Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1: Con Rồng Cháu Tiên (truyền Thuyết)

I.Mục tiêu cần đat:

- Giúp học sinh:

 + Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

 + Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyền thuyết.

 + Chỉ ra được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, kể lại được truyện.

- Tích hợp:

 + Phần tiếng việt: Từ đơn, Từ phức, Cấu tạo từ.

 + Phần TLV: Khái niệm về văn bản và các phương thức biểu đạt.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Soạn bài chu đáo, dự kiến phần tích hợp trong bài dạy.

- Trò: Đọc văn bản, soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. Hoạt động dạy học:

 1.Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài:

 

doc347 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1: Con Rồng Cháu Tiên (truyền Thuyết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh nắm được thứ tự kể chuyện qua 2 cách:
	+ Theo trình tự thời gian.
	+ Không theo trình tự thời gian.
	+ ưu nhược điểm của từng cách.
- Bước đầu vận dụng 2 cách kể vào bài viết của mình.
B/ Chuẩn bị: 
- Bảng phụ.
- Tích hợp văn bản: Em Bé Thông Minh - Cây Bút Thần và Danh từ.
C/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài củ. (5')
	Ngôi kể là gì? Các ngôi kể thường gặp trong văn tự sự? Làm bài tập 4.
3. Bài mới.
Hoạt động dạy
HĐ1: Dẫn vào bài:
 Để làm tốt văn kể chuyện người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà cần phải chọn thứ tự kể phù hợp. Vậy thứ tự kể là thế nào bài học hôm nay...
HĐ2: Hướng dẫn học sinh nắm nội dung
1. Tóm tắt các sự việc trong truyện "Em Bé thông minh"
- Các sự việc ấy được trình bày theo trình tự như thế nào? Kể theo trình tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
2. Đọc kĩ đoạn văn trong SGK
? Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã hiện ra như thế nào?
3. Bài văn đã kể theo thứ tự nào?
4. Kể theo thứ tự này có tác dụng gì?
1. Qua 2 bài tập trên em hãy cho biết những thứ tự kể trong văn tự sự?
2. Bài học hôm nay cần nắm những kiến thức gì?
HĐ3: Luyện tập.
1. Học sinh đọc kĩ câu chuyện ở bài tập 1 
- Chuyện được kể theo thứ tự nào?
- Chuyện kể theo ngôi nào?
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện?
2. Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa.
* Gợi ý:
- Lần đầu em được đi chơi xa trong trường hợp nào? Ai đưa em đi?
- Nơi xa ấy là đâu? Về quê, ra thành phố, hay đi tham quan nơi nào?
- Em đã trong thấy gì trong chuyến đi ấy? Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?
- Em ước ao những chuyến đi như thế nào?
Hoạt động học
Nghe
I/ Bài tập:
- 4 sự việc (học sinh kể)
- Trình bày theo trình tự thời gian => làm cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dỏi.
 Chuyện thằng Ngỗ
* Thứ tự thực tế.
- Kể thời hiện tại: Thằng Ngỗ bị chó cắn
- Kể thời quá khứ: Thằng Ngỗ lừa mọi người.
- Kể thời hiện tại: Chuyện chó dại cắn thằng Ngỗ.
- Không kể theo trình tự thời gian mà theo mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ 3.
-> Làm cho sự việc thêm phong phú, trình bày khách quan, gây bất ngờ, chú ý cho người đọc, người nghe.
II/ Bài học:
1. Kể theo trình tự thời gian: Các sự việc tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên ...
2. Kể không theo thứ tự thời gian đem sự việc kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước ...
* Ghi nhớ: SGK
III/ Luyện tập:
1. Câu chuyện ở SGK.
- Trình tự kể: Theo mạch cảm xúc, hồi tưởng nhân vật kể chuyện.
- Ngôi thứ nhất (Nhân vật xưng tôi đóng vai trò người kể chuyện)
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò chất keo, kết, dính, xâu chuổi cho các sự việc quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau.
- Học sinh lập dàn bài theo gợi ý.
D/ Củng cố, dặn dò:
- Nắm phần ghi nhớ.
- Hoàn chỉnh bài tập 2.
Day: Bài 9: Tiết 37- 38: Viết bài tập làm văn số 2
A/ Mục tiêu bài học:
- Qua tiết viết bài một lần nữa nhằm cũng cố cho học sinh những kiến thức sau:
	+ Cách tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài trong văn kể chuyện.
	+ Lời văn, đoạn văn, cách lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, chữ viết.
B/ Chuẩn bị:
- Hạn chế cho học sinh các đề: 1; 2; 3.
- Hướng dẫn học sinh ôn lại những phần lý thuyết liên quan đến bài làm.
C/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổchức lớp.
2. Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vở để làm bài .
3. Bài mới: 
GV Chép đề lên bảng.
a- Đề bài: 
Kể về một người thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. 
b- Đáp án và biểu điểm.
1- Mở bài (2 đ) 
- Giới thiệu người thầy, cô mà mình yêu mến (Tên, dạy năm lớp nào) 
2- Thân bài (6 đ) 
- Kể về người thầy cô mà em quý mến, cụ thể. 
+ Hình dáng, tính tình, những kỷ niệm giữa em và cô thầy. Tình cảm của cô thầy đối với em và ngược lại.
3- Kết bài (2 đ) 
- Những tình cảm của em đối với cô thầy, lời hứa.
* Trình bày diễn đạt rõ ràng trôi chảy, tình cảm chân thành, tùy vào những thiếu sót để cho điểm thích hợp. 
D/ Cũng cố, dặn dò: 
- Hết giờ thu bài, nhận xét.
- Chuẩn bị bài luyện nói kể. 
- Tiết sau học : Êch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi.
Day: Bài 10: Tiết 39- 40: 
ếch ngồi đáy giếng - thầy bói xem voi
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là Truyện ngụ ngôn và hiểu được nội dung ý nghĩa Truyện ngụ ngôn. Cụ thể:
	+ Truyện "ếch ngồi đáy giếng" Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hoênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
	+ Truyện "Thấy Bói xem voi" Cần phải nhìn nhận sự vật, sự việc một cách đầy đủ, toàn diện trước khi đánh giá.
	B/ Chuẩn bị:
- Tích hợp phần tiếng việt.
- Tập làm văn: Luyện nói kể chuyện.
C/ Hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài củ.
Suy nghĩ của em về nhân vật mụ vợ và ông lão trong truyện "ông lão đánh cá và con cá vàng "
3. Bài mới.
Hoạt động dạy
1. Dẫn vào bài:
 Truyện: ông lão đánh cá và con cá vàng đã kết thúc thể loại cổ tích. Bên cạnh truyền thuyết, cổ tích còn có một thể loại truyện rất lý thú: đó là truyện ngụ ngôn. Vậy truyện ngụ ngôn là truyện như thế nào? Nó lý thú ra sao? Bào học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua 3 truyện: ếch ngồi đáy giếng; Thầy Bói xem voi; Đeo nhạc cho Mèo.
- Học sinh đọc đoạn văn.
1. ở bậc tiểu học các em đã được học những truyện ngụ ngôn nào?
2. Bằng sự hiểu biết của mình và sự gợi ý ở mục * SGK em hày cho biết truyện ngụ ngôn là gì?
3. Giải thích những chú thích ở SGK.
- "Chúa tể" thuộc từ loại gì?
- Nghênh ngang, nhâng nháo mang hành động của người tốt hay xấu?
1. Nhân vật chính trong truyện là ai?
2. Em biết gì về tập tính của ếch?
3. Câu chuyện được kể qua mấy sự việc? ứng với phần nào?
4. Tóm tắt gọn 2 sự việc?
- Học sinh đọc đoạn 1.
1. Đoạn 1 cho ta biết gì về ếch và thế giới xung quanh ếch?
2. Giếng là 1 không gian như thế nào?
3. Em có nhận xét gì về môi trường xung quanh ếch.
4. Trong môi trường chật hẹp ấy ếch nhìn nhận như thế nào về bản thân và thế giới xung quanh?
5. Vì sao ếch lại tưởng như vậy?
6. Điều đó đã nảy sinh tâm lý gì của ếch?
7. Qua đây truyện ám chỉ điều gì?
- Học sinh đọc đoạn 2, nêu nội dung?
1. ếch ra khỏi giếng bằng cách nào?
2. Cách ra ngoài ấy thuộc về khách quan hay ý muốn chủ quan của ếch?
3. Lúc này môi trường sống của ếch có gì thay đổi?
4. ếch có nhận ra sự thay đổi đó không? cử chỉ nào chứng tỏ điều đó?
5. Kết cục chuyện gì đã xảy ra với ếch?
6. Vì sao ếch bị trâu giẫm bẹp?
1. Truyện ngụ ý phê phán điều gì? khuyên răn điều gì?
2. Truyện có nét gì đặc sắc về nghệ thuật?
3. Truyện đã thể hiện được đặc điểm truyện ngụ ngôn chưa?
4. Những câu thành ngữ nào ứng với truyện này?
1. Văn bản nên đọc với ngữ điệu như thế nào?
- Học sinh đọc kể lại truyện.
- Đọc phần chú thích.
1. Văn bản gồm mấy sự việc? Mỗi sự việc tương ứng với phần nào?
2. Các sự việc diễn ra theo quan hệ nào?
1. Các ông thầy bói xem voi đều có đặc điểm chung gì?
2. Các thầy nảy sinh ý định xem voi trong hoàn cảnh nào?
3. Như vậy việc xem voi ở đây có dấu hiệu nào không bình thường.
4. Cách xem của các thầy có gì khác thường.
1. Sau khi tận tay sờ voi, các thầy bói lần lượt nhận định về voi như thế nào?
2. Niềm tin của các thầy về voi được diễn tả qua từng cảm giác cụ thể như thế nào?
3. Trong nhận thức của các thầy về voi có điểm nào hợp lý? Điểm nào sai? Vì sao?
4. Nhận thức đã sai nhưng thái độ của các thầy bói khiến nhận thức của họ càng sai hơn. Thái độ đó biếu hiện qua lời nói nào của các thầy?
? Em nghĩ gì về những câu nói đó?
5. Nhận thức sai lầm của các ông thầy bói là do nguyên nhân nào?
1. Vì sao các thầy bói lại xô xát nhau?
2. Kết quả, tai hại của cuộc xô xát này do đâu?
1. Qua truyện này nhân dân có những ngụ ý gì?
2. Em hiểu thêm gì về nghệ thuật truyện ngụ ngôn?
3. Truyện được trở thành một thành ngữ quen thuộc đó là gì?
Hoạt động học
Nghe
A- ếch ngồi đáy giếng.
I/ Đọc tìm hiểu chú thích:
*Truyện ngụ ngôn: (SGK)
DT chung.
II/ Tìm hiểu văn bản:
ếch: Thích sống ở những nơi ẩm thấp, gần nước, thường kêu ồm ộp (dưới giếng)
- Hai sự việc
+ Từ đầu... vị chúa tể: ếch khi ở trong giếng.
+ Đoạn còn lại: ếch khi ra khỏi giếng.
- Học sinh tóm tắt, giáo viên nhận xét.
1. ếch khi còn ở trong giếng.
- Sống lâu trong giếng, xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ.
- Môi trường chật hẹp, giản đơn.
- Oai như 1 vị chúa tể.
- Bầu trời chỉ là cái vung.
- Tầm nhìn của ếch hạn hẹp, vốn hiểu biết ít ỏi.
- Chủ quan kiêu ngạo.
- Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
2. ếch khi ra khỏi giếng.
- Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài.
- Khách quan không thuộc về ý muốn chủ quan của ếch.
- Không gian mở rộng với bầu trời, khiến ếch có thể đi lại khắp nơi.
- ếch không nhận ra.
Nhâng nháo nhìn lên bầu trời chả thèm chú ý xung quanh vì ếch tưởng bầu trời giếng của mình, với cua, ốc nhỏ nhoi tầm thường. ếch vẫn tưởng mình là chúa tể của bầu trời ấy, xung quanh ấy.
- Bị 1 con trâu đi qua giẫm đạp.
- Cứ tưởng mình oai coi thường mọi thứ xung quanh, do sống lâu trong môi trường hạn hẹp. Không có kiến thức về thế giới rộng lớn.
III/ Tổng kết: 
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang.
- Khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo.
- Nêu chính xác tập tính của ếch.
- Nhân hóa, ẩn dụ, ếch có những biểu hiện giống như người.
- Ngắn gọn, mượn chuyện vật để khuyên răn con người 1 cách nhẹ nhàng thấm thía
- ếch ngồi đáy giếng.
- Coi trời bằng vung.
B- Thầy bói xem voi.
I/ Đọc tìn hiểu chú thích: 
- Giọng quả quyết, tự tin, hăm hở và mạnh mẽ của mỗi thầy.
- Đọc phân vai
* Quản voi: Người trong nom điều khiển voi.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Từ đầu ... sờ đuôi: Các thầy bói xem voi
2. Tiếp ... chổi xể cùn: Các thấy bói phân về voi.
3. Đoạn còn lại: Hậu quả của việc xem và phán về voi.
=> Quan hệ nguyên nhân -> Kết quả.
1. Các thầy bói xem voi.
- Các thầy đều mù và đều muốn biết con voi hình thù ra sao.
- ế hàng, ngồi tán gẫu, có voi đi qua.
- Mù lại muốn xem voi.
- Vui chuyện tán gẫu chơi chứ không có ý định nghiêm túc.
- Xem v

File đính kèm:

  • docngu van 6.doc
Giáo án liên quan