Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 22, 23

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS

-Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám

-Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện Tấm Cám.

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 -SGK, SGV, TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3.Giới thiệu bài mới: Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 22, 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên phân môn 	: đọc văn
Tiết 	 	: 22,23
Ngày soạn 	: 19/10/09
Tên bài mới : TẤM CÁM
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS
-Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám
-Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện Tấm Cám.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 -SGK, SGV, TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3.Giới thiệu bài mới: Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
 Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
 Thấy chú bé đi hài bảy dặm
 Quả thị thơm cô Tấm rất hiền
 4.Tìm hiểu bài:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
HĐ 1: HDHS tìm hiểu chung
TT 1: Nêu những nét chính về truyện CT & CT thần kì?
TT 2: Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?
HĐ 2: HDHS tìm hiểu VB
TT 1: Khái quát hoàn cảnh sống của Tấm?
TT 2: Mâu thuẫn đầu tiên của Tấm & mẹ con Cám xuất phát từ sự việc gì?Tại sao Cám lại lừa dối chị?Hình ảnh cục máu nổi lên có ý nghĩa ntn?(tích tụ oán hờn, tố cáo tội ác).Vai trò của Bụt?
TT 3: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh mâu thuẫn xung đột gì trong xã hội. Từ xung đột ấy thường được truyện cổ tích giải quyết theo cách nào?
TT 4: Hình ảnh chiếc giày đánh rơi có giá trị ntn?
TT 5: Tấm đã trải qua mấy kiếp hồi sinh? Em hãy phân tích cụ thể?
TT 6: Em hãy so sánh hình ảnh cô Tấm phần đầu truyện và phần sau có gì khác nhau?Qua đó tác giả dg muốn nhắn nhủ điều gì?
GV: Một cô Tấm hiền lành vừa ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ, quyết liệt sống dậy trở về với cuộc đời để giành hạnh phúc. 
 Khung cửi dệt, quả thị là những vật Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những gì bình dị thân thương trong cuộc sống đời thường, “miếng trầu”: cái hồn của dân tộc. Đó là những hình ảnh tạo dựng ấn tượng thẩm mĩ cho truyện
TT 7: Sự trở về của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân ngày xưa về hạnh phúc như thế nào?
TT 8: Câu chuyện thể hiện ước mơ của nhân dân ntn?Qua đó, em hiểu thêm gì về tâm hồn người bình dân?
TT 9: HS thảo luận về đoạn kết của truyện: đồng ý hay không với hành động trả thù của Tấm ? Vì sao?
(Phù hợp quan niệm ở hiền..., kẻ gieo gió ắt gặt bão, thỏa mãn khát vọng trừng trịh kẻ áp bức, bóc lột mình của nhân dân ta)
I.Giới thiệu:
 1.Vài nét về truyện cổ tích và cổ tích thần kì:
-Phân loại truyện cổ tích: 3 loại : CT loài vật, CT thần kì, CT shoạt.
-Đặc trưng của CT thần kì: có sự tham gia của yếu tố thần kì
-ND: sgk
 2. Bố cục:2 phần 
- "Từ đầu....ở đâu ra mà đẹp thế": Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm .
- Phần còn lại: Cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để giữ hạnh phúc của Tấm.
II.Đọc hiểu:
 1. Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm .
 * Thân phận :
+ Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ tuổi.
+ Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ đẻ ra Cám
+ Tấm làm việc vất vả suốt ngày đêm
 . Chăn trâu, cắt cỏ.
 . Xay lúa, giã gạo.
→Tấm mồ côi, là đứa con riêng, sống trong xã hội phong kiến lại ở cùng dì ghẻ, cuộc sống của Tấm rất vất vả . 
-Tính cách :
+ Tấm chịu thương, chịu khó làm lụng quần quật>< Cám láu cá, lừa đảo
+ Tấm chân thật cả tin>< Mẹ con Cám thâm độc
→Tấm là hiện thân của cái thiện: Một cô gái chăm chỉ, hiền lành, cả tin, chân thực. Trực tiếp gây ra cuộc sống bất hạnh cho Tấm là mẹ con Cám- hiện thân của cái ác.
- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn xung đột trong gia đình.
-Thể hiện mâu thuẫn xã hội: mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác.
→Hướng giải quyết mâu thuẫn đó theo quan điểm thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, người nhân hậu được lực lượng siêu nhiên giúp.
*Con đường đến với hạnh phúc: 
-Mô típ “chiếc giày đánh rơi” là một trong những hình ảnh, chi tiết độc đáo:từ cô gái mồ côi, Tấm trở thành hoàng hậu. 
-Được sự giúp đỡ của lực lượng siêu nhiên( đặc trưng của cổ tích thần kì)
Hạnh phúc ấy chỉ có ở người hiền lành, lương thiện, chăm chỉ.
=>Con đường dẫn đến hạnh phúc không đơn giản chút nào. Đó là quá trình đấu tranh quyết liệt, giành lấy hạnh phúc của Tấm.
 2. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ hạnh phúc của Tấm.
 Tấm trải qua 4 kiếp hồi sinh: Chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị.
- Thái độ phản kháng của Tấm ngày càng cao trước cuộc đấu tranh ngày càng gian nan, quyết liệt.
Lúc đầu "ôm mặt khóc"-> ấm ức, ý thức được nỗi khổ của mình.
 ở phần 2 của truyện cuộc đấu tranh quyết liệt nhưng chưa hề thấy Tấm khóc bao giờ, cũng không hề thấy sự xuất hiện của Bụt. 
Do đó , các yếu tố kì ảo cũng có vai trò khác nhau.
 P1, bụt giúp Tấm.
 P2: chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị thay Tấm đấu tranh, chỉ là những vật Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với kẻ thù giành hạnh phúc.
- Sự trở lại làm người của Tấm ở cuối truyện thể hiện quan niệm của nhân dân: Thiện thắng ác, ở hiền gặp lành. Quan niệm và mơ ước của nhân dân rất thực tế. Họ không tìm thấy hạnh phúc ở đâu khác mà tìm ngay trong cuộc đời này.
→Nhân dân lđ muốn qua nhân vật Tấm thể hiện ý thức của mình. Muốn có hạnh phúc, con người phải tự đấu tranh, giành lấy thì hạnh phúc mới thực sự bền lâu.
 3. Ước mơ của nhân dân.
-Truyện thể hiện ước mơ đổi đời của nhân dân lao động. Cô Tấm từ đứa trẻ mồ côi bị hắt hủi, hành hạ, bị tước bỏ quyền lợi vật chất và tinh thần vụt đứng dậy đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc, cuối cùng trở thành hoàng hậu.
- Truyện thể hiện ước mơ thực hiện công bằng xã hội. Những người bị áp bức bóc lột như Tấm, những người hiền lành như bà cụ hàng nước đều được hưởng hạnh phúc.
Những ước mơ này thể hiện tâm hồn lãng mạn, lạc quan yêu đời của nhân dân ta khi sáng tạo truyện cổ tích
- Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố thần kì của truyện, khắc họa vẻ đẹp hình tượng của nhân vật: sự chuyển biến thái độ, hành động của nhân vật Tấm
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
-Nắm: cốt truyện, nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của truyện
-Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự: trả lời các câu hỏi phần I, II sgk

File đính kèm:

  • doc22,23 Tam Cam.doc
Giáo án liên quan