của Ếch: + Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về mình và thế giới xung quanh. + Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống. + Phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau. 2.Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng gần gũi với cuộc sống. - Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc. - Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo. 3.Ý nghĩa văn bản: Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 - GV nhận xét, bổ sung. - Cho HS nêu một số hiện tượng ứng với câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”. - GV nhận xét. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. III. Luyện tập : Bài tập 1: 2 Câu quan trọng: (1) “Ếch cứ tưởng……tể” (2) “Nó nhâng nháo……giẫm bẹp” Bài tập 2: - Hiểu biết ít, môi trường tiếp xúc hẹp. - Chủ quan, coi thường thực tế -> sự thất bại chua sót. ? Qua truyện: “ Ếch ngồi đáy giếng” em rút ra bài học gì cho bản thân cũng như như trong cuộc sống? Giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống. 4. Củng cố: ý nghĩa của truyện 5. Dặn dò: * Soạn bài: Thầy bói xem voi. + Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích trang 103/SGK. + Tìm hiểu trước các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản SGK trang 103. + Xác định sự việc chính của truyện? + Bài học rút ra từ câu chuyện là gì? +Nghệ thuật của truyện? Tiết 38 NS: 21/10/2013 ND: 23/10/2013 THẦY BÓI XEM VOI ( Truyện ngụ ngôn) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi. - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn. 1. Kiến thức: - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo. 2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi. 3. Thái độ : Tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập, tinh thần hợp tác trong hoạt động của nhóm, học sinh yêu thích văn bản tự sự. B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Ếch ngồi đáy giếng. Bài mới Dựa vào thể loại truyện ngụ ngôn để dẫn vào bài HĐ CỦA GIÁO VIÊN H Đ CỦA HỌC SINH NỘI DUNG - GV đọc và gọi HS đọc văn bản “Thầy bói xem voi”. - Nhận xét cách đọc. Xác định bố cục - Gọi HS đọc chú thích SGK Văn bản có bố cục như thế nào? Đọc văn bản - Đọc chú thích SGK. Bố cục: Chia làm ba đoạn Đ1: “Từ đầu… Sờ đuôi”: Các thầy bói cùng xem voi. Đ2: “Tiếp theo… chổi sể cùn”: Họp nhau, bàn luận, tranh cải. Đ3: Đoạn còn lại: Kết cục tức cười. I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc văn bản: 2. Đọc chú thích: 3.Bố cục: Chia làm ba đoạn Đ1: “Từ đầu… Sờ đuôi”: Các thầy bói cùng xem voi. Đ2: “Tiếp theo… chổi sể cùn”: Họp nhau, bàn luận, tranh cải. Đ3: Đoạn còn lại: Kết cục tức cười. Hỏi: Vì sao các thầy bói muốn xem voi? Hỏi: Các thầy bói đã dùng phương thức nào để diễn tả hình thù con voi? Hỏi: Vì sao họ lại dùng tay để sờ voi? Nhận xét thái độ của các thầy bói? - GV nhận xét câu trả lời của HS. - Chốt lại ý và ghi bảng. Hỏi: Sai lầm của những thầy bói là chỗ nào? (Cho thảo luận) GV nhận xét câu trả lời của HS. GV: Sự vật , hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ mới biết một mặt, một khía cạnh mà đã cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. Muốn kết luận đúng về sự vật, phải xem xét nó một cách toàn diện. Hỏi: Em hãy nêu một vài đặc điểm nghệ thuật của truyện? Hỏi: Truyện cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống? Họ không biết hình thù con voi như thế nào. - Dùng tay sờ - Họ bị mù. - Khẳng định mình là đúng và phủ nhận ý kiến người khác. Đó là thái độ chủ quan sai lầm - Mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã tưởng đã phán đó là con voi nhìn thấy sự vật một cách phiến diện không toàn diện. -Thực hiện theo yêu cầu của Gv. -Thực hiện theo yêu cầu của Gv. Cách nói bằng ngụ ngôn Nghệ thuật phóng đại khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1.Nội dung: - Cách xem voi của các thầy bói: + Xem voi theo cách của người mù: sờ vào một bộ phận nào đó của voi, người sờ vòi, người sờ ngà, người sờ tai, người sờ chân, người sờ đuôi. + Phán đúng được một bộ phận nhưng không đúng về bản chất và toàn thể. - Thái độ của mỗi thầy bói với ý kiến của các thầy bói khác: + Lời nói thiếu khách quan: khẳng định ý kiến của mình, phủ định ý kiến của người khác. + Hành động sai lầm: xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu. 2.Nghệ thuật: Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc: - Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo. - Lặp lại các sự việc. - Nghệ thuật phóng đại. 3.Ý nghĩa: Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. - Yêu cầu HS kể một câu chuyện theo kiểu “Thầy bói xem voi”. - Kể cá nhân. III. Luyện tập: Bài tập 1: Đọc và kể lại chuyện sai lầm của em. 4. Củng cố: - Cho HS rút ra bài học răn dạy qua truyện ngụ ngôn đã học: Qua truyện: “ Thầy bói xem voi” em rút ra bài học gì cho bản thân cũng như như trong cuộc sống? 5. Dặn dò: - Yêu cầu HS: + Nắm ghi nhớ. + Ý nghĩa các câu thành ngữ -Hướng dẫn tự học: Chuẩn bị Danh từ (tiếp theo).Tìm hiểu: Cách viết hoa danh từ riêng Tiết 39 – 40 NS: 21/10/2013 ND: 23/10/2013 Tập làm văn VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 – VĂN KỂ CHUYỆN (Làm tại lớp) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố kiến thức về văn kể chuyện, về ngôi kể và thứ tự kể. - Học sinh biết kể một câu chuyện có ý nghĩa. - Học sinh biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí. - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, dùng từ, đặt câu. 1/ Kiến thức: - Vận dụng ngôi kể, thứ tự kể trong văn bản tự sự. - Vận dụng cách sắp xếp bố cục, lựa chọn lời văn, cách viết đoạn văn trong bài viết. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, dùng từ, đặt câu. - Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn bài, chữa lỗi chính tả. 3/ Thái độ : Tự giác, tích cực, nghiêm túc trong quá trình làm bài. B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Nêu yêu cầu của bài viết số 2 3. Thông báo đề bài Đề: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. *Hướng dẫn: HS đọc kĩ đề, lập dàn bài cẩn thận, nghiêm túc trong quá trình làm bài. * Quan sát: nhắc nhỡ học sinh chưa nghiêm túc. Hoạt động 3: Thu bài. GV thu bài và kiểm tra số bài trên tổng số học sinh. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết kiểm tra, động viên, khích lệ học sinh học tập. - Hướng dẫn tự học : Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng. Tìm hiểu: + Đọc văn bản, tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn trang 100/ SGK. + Tìm hiểu trước các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản SGK trang 101. + Xác định sự việc chính của truyện? + Bài học rút ra từ câu chuyện là gì? +Nghệ thuật của truyện? 3/ Đáp án: Hình thức: - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, viết đúng chính tả (0,5 điểm); - Bố cục rõ ràng, lời văn diễn đạt mạch lạc (0,5 điểm). - Lời văn kể chuyện trong sáng, hấp dẫn; Ngôi kể phù hợp (1 điểm). Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu được người thầy (cô) giáo em q
File đính kèm:
- TUẦN 10.doc