Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 52

A. Mục tiêu: Giúp HS

- Cảm thông với tấm lòng Đỗ Phủ. Ông từng bày tỏ nỗi niềm “quanh năm lo vì dân” của mình, thực ra nỗi “lo vì dân” ấy không chỉ quanh năm mà suốt đời nhà thơ. Trong bài này, qua “cảm xúc mùa thu” của Ba Thục, Đỗ Phủ đã thể hiện nỗi lo âu cho đất nứơc, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm gùi cho bản thân mình

- Bài thơ này cũng tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường: đối cảnh sinh tình (vì lòng buồn nên cảnh cũng buồn như thế); từ các mối quan hệ trong bài có thể thấy thu cảnh cũng chính là thu tâm(thu-hứng)

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy

1. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án

 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn

2. Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp quy nạp, gợi mở

 - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức

C.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

3. Dạy bài mới

 Lời vào bài: Hôm nay, chúng ta sẽ học bài thơ “Cảm xúc mùa thu” của thi thánh Đỗ Phủ để hiểu hơn không chỉ nghệ thuật thơ Đường mà còn đồng cảm với nỗi lòng thi nhân

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 52 CẢM XÚC MÙA THU
Ngày soạn: 17/12 ( Thu hứng - Đỗ Phủ-) 
Mục tiêu: Giúp HS 
- Cảm thông với tấm lòng Đỗ Phủ. Ông từng bày tỏ nỗi niềm “quanh năm lo vì dân” của mình, thực ra nỗi “lo vì dân” ấy không chỉ quanh năm mà suốt đời nhà thơ. Trong bài này, qua “cảm xúc mùa thu” của Ba Thục, Đỗ Phủ đã thể hiện nỗi lo âu cho đất nứơc, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm gùi cho bản thân mình
- Bài thơ này cũng tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường: đối cảnh sinh tình (vì lòng buồn nên cảnh cũng buồn như thế); từ các mối quan hệ trong bài có thể thấy thu cảnh cũng chính là thu tâm(thu-hứng)
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án
 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn
Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp quy nạp, gợi mở
 - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức
C.Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Dạy bài mới
Lời vào bài: Hôm nay, chúng ta sẽ học bài thơ “Cảm xúc mùa thu” của thi thánh Đỗ Phủ để hiểu hơn không chỉ nghệ thuật thơ Đường mà còn đồng cảm với nỗi lòng thi nhân
Bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY 
Hoạt động 1: tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
Thao tác 1: Nêu đôi nét về tác giả ?
Thao tác 2: Nêu xuất xứ bài thơ ?
Thao tác 3: nêu hoàn cảnh sáng tác ?
Thao tác 4: nêu bố cục của bài thơ ?
II. Hoạt động 2: Đọc hiểu
Thao tác 1: Đọc bản phiên âm , dịch nghĩa và dịch thơ
Thao tác 2: Bức tranh mùa thu được miêu tả như thế nào?
Thao tác 3: Từ ngữ nào khắc họa đặc điểm của bức tranh thu ? (điêu thương, tiêu sâm). 
TT4: Biện pháp ngệ thuật được sử dụng ở câu 3&4 ?Cảnh thu ở 2 câu này có gì khác so với 2 câu trên ?
GV: So sánh cảnh trong bài “ Tảo phát Bạch Đế thành”-Lí Bạch
“Sáng từ biệt thành BĐ giữa làn mây rực rỡ
Một ngày về tới Giang lăng xa ngàn dặm
Hai bên bờ tiếng vượng kêu k dứt
Thuyền nhẹ đã qua núi non muôn trùng”
*Cùng 1 cảnh nhưng cảnh lại khác nhau: Tả cảnh ngụ tình
TT5: Qua bức tranh mùa thu ấy em cảm nhận được điều gì?
Thao tác 6: không thời gian đã thay đổi như thế nào từ 4 câu đầu qua 4 câu sau?
Thao tác 5: phân tích cặp đối 5-6
Thao tác 6: hình ảnh “hoa cúc,con thuyền”được miêu tả ra sao?Có ý nghĩa như thế nào?
TT7: Thời gian ở 2 câu thơ cuối gợi lên điều gì?
TT8: Âm thanh được miêu tả có ý nghĩa ntn?(Cảnh sinh hoạt người dân Quỳ Châu: giàu: may áo, nghèo đập áo><tác giả: xa quê, nghèo khó, thiếu thốn: buồn, đau xót nghĩ đến thực tại của mình và những người xa xứ khác)
 Hoạt động 3: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật
Thao tác 1: nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ
Thao tác 2: nêu giá trị nội dung của bài thơ 
Tìm hiểu chung
Tác giả: (712-770)
gia đình có truyền thống Nho học, sống nghèo khó và chết trong bệnh tật
nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới
 nhà thơ có nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật đặc sắc
Tác phẩm
a. Xuất xứ: năm 766, Đỗ Phủ sáng tác chùm thơ tám bài “Thu hứng”, đây là bài 1
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Loạn An Lộc Sơn đã dẹp xong nhưng đất nước vẫn kiệt quệ
- Đỗ Phủ lưu lạc ở Quỳ Châu cách quê hương ông mấy ngàn dặm
- Bài thơ ra đời từ nỗi nhớ quê nhà và tấm lòng đau đáu lo cho dân cho nước 
c. Bố cục
- 4 câu đầu: tả cảnh mùa thu
- 4 câu sau: cảm hứng của thi nhân khi thu về trên đất khách
Đọc hiểu
Bức tranh mùa thu
- Câu 1:
rừng phong nhuốm đỏ: cảnh đặc trưng của mùa thu Trung Quốc
 “điêu thương”: tiêu điều của cảnh vật
Câu 2:
Vu sơn, Vu giáp: 2 địa danh hùng vĩ, hiểm trở
“tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt
Câu 3 và 4 đối nhau
 “ba lãng”: sóng dữ dội(vọt đến tận lưng trời), đặc trưng mùa thu trên sông Trường Giang
- Câu 4: mây sà sát mặt đất âm u→ thê lương, ảm đạm
=> Cảnh thu hiu hắt, tiêu điều chuyển sang hoành tráng dữ dội, hàm chứa nỗi u uất trong cõi lòng thi nhân
Cảm hứng của thi nhân
câu 5, 6: cặp đối ngẫu
từ không gian xa(rừng phong, sông Trường Giang, cửa ải xa) rút về không gian cận kề (khóm cúc, con thuyền) 
 từ không gian cận kề đến không gian nội tâm: dòng lệ cũ, mối tình nhà
hình ảnh:
+Hoa cúc nở 2 lần rơi dòng lệ cũ: 2 mùa thu xa quê, nhìn cúc nở như xoè ra cánh hoa bằng nước mắt
+Cô chu: con thuyền cô đơn buộc nỗi nhớ quê
→Cảnh vật đồng nhất với lòng người 
câu 7,8: 
thời gian: chiều về→ thời gian hướng nội
âm thanh: rộn ràng dao thước may áo rét, tiếng chày đập áo: dồn dập→ nỗi nhớ người thân, đau xót, càng nhớ quê
nghĩ suy cho số phận đất nước, số phận nhân dân sau chiến tranh An Lộc Sơn
Tấm lòng yêu nước thương dân
Tổng kết
Giá trị nghệ thuật
-Bút pháp Đường thi: xa-gần, không gian-thời gian, thính giác-thị giác, ngoại cảnh-nội tâm
-Văn hoá Trung Hoá: nét đặc trưng cảnh thu của Trung Quốc
-Nghệ thuật đối điêu luyện, cách sử dụng từ ngữ đặc sắc, có chọn lọc
Giá trị nội dung
-Nỗi nhớ quê nhà , nhớ người thân da diết
-Nỗi lo âu cho đất nước, nỗi ngậm ngùi cho bản thân mình
-Vẻ đẹp tâm hồn của thi thánh Đỗ Phủ
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
- nắm được nét đặc sắc về nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình
- nắm được nét đặc sắc về nội dung: bức tranh thu ảm đạm hay chính là nỗi tê tái xa quê, nỗi đau vì nước nhà kiệt quệ
- Học bài cũ: nắm giá tị nghệ thuật và nội dung
- soạn bài Đọc thêm: Lầu Hoàng Hạc(Thôi Hiệu), Nỗi oán của người phòng khuê(Vương Xương Linh), Khe chim kêu (Vương Duy)
- nhận xét về giá trị nghệ thuật của các bài thơ
- Nêu nội dung chính của mỗi bài

File đính kèm:

  • doc52 cam xuc mua thu.doc
Giáo án liên quan