Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 84
A. Mục đích yêu cầu: Giúp HS
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó
- Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
1. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án
- HS: SGK, vở ghi, vở soạn
2. Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quy nạp
- Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức
C.Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những nhân tố góp phần tạo nên hồn thơ Nguyễn Du
- Nêu những đặc điểm về nội dung trong các sang tác chữ Nôm của ND
3.Dạy bài mới
* Lời vào bài: Các em đã được học phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một PCNN khác rất quan thuộc-PCNN nghệ thuật
Phân môn: Tiếng Việt Tiết : 84 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT Ngày soạn: 20/03/2010 Mục đích yêu cầu: Giúp HS - Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó - Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án - HS: SGK, vở ghi, vở soạn Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp quy nạp - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức C.Tiến trình bài dạy Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những nhân tố góp phần tạo nên hồn thơ Nguyễn Du - Nêu những đặc điểm về nội dung trong các sang tác chữ Nôm của ND 3.Dạy bài mới * Lời vào bài: Các em đã được học phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một PCNN khác rất quan thuộc-PCNN nghệ thuật HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: tìm hiểu về ngôn ngữ nghệ thuật TT1: Đọc và phân tích cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản -> Ngôn ngữ nghệ thuật trau chuốt, giàu hình ảnh TT2: Em hiểu như thế nào về ngôn ngữ nghệ thuật TT3: Ngôn ngữ nghệ thuật có điểm gì khác ngôn ngữ sinh hoạt TT4: Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong trường hợp nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật TT1: Đọc và so sánh cách sử dụng ngôn ngữ trong hai văn bản TT2: Tính hình tượng có vai trò như thế nào đối với PCNN nghệ thuật TT3: Để tạo nên tính hình tượng, người viết cần vận dụng các biện pháp tu từ nào? TT4: So sánh cách biểu lộ tình cảm trong hai trường hợp dùng lời nói thông thường và các câu ca dao TT5: Vì sao PCNN nghệ thuật cần có tính truyền cảm? TT6: Vì sao PCNN nghệ thuật có tính cá thể hóa? TT7: Tính cá thể hóa có những đặc điểm nào đáng chú ý? TT8: Nêu tên vài tác giả có cá tính sáng tạo Ví dụ: ánh trăng trong “Truyện Kiều” Vầng trăng thề nguyền Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai mặt một lời song song Vầng trăng chia xa Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường Ngôn ngữ nghệ thuật Khảo sát ví dụ Tiếng gà le te lần lượt tự nhà nọ truyền đến nhà kia. Dưới lớp mái lụp xụp của túp lều tranh, chị Dậu và vầng trăng tàn thơ thẩn nhìn nhau, dường như đôi bên đều có riêng một tâm sự (Ngô Tất Tố) → ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm với âm thanh, đường nét, màu sắc Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày làm chất liệu nhưng có điểm khác có chức năng thông tin và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người bằng cách tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật-thẩm mỹ II.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Tính hình tượng Khảo sát ví dụ: So sánh ngôn ngữ của hai văn bản Sen là loại cây thân mềm sống chủ yếu ở dưới nước. Hoa sen có mùi thơm dịu nhẹ. Cây sen có rất nhiều tác dụng. Hoa sen thường dùng để thờ cúng. Nhụy sen có những hạt trắng dùng để ướp với trà làm thành trà sen. Lá sen dùng để gói hàng, gói cốm. Hạt sen dùng làm một vị thuốc bổ, để nấu chè, hầm chim, gà... Tâm sen phơi khô, sắc uống có tác dụng an thần → ngôn ngữ khoa học: miêu tả và nêu những tác dụng của sen Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn → ngôn ngữ nghệ thuật: + hình tượng cụ thể (lá xanh, bông trắng, nhị vàng) + tín hiệu thẩm mỹ: phẩm chất thanh cao, đẹp đẽ Đặc điểm đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật để tạo tính hình tượng, người viết dùng nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… tính hình tượng tạo nên tính đa nghĩa và hàm súc Tính truyền cảm a.Khảo sát ví dụ: So sánh cách diễn đạt trong hai trường hợp dùng lời nói thông thường để biểu lộ tình cảm mượn câu ca dao để biểu lộ tình cảm: Thò tay mà bứt đọt ngò Thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ → gợi ra cảm xúc mới lạ trong người nghe b.Đặc điểm người nói sử dụng ngôn ngữ gây hiệu quả lan truyền cảm xúc năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật có được nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng khách quan và tâm trạng chủ quan 3. Tính cá thể hóa - mỗi tác giả có cách diễn đạt riêng Ví dụ: đề tài tình yêu Thơ Xuân Diệu Mau với chữ vội vàng lên với chứ Em em ơi tình non sắp già rôi Thơ Nguyễn Bính Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào -vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật,nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống * Củng cố: ghi nhớ sgk/ 101 D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới: - Học bài cũ, nắm các đặc trưng của PCNN nghệ thuật -Soạn bài: Chí khí anh hùng ( Truyện Kiều) +Hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương, mặt phi thường”? +Phân tích lí tưởng anh hùng của Từ Hải ? +Cách miêu tả người anh hùng trong đoạn trích có gì độc đáo?
File đính kèm:
- 84 phong cach ngon ngu nghe thuat.doc