Giáo án Ngoài giờ lên lớp 11

Chủ đề hoạt động tháng 9:

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp

 công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

A. Mục tiêu giáo dục:

Sau chủ đề này, học sinh cần:

- Nhận thức được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐN.

- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho đất nước.

- Tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện. Hăng hái tham gia các hoạt động của lớp, của trường, của địa phương.

B. Nội dung hoạt động

- Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước ?”.

- Thi hùng biện về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

 

doc70 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 những lí tưởng, ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.
III. Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên.
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc sách Điều 12, 13 trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em.
- Gợi ý một số câu hỏi để học sinh chuẩn bị ý kiến và chủ động tham gia thảo luận. Ví dụ:
+ Theo bạn, lí tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì ?
+ ý nghĩa của việc xác định được lí tưởng sống đỗi với cuộc đời của mỗi con người như thế nào ?
+ Mỗi người có quyền bày tỏ suy nghĩ của mình về lí tưởng sống hay lí tưởng cách mạng của Đảng không ? Nếu suy nghĩ đó không đồng quan điểm với số đông trong tập thể thì theo bạn, người đó phải làm gì ?
+ Chúng ta có quyền yêu cầu Nhà nước, các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình tạo điều kiện cần thiết để giúp thanh niên học sinh thực hiện ước mơ, lí tưởng không ? Nếu có, theo bạn, đó là những yêu cầu gì ?
+ Để thực hiện được ước mơ, lí tưởng của mình, theo bạn, trách nhiệm của người thanh niên học sinh là gì ?
+ v.v
- Họp cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để thống nhất nội dung và phương pháp tổ chức thảo luận chuyên đề. Đề cử người chủ trì.
- Soạn thảo câu hỏi sát với các nội dung cơ bản đã gợi ý ở mục nội dung hoạt động để giao cho học sinh chuẩn bị ý kiến thảo luận
- Gợi ý cho cán bộ lớp về cách tổ chức thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ lớp phụ trách từng phần việc.
- Hướng dẫn người chủ trì thiết kế chương trình thảo luận.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung thảo luận chuyên đề, phân công một số bạn chuẩn bị ý kiến để thảo luận theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Giao cho các tổ chuẩn bị thảo luận ở tổ. Cử thư kí ghi biên bản.
- Mỗi học sinh đều phải chuẩn bị ý kiến để trình bày những suy nghĩ của mình về chủ đề thảo luận.
- Yêu cầu các tổ sưu tầm những mẩu chuyện, những tấm gương tiêu biểu trong sách báo hoặc ở địa phương, ở trong trường hoặc ở lớp đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để sống có lí tưởng.
- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ, tranh vẽ hoặc hình ảnh minh hoạ về những khát vọng, ước mơ, lí tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
- Trang trí lớp yêu cầu của hoạt động, chuẩn bị 4 tờ giấy A0, 4 bút dạ dầu.
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn.
IV. Tổ chức hoạt động
1. Tiết 1: Thảo luận theo tổ
- Tổ chức thảo luận chuyên đề theo tổ học tập do các tổ trưởng chủ trì.
- Thư kí ghi biên bản.
- Tổ trưởng nêu câu hỏi đã gợi ý để các bạn bày tỏ sự hiểu biết của bản thân về lí tưởng và ước mơ của thanh niên.
- Tổ trưởng mời các bạn phát biểu về ước mơ của bản thân hiện nay và về những biện pháp để thực hiện được ước mơ đó.
- Gợi ý để các bạn tranh luận, trao đổi với nhau về các biện pháp cụ thể để thực hiện ước mơ, lí tưởng của mình, không nên mơ ước viển vông, xa rời thực tế.
- Khuyến khích các bạn kể những câu chuyện và tấm gương tiêu biểu về ý chí vươn lên để đạt được ước mơ, lí tưởng. Qua đó, mỗi cá nhân có thể xác định được ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện để thực hiện ước mơ, lí tưởng của bản thân.
- Tổng kết lại các ý kiến phát biểu, đề nghị, các bạn suy nghĩ thêm để chuẩn bị cho tiết thảo luận tuần sau của lớp.
2. Tiết 2: Thảo luận theo lớp.
- Người chủ trì điều khiển thảo luận:
+ Giới thiệu thư kí ghi biên bản.
+ Lần lượt mời đại biểu các tổ trình bày khái quát kết quả thảo luận của tổ mình về nội dung của chủ đề thảo luận. Nêu thắc mắc hoặc các tình huống mà tổ đặt ra.
+ Nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận sâu hơn những nội dung mà các tổ chưa đề cập tới hoặc thảo luận chưa rõ.
+ Gợi ý để các bạn biết liên hệ những ước mơ với thực tế cuộc sống, tránh mơ ước viển vông, chung chung hoặc giúp các bạn nhân ra những khó khăn cản trở việc thực hiện ước mơ đó để có biện pháp vượt qua.
+ Văn nghệ xen kẽ.
+ Yêu cầu các tổ của đại diện lên liệt kê trên tờ giấy A0 những biện pháp cần thiết mà một thanh niên học sinh lớp 11 cần làm để biến ước mơ trở thành hiện thực (treo sẵn giấy A0 lên bảng hoặc trên tường, các tổ liệt kê trong 5 phút).
+ Mời các bạn bổ sung, cùng thống nhất về những biện pháp vừa nêu và tổng hợp lại, viết thành chương trình hành động của cả lớp.
+ Mời đại biểu các tổ kí cam kết thi đua cùng hành động để biến ước mơ, lí tưởng thành hệin thựuc
- Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
- Thư kí đọc ý kiến tổng hợp kết quả thảo luận.
V. Kết thúc hoạt động.
Hoạt động 2:
Thi hùng biện “Lí tưởng của thanh niên ngày nay”
I. Mục tiêu hoạt động:
Sau hoạt động này, chọ sinh cần:
- Hiểu rõ lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay không thể tách rời vưói lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Biết xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện lí tưởng đó. Đồng thòi, luôn tự hoàn thiện mình để không xa rời lí tưởng cách mạng mà Đảng ta đã lựa chọn.
- Có thái độ tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện vì lí tưởng cao đẹp của thanh niên.
II. Nội dung hoạt động
Lí tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người hướng tới, vừa là động lực thúc đẩy con người hành động. Lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay là lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đó là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Gợi ý tập trung vào 4 nội dung chính sau để học sinh có cơ hội trình bày quan điểm của mình về lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay:
- Lí tưởng chính trị: Lí tưởng chính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay là độc lập dân tộc và CNXH, là ý thức về niềm tự hào dân tộc quyếtt vươn lên chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, góp sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; Hạnh phúc, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ. Lí tưởng chính trị là vấn đề cốt lõi của lí tưởng cách mạng.
- Lí tưởng đạo đức: Lí tưởng đạo đức là niềm tin và ý thức chấp hành các chuẩn mực của cộng đồng và xã hội, vươn tới một nhân cách hoàn thiện, sống có đạo đức, trách nhiệm, thuỷ chung, trung thực, nhân ái, gảin dị, lành mạnh.
- Lí tưởng nghề nghiệp: Lí tưởng nghề nghiệp là hướng tới một nghề nghiệp, chuyên môn hợp với năng lực, sở trường, có lợi cho xã hội, gia đình, bản thân. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải biết hướng nghiệp và chọn nghề đúng đắn, tránh viển vông, chạy theo “mốt” nghề nghiệp trong xã hội. Lí tưởng của thanh niên Việt Nam ngày nay là tích cực học tập và rèn luyện chuyên môn, nghề nghiệp để là một người công dân có ích, biết phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và tích cực lập thân, lập nghiệp cho bản thân và gia đình.
- Lí tưởng thẩm mĩ: Lí tưởng thẩm mĩ chính là cách nhìn nhận và xu hướng vươn tới sự hoàn thiện nhân cách về các mặt: chân - thiện - mĩ; Vươn tới vẻ đẹp về trí tuệ, tâm hồn và hình tểh; đẹp trong cống hiến, hưởng thụ và trưởng thành; đẹp trong ý nghĩ, lời nói và việc làm; biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ của thưòi đại; sứuc mạnh của truyền thống và bản sắc của dân tộc nhằm xây dựng cái đẹp bản chất trong cuộc sống của cá nhân cũng như cộng đồng xã hội.
III. Công tác chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Họp với cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để thống nhất nội dung và cách thức tổ chức thi hùng biện.
- Đề cử người dẫn chương trình.
- Chọn 2 trong4 chủ đề chính ở phần nội dung hoạt động phù hợp vưói học sinh lớp 11 để giáo cho các tổ chuẩn bị bài hùng biện (mỗi tổ phải chuẩn bị 2 bài về chủ đề mà giáo viên đã lựa chọn).
- Gợi ý về cách tổ chức cuộc thi cho Ban tổ chức và giao nhiệm vụ cụ thể cho các em.
- Hướng dẫn, góp ý sửa bài hùng biện của các tổ.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung cuộc thi hùng biên, giao cho các tổ chuẩn bị viết bài theo chủ đề giáo viên đã lựa chọn.
- Các tổ cử người viết bài dự thi hùng biện, lấy ý kiến của các thành viên, tập hùng biên trước tổ.
- Yêu cầu các bạn chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phù hợp vưói chủ đề cuộc thi.
- Đề cử Ban giám khảo và thư kí.
- Chuẩn bị thể lệ cuộc thi và bảng điểm theo thang điểm 10.
- Trang trí lớp theo yêu cầu hoạt động.
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn.
- Chuẩn bị phần thưởng (nếu có).
IV. Tổ chức hoạt động.
Gợi ý chương trình tổ chức thi hùng biện “Lí tưởng của thanh niên ngày nay” như sau:
- Người dẫn chương trình điều khiển cuộc thi:
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
+ Giới thiệu chương trình.
+ Mời Ban giám khảo công bố thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn và biểu điểm chấm thi hùng biện (nội dung, kĩ năng trình bày, khả năng truyền cảm, lôi cuốn, hình thức thể hiện v.v), thời gian trình bày, cách cho điểm.
+ Mời đại diện các tổ lên bốc thăm thứ tự trình bày.
+ Mời đại diện các tổ dự thi hùng biện ra mắt chào đại biểu và các bạn.
+ Bắt đầu cuộc thi (hình thức loại trực tiếp).
Nêu chủ đề thứ nhất:
+ Giới thiệu đại diện các tổ lên trình bày theo thứ tự đã bốc thăm.
+ Ban giám khảo công bố điểm cho từng tổ. Người dẫn chương trình đọc điểm của các thành viên ban giám khảo.
+ Thư kí tổng hợp két quả.
+ Xen kẽ văn nghệ.
Nêu chủ đề thứ hai:
+ Giới thiệu lần lượt các tổ lên trình bày.
+ Ban giám khảo cho điểm.
+ Thư kí tổng hợp kết quả.
+ Biểu diễn xen kẽ các tiết mục văn nghệ
Mời Ban giám khảo công bố điểm và xếp loại cho các tổ sau 2 lần thi.
Trao phần thưởng cho tổ đạt giải nhất và một vài giải đặc biệt (nếu có).
V. Kết thúc hoạt động.
Hoạt động 3:
Biểu diễn văn nghệ: mừng đảng, mừng xuân
I. Mục tiêu hoạt động.
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Củng cố, tăng thêm nhiềm tin vào Đảng, niềm tự hào về quê hương, đất nước, về mùa xuân của dân tộc.
- Biết phát huy khả năng văn nghệ, rèn luyện kỹ năng cùng tham gia tổ chức hoạt động.
- Có thái độ phấn khởi, lạc quan, yêu đời; Tích cực học tập và rèn luyện tốt hơn để lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân.
II. Nội dung hoạt động.
1. Ca ngợi công lao to lớn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
Có rất nhiều bài hát, bài thơ, điệu 

File đính kèm:

  • docGA NGLL 11.doc