Giáo án Ngữ văn 11 - Học kỳ I

I. Mục tiêu cần đạt

Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu, tr 31)

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,

- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

 Kiểm tra: Tập ghi chép bài, SGK,

 

doc74 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ cho sự nghiệp dựng nước
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
20
2
20
1
10
1
5
50
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
4
40
4
40
2
20
2
10
100
IV. Đề kiểm tra
Câu 1(5,00 điểm):
Theo anh (chị), trong bài “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm, con đường cầu hiền của vua Quang Trung có mấy biện pháp? 
Câu 2(5,00 điểm):
Trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát , theo anh (chị) bãi cát dài và con đường cùng được miêu tả như thế nào? Các hình ảnh ấy tượng trưng cho điều gì? 
V. Hướng dẫn chấm
Câu
Đáp án
Điểm
1
Con đường cầu hiền của vua Quang Trung:
-Trước hết, tất cả mọi tầng lớp từ quan viên lớn nhỏ đến thứ dân trăm họ đều được phép “dâng sớ tâu bày” công việc.
-Việc tiến cử gồm ba cách: tự mình dâng sớ tâu bày, các quan văn võ được tiến cử, dâng sớ tự tiến cử.
-Cuối cùng, tác giả kêu gọi mọi người có tài đức hãy cùng triều đình gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.
1
3
1
2
Bãi cát dài và con đường cùng được miêu tả trong bài thơ:
-Bãi cát dài: bãi cát dài, bãi cát này tiếp theo bãi cát khác; mỗi bước mỗi thụt lùi, hầu như không thể ra khỏi bãi cát.
-Con đường cùng: con đường cụt, đường không còn chỗ đi tiếp nữa. Đó là hình ảnh “đường ghê sợ”: phía Bắc là “núi muôn trùng”, phía Nam là “sóng dào dạt”, đều là những trở ngại không thể vượt qua. Như thế dù là ra Bắc hay vào Nam đều bế tắc.
Các hình ảnh ấy tượng trưng cho: hoàn cảnh khó khăn, sự bế tắc. Con đường công danh nhọc nhằn, đường đời không lối thoát của tác giả và của biết bao trí thức trong xã hội phong kiến đương thời.
Lưu ý: Khuyến khích đối với câu trả lời có dẫn chứng (hợp lí) lấy từ tác phẩm.
2
2
1
Tuần 09
Tiết 35, 36
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. Mục tiêu 
	Biết vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong văn nghị luận. Viết được bài nghị luận văn học vừa thể hiện hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu có tính sáng tạo. Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân.
 	Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 54)
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh về tạo lập bài văn nghị luận văn học.
II. Hình thức
Tự luận, học sinh làm bài tại lớp trong thời gian 90 phút rồi nộp bài.
III. Ma trận đề
 Mức độ Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Tạo lập bài nghị luận văn học vừa thể hiện hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu có tính sáng tạo
Viết được bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, dễ đọc.
Phát hiện được một số biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã dùng và chỉ ra được nội dung cơ bản của đoạn trích.
Kết quả đọc- hiểu tác phẩm, cách phân tích văn bản, kết hợp nêu cảm nghĩ riêng. Vừa thể hiện kiến thức đọc- hiểu văn bản, vừa sử dụng tốt thao tác lập luận phân tích kết hợp so sánh, nêu cảm nghĩ, rút ra bài học thiết thực cho riêng mình, đồng thời tránh những sai sót về phân tích đề, lập dàn ý, diễn đạt.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
20
3
30
5
50
1
10
100
IV. Đề kiểm tra
	Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
V. Hướng dẫn chấm
Đáp án
Điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
3,00
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:
7,00
Nêu đúng vấn đề cần nghị luận.
0,50
Nguồn gốc và những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm của người nông dân (từ câu văn tế thứ 3 đến câu thứ 9):
+Cuộc đời lam lũ, tủi cực, người nông dân hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao.
+Lòng căm thù giặc sâu sắc.
+Nhận thức về trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước.
+Tự nguyện, quyết tâm tiêu diệt giặc.
1,00
Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận nghĩa đánh Tây” (từ câu thứ 10 đến câu thứ 15):
+Bức tượng đài ánh lên một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, bởi tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn.
+Hình tượng người anh hùng được khắc nổi trên nền một trận công đồn đầy khí thế tiến công.
0,50
1,50
Hình tượng nghĩa sĩ là hình tượng của những người nông dân yêu nước, căm thù giặc. Do thiếu vắng quân đội chính quy của triều đình, họ đã đứng lên đánh giặc bằng vũ khí thô sơ và hi sinh oanh liệt. Ở họ có một tinh thần tự giác cao độ, anh dũng vô song làm cho kẻ địch kinh hồn, bạt vía.
1,00
Nghệ thuật: so sánh thể hiện tâm lí của người nông dân; đặc tả cuộc chiến đấu với các chi tiết tả thực; thủ pháp đối lập (đối thanh, đối ý); dùng nhiều từ chỉ hành động mạnh, dứt khoát, nhiều khẩu ngữ nông thôn và từ ngữ mang tính địa phương Nam Bộ.
1,50
Đánh giá chung về vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên đưa hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ thành hình tượng trung tâm trong sáng tác văn học. Ông đã phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao quý vẫn tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ vất vả của người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.
1,00
Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa.
* Chuẩn bị: Câu 2, 3, 4, 6, SGK, tr 101
Tuần 10
Tiết 37, 38, 39
HAI ĐỨA TRẺ - Thạch Lam
I. Mục tiêu cần đạt
 Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ của những người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn. Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
 Đọc- hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu, tr 33), giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 55)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
 Những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? (Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa; Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển; Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng.)
 Nội dung, thành tựu chủ yếu của xu hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Giới thiệu khái quát về nhà văn Thạch Lam?
- Phố huyện Cẩm Giàng: một phố huyện nghèo có một cái chợ, cái ga xép đêm đêm có một chuyến tàu chạy qua, lù mù mấy ánh đèn hàng phở, hàng nước chè tươi, … đã in đậm trong tâm trí TL- sau này trở thành không gian nghệ thuật cho nhiều sáng tác của nhà văn. Ông thường lặng lẽ thể hiện niềm thương cảm chân thành đối với người nghèo. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo […]. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. (Thạch Lam, trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 1996.)
- Trong tiểu luận Theo dòng, TL viết: Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Và ở chỗ khác, TL khẳng định: Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.
- Theo Nguyễn Hoành Khung, (“Lời giới thiệu”Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930- 1945, NXB KHXH, Hà Nội, 1989), TL đặc biệt tinh tế khi diễn tả phân tích những rung động bên trong, những cảm giác mong manh, thoáng qua, những biến thái tế nhị của tâm hồn trước ngoại cảnh… Đó là cảm giác êm ả buồn vắng khi chiều tàn nơi phố huyện với nỗi đợi chờ mơ hồ và khắc khoải của hai chị em cô bé bán hàng tạp hóa- một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu…TL dường như là cây bút đầu tiên có ý thức khai thác chất thơ trong đời sống bình dị thường nhật. Nhiều truyện ngắn của ông không có cốt truyện, mà man mác như một bài thơ, … đem đến cho người đọc một cái gì thơm lành và mát dịu- Nguyễn Tuân.
- Trình bày những nét cơ bản về tác phẩm? (Loại truyện ngắn trữ tình này Hs đã được học ở THCS: Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, TL là những cây bút có thành công nổi bật ở loại truyện này vào những năm 1930- 1945. SGK, tr 94)
- Hs đọc tác phẩm: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, gợi được không khí làng quê toát lên từ các câu văn của Thạch Lam.
- Cảm nhận chung của em về tác phẩm? (Giọng văn êm dịu, tha thiết. Truyện xoay quanh một sự kiện: Liên và An cố thức để đợi tàu => Không thể tóm tắt theo dòng sự kiện hoặc cuộc đời nhân vật.) /(Tác giả kể chuyện gì? Câu chuyện diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào? Hệ thống nhân vật chính, phụ? PTL, tr 128 )
- Bức tranh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tàn được tác giả khắc họa qua các chi tiết nào (âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét)? (PTL, tr 128)
- Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên này? (PTL, tr 129 / Cái đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam cũng như cái hay của đoạn văn mở đầu thiên truyện?) (SGV, tr 113) Tiết 38
- Tác giả đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao? (Cảnh chợ tàn, những (kiếp) người (tàn tạ) dân phố huyện … PTL, tr 129)
- Em có nhận xét gì về đời sống nơi đây? (Gợi lên sự tàn lụi; sự nghèo đói, khó khăn và tiêu điều đến thảm hại của phố huyện.)
- Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện?(Lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn; Cảm nhận mùi riêng của đất, của quê hương này; Động lòng thương bọn trẻ con nhà nghèo; Xót thương cho mẹ con chị Tí: Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng […]. Để bán cho ai?

File đính kèm:

  • docPhan5 phoi chuong trinh ngu van 11.doc
Giáo án liên quan