Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 21: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về cuộc đời, nghị lực, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu và những giá trị lớn của thơ văn ông. Đó là quan điểm đạo đức, lí tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân, sắc thái miền Nam độc đáo.

 2. Kỹ năng: Tìm hiểu một tác giả văn học.

 3. Thái độ: Hiểu và trân trọng nhân cách Nguyễn Đình Chiểu, ý thức lòng yêu nước.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 Phương pháp: Phát vấn - nêu vấn đề, phân tích, diễn giảng.

 Kĩ thuật: Động não, dạy học theo dự án.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của GV: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Giáo án, Máy chiếu, phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở soạn, dự án GV đã phân công.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ: Không.

 2. Bài mới: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 3266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 21: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21: Ngày soạn: 21/ 09/ 2014 
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC 
 (Nguyễn Đình Chiểu)
Phần một: Tác giả
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về cuộc đời, nghị lực, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu và những giá trị lớn của thơ văn ông. Đó là quan điểm đạo đức, lí tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân, sắc thái miền Nam độc đáo.
 2. Kỹ năng: Tìm hiểu một tác giả văn học.
 3. Thái độ: Hiểu và trân trọng nhân cách Nguyễn Đình Chiểu, ý thức lòng yêu nước.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Phương pháp: Phát vấn - nêu vấn đề, phân tích, diễn giảng.
 Kĩ thuật: Động não, dạy học theo dự án.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của GV: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Giáo án, Máy chiếu, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở soạn, dự án GV đã phân công.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ: Không. 
 2. Bài mới: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CUỘC ĐỜI NĐC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Tích hợp với môn lịch sử: Phân công hs tìm hiểu các hình ảnh đoạn phim và kiến thức lịch sử triều Nguyễn những năm thực dân Pháp đổ bộ vào bán đảo Sơn Trà rồi xâm lược toàn bộ 6 tỉnh Nam Kì. Lồng ghép vào cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu để thấy rõ trước một thời đại lịch sử bi thương như vậy, phải chịu hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã vươn lên khẳng định nhân cách ngời sángcủa mình. 
Trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà, GV mời Nhóm 1 trình bày phần giới thiệu về tác giả NĐC:
HS: trình bày trên máy chiếu hình ảnh, đoạn phim và tóm tắt cuộc đời NĐC, chú trọng những phẩm chất lớn trong một số phận nghiệt ngã.
HS khác nhận xét, bổ sung. 
GV: Những bài học từ cuộc đời ông?
HS trả lời.
GV: chốt lại ý cơ bản. 
PHẦN MỘT : TÁC GIẢ
I. CUỘC ĐỜI
- Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định ( nay là TP HCM ), mất năm1888 tại Bến Tre.
- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát.
- Là một con người giàu niềm tin và nghị lực, vượt qua số phận để giúp ích cho đời: bị mù nhưng ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh giúp dân, làm thơ
- Năm 1859 khi Pháp chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc, rồi về Bến Tre, ông vẫn đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng các lãnh tụ nghĩa quan bàn mưu kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm thù.
- Cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về:
+ Nghị lực phi thường vượt lên số phận. 
+ Lòng yêu nước thương dân.
+ Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
-> Nhà nho tiết tháo, yêu nước; lá cờ đầu của thơ ca yêu nước chống Pháp ở Nam Bộ.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA NĐC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Thao tác 1: Tìm hiểu về Những tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu.
 GV: NĐC sáng tác ở những thể loại nào? Mỗi loại nêu một số tác phẩm tiêu biểu.
 HS: Kể tên những tác phẩm chính của ông theo thời gian: trước và sau 1859.
- Thao tác 2: Tìm hiểu về Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
GV: Trình bày quan điểm sáng tác của NĐC?
HS trả lời.
HS: Xác định những nội dung chính, tìm dẫn chứng minh họa 
GV: Định hướng:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!
Học theo ngòi bút chí công.
Trong thơ cho ngụ tấm lòng xuân thu
à Sáng tác văn chương như con thuyền chở đạo lí, chở mấy cũng không đầy. Viết văn là cầm bút đâm kẻ gian tà, đâm mấy cũng không bị mòn, cùn đi. Sáng tác văn chương là là việc học theo Khổng Tử làm sách giúp đời. 
GV: Tích hợp với môn GDCD (tư tưởng nhân nghĩa) : Yêu cầu hs về tìm hiwuwr khái niệm “nhân nghĩa, các biểu hiện của lòng nhân nghĩa. Phân tích tác phâm Lục Vân Tiên để làm rõ các biểu hiện đó.
Trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà GV mời Nhóm 2 trình bày nội dung Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa trong thơ văn NĐC thông qua tác phẩm Lục Vân Tiên.
HS: Giới thiệu hình ảnh và đoạn cải lương Lục Vân Tiên, từ đó phân tích tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ của NĐC: Vừa mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho vừa kết hợp với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.
Cả lớp nhận xét. bổ sung.
GV: Định hướng: 
 Lí tưởng đạo đức thể hiện rõ trong truyện LVT.
Trai thời trung hiếu làm đầu.
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
 Hình tượng các nhân vật ông Tiều, ông Quán, Tử Trực, Hớn Minh góp phần thể hiện rõ q.niệm đạo đức của ông: những tấm gương sáng về đạo đức, nhân nghĩa, thủy chung, sẵn sàng làm việc nghĩa cứu dân cứu nước, giúp đời.
GV: Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong xã hội hiện nay, giáo dục hs lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.
GV: Yêu cầu Nhóm 3 trình bày về nội dung yêu nước trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.
Tích hợp với môn GDCD (Lòng yêu nước): Yêu cầu hs xem lại khái niệm lòng yêu nước, các biểu hiện của lòng yêu nước, liên hệ với các sáng tác của NĐC trong thời kì thực dân Pháp xâm lược (Xúc cảnh, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) để làm rõ các biểu hiện của lòng yêu nước.
HS giới thiệu một số hình ảnh và đoạn cải lương “Nghĩa sĩ Cần Giuộc”, đồng thời lấy các tác phẩm của NĐC trong thời gian thực dân Pháp xâm lược để phân tích. 
Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
GV: Định hướng: 
 o Bài “Chạy giặc”. 
 o Trong Nam tên họ nổi như cồn. mấy trận Gò Công nức tiếng đồn. 
 Dấu đạn hãy rên tàu bạch quỷ. 
 Hơi gươm thêm rạng thể hoàng môn
(Trương Định)
 Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thạu của quay treo. 
 Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.
 Dù đui mà giữ đạo nhà. 
 Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ
GV: Liên hệ với biểu hiện của lòng yêu nước của người Việt Nam trong tình hình thực tế hiện này, giáo dục lòng yêu nước cho hs.
- Thao tác 3: Tìm hiểu nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK, kết hợp với những hiểu biết ở THCS, nêu nhận xét về nghệ thuật thơ văn NĐC?
HS: nhận xét về thơ văn NĐC, lấy ví dụ từ những tác phẩm đã học để làm rõ.
Chốt lại bằng nhận định của Nguyễn Đình Chú: “Thơ văn thầy Đồ Chiểu không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trước làn gió nhẹ, mà là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là quả vải thiều Hải Hưng ai ăn cũng thấy ngọt, mà là trái sầu riêng Nam Bộ hồ dễ mấy ai quen”. 
Tiếng thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn vang giữa cuộc đời hôm nay và mãi mãi sau.
II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
1. Những tác phẩm chính:
a. Trước khi Pháp xâm lược:
- Lục Vân Tiên
- Dương Từ - Hà Mậu
à Truyền bá đạo lí làm người.
b. Sau khi Pháp xâm lược:
Chạy giặc, Văn tế Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng, Ngư, Tiều y thuật vấn đáp,
à Lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối TK XIX.
2. Nội dung thơ văn:
 Viết thơ, văn với quan niệm: coi ngòi bút là vũ khí đánh giặc, chở đạo lí giúp đời. Quan niệm ấy thể hiện trong hai nội dung:
a. Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:
Thể hiện rõ trong tác phẩm Lục Vân Tiên.
- Vừa mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho vừa kết hợp với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.
- Mẫu người lí tưởng:
+ Nhân hậu, thuỷ chung.
+ Bộc trực, ngay thẳng.
+ Trọng nghĩa hiệp..
b. Lòng yêu nước thương dân.
- Cảm thương nỗi khổ của nhân dân, tố cáo tội ác mà thực dân Pháp đã gây cho nhân dân.
- Lên án những kẻ làm tay sai cho giặc.
- Ca ngợi những sĩ phu một lòng vì dân, vì nước mà chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
- ngợi ca những người dân nghèo khổ đáng giặc kiên cường.
- Ngợi ca những người trí thức bất hợp tác với kẻ thù.
- Kiên trì thái độ bất khuất trước kẻ thù.
- Hi vọng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
3. Nghệ thuật thơ văn.
- Văn chương trữ tình đạo đức.
- Đậm đà sắc thái Nam Bộ:
 + Ngôn ngữ: mộc mạc bình dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.
 + Nhân vật: trọng nghĩa khinh tài, nóng nảy, bộc trực nhưng đầm thắm ân tình.
 3. Củng cố:
Phiếu học tập: 
Kể tên một số tấm gương tiêu biểu vượt qua số phận để sống có ích cho xã hội mà em biết? Liên hệ với lối sống yếu đuối của một bộ phận thanh niên, học sinh ngày nay? Rút ra bài học cho bản thân?
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. Em hãy làm rõ nhận định trên qua cuộc đời và thơ văn NĐC?
 4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
- Nắm bố cục bài học theo sơ đồ. Nắm chắc những nét chính về số phận và nhân cách Nguyễn Đình Chiểu; Quan điểm sáng tác, Những tác phẩm chính, Nội dung thơ văn và Nghệ thuật văn chương Nguyễn Đình Chiểu.
- Chuẩn bị bài mới: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần hai: Tác phẩm): Đọc tác phẩm,
+ Tổ 1: Tìm hiểu về thể loại văn tế; hoàn cảnh ra đời và phân chia bố cục văn bản; 
+ Tổ 2: Tìm các đoạn phim, sân khấu về cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Cần Giuộc.
 + Tổ 3: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử, thời đại và phân tích hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc
 + Tổ 4: Tìm hiểu tiếng khóc trong tác phẩm: khóc cho người nghĩa sĩ, cho thời đại đau thương.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 6 Van te nghia si can Giuoc.doc
Giáo án liên quan