Giáo án Nghề Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013
I, Vị trí nghề làm vườn :
- Góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, nguyên liệu cho ngành, thủ công nghiệp nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh.
- Ngoài ra nghề làm vườn góp phần làm đẹp thêm cho đời nhờ các vườn hoa, cây cảnh từ các nơi công cộng đến mỗi gia đình.
* Tóm lại : Nghề làm vườn có vị trí rất quan trọng, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động.
II, Đặc điểm của nghề làm vườn :
1. Đối tượng lao động :
Đối tượng lao động của nghề làm vườn là các cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, bao gồm các loại cây rau, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu, cây lấy gỗ, .
2. Mục đích lao động :
Làm vườn nhằm tận dụng đất đai, điều kiện thiên nhiên, lao động sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng, góp phần tăng thêm thu nhập.
3. Nội dung lao động :
Nghề làm vườn bao gồm các công việc sau :
- Làm đất : Bao gồm các thao tác cày, bừa, đập nhỏ đất, lên luống, .
- Gieo trồng : Bao gồm các thao tác xử lí hạt, gieo ươm cây và trồng cây.
- Chăm sóc : Bao gồm các thao tác làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân, tỉa cây, cắt cành tạo hình, phun thuốc trừ sâu, .
- Thu hoạch : Bằng cách nhổ, cắt, hái, chặt, .
- Chọn, nhân giống cây : Bằng các phương pháp lai tạo giâm, chiết cành, ghép cây, .
- Bảo quản, chế biến : Bao gồm các thao tác phơi khô, bảo quản kín, .
4. Công cụ lao động :
Bao gồm các công cụ như cày, bừa, cuốc, cào, mai, thuổng, xẻng, dao, bơm thuốc trừ sâu, ống dẫn nước, xe cải tiến, dao ghép cây, quang gánh, .
5. Điều kiện lao động :
Chủ yếu hoạt động ở ngoài trời với không khí thoáng mát, nhưng cũng phải chịu ảnh hưởng của những tác động thiên nhiên như nhiệt độ, ánh nắng, mưa, gió, tiếp xúc với hoá chất (phân bón, thuốc trừ sâu, .). Tư thế làm việc thường xuyên thay đổi tuỳ theo từng công việc.
6. Sản phẩm :
Sản phẩm của nghề làm vườn rất phong phú, bao gồm các loại rau, củ, hoa, quả, cây cảnh, dược liệu, gỗ, .
III. Những yêu cầu đối với nghề làm vườn :
1. Tri thức - kĩ năng :
Nghề làm vườn đòi hỏi người lao động phải có tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm về văn hoá và kĩ thuật mới để đạt được kết quả cao trong sản xuất.
2. Tâm sinh lí :
- Phải yêu thích nghề làm vườn.
- Phải có tính cần cù, tỉ mỉ, có khả năng quan sát, phân tích tổng hợp, có tư duy kinh tế và hiểu biết về thẩm mĩ.
- Có ước vọng tạo ra những giống cây trồng tốt và trở thành người kinh doanh vườn giỏi.
3. Sức khoẻ :
- Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, có khả năng thích ứng với hoạt động ngoài trời.
- Có đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo.
4. Nơi đào tạo :
vôi để cải thiện kết cấu đất, giảm độ chua, làm cho đất được tơi xốp. - áp dụng các tiến bộ kĩ thuật phù hợp với từng loại cây trồng ở các khâu từ khi gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch, bảo quản nhân giống cây trồng. Tiến hành trồng xen cây hợp lí trong vườn giữa cây ngắn ngày (rau, đậu, ...) với cây dài ngày. +) Ao : - Diện tích ao tuỳ theo điều kiện từng nơi mà to nhỏ khác nhau, nhưng phải đảm bảo không bịo cớm, rợp, cáo hệ thống cấp thoát nước chủ động. Bờ áo phải được đắp cao, không để rò rỉ, sạt lở, có cống dẫn nước và thoát nước. - Xác định các loại cá nuôi trong ao : Loại nuôi chính và những loại cá nuôi ghép. - áp dụng các kĩ thuật mới phù hợp cho cá lớn nhanh, ít bị bệnh và nước ao không bị ô nhiễm. +) Chuồng : - Chuồng nuôi phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Chuồng nên quay hướng Đông hay Đông Nam.Nền chuồng dốc về phía sau và không thấm nước. Phải có hố ủ phân có mái che và rãnh thu nước tiểu. Diện tích chuồng tuỳ theo các loại vật nuôi mà có kích thước khác nhau D. Củng cố : Thu bài nhận xét ý thức làm bài của HS E. Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ TH: Cuốc. xẻng, phân hữu cơ, lân, vôi để cải tạo vườn trường. Ngày dạy:18/10/2011 Tiết 22, 23, 24: Thực hành : thiết kế vườn A. Mục tiêu : - Giúp học sinh biết được kỷ thuật thiết kế vườn theo hệ sinh thái V.A.C đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với địa phương. - Học sinh biết tự thiết kế vườn theo hệ sinh thái V.A.C. - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích lao động, say mê khoa học, ham hiểu biết. B. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Giáo án, tài liệu ; Địa điểm vườn để học sinh tham quan. 2. Học sinh : Vở ghi. C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Giảng bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung Giáo viên hướng dẫn học sinh tham quan vườn mẫu, hướng dẫn học sinh cách quan sát các yếu tố trong hệ sinh thái V.A.C để rút ra nhận xét và kinh nghiệm cho bản thân mình và có thể tự mình thiết kế, quy hoạch vườn ở tại gia đình cho phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao. - HS nghe hướng dẫn Giáo viên giám sát, hướng dẫn học sinh từng bước, chỉnh sửa kịp thời những sai sót của học sinh. - HS thực hiện Giáo viên xem xét - giúp học sinh hoàn chỉnh. - HS sửa sai A. Hướng dẫn ban đầu: 1. Tham quan vườn mẫu : - Hướng dẫn, tổ chức học sinh tham quan một mô hình vườn mẫu đã cải tạo và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Nghe báo cáo về quy trình xây dựng vườn, quy hoạch, cơ cấu cây trồng vật nuôi. - Sau khi tham quan cho học sinh nhận xét về mô hình của hệ sinh thái V.A.C đó có ưu điểm và nhược điểm gì ? Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân và có thể tự thiết kế, quy hoạch vườn theo hệ sinh thái V.A.C ở gia đình cho phù hợp. B. Hướng dẫn thường xuyên: 2. Tiến hành thiết kế : - Giáo viên hướng dẫn học sinh, cho học sinh số liệu cụ thể, Yêu cầu học sinh tự xây dựng bản thiết kế, quy hoạch mẫu vườn. - Học sinh thực hiện. - Giáo viên kiểm tra thu bài chấm lấy một điểm thực hành. C. Hướng dẫn kết thúc: 3. Kết thúc : - Học sinh hoàn chỉnh sơ đồ thiết kế quy hoạch vườn ở gia đình. - Nộp cho giáo viên kiểm tra đánh giá - Cho điểm. D. Củng cố : - GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung đã học - GV hệ thống nội dung E. Dặn dò: - Về nhà học bài và liên hệ tại địa phương về kĩ thuật trồng hoa - Về nhà thực hành thiết kế, quy hoạch vườn tại gia đình. Ngày dạy:25/10/2011 Tiết 25, 26: Thực hành: cải tạo vườn TẠP A. Mục tiêu : - Học sinh được tham gia một số công việc cải tạo, tu bổ vườn. công việc tu bổ, cải tạo ao. - Học sinh biết áp dụng lí thuyết vào thực tế sản xuất. - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích lao động, say mê khoa học, ham hiểu biết, biết quý trọng thành quả lao động B. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Giáo án, tài liệu ; Địa điểm vườn để học sinh thực hành cải tạo, trồng cây mới (vườn trường). 2. Học sinh : Cuốc, xẻng, dao phát, cào răng, phân, ô doa, cây con. C. Tiến trình dạy học : 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng công việc, hướng dẫn hết việc này đến việc kia. Chia học sinh thành từng nhóm và từng khu vực để thực hành. GV quan sát hs thực hiện Nhắc nhở học sinh chú ý về an toàn lao động. - GV nhận xét các nhóm 1. Chuẩn bị thực hành - Kiểm tra dụng cụ thực hành của học sinh. - Phân công công việc cho các tổ. - Phân công địa điểm thực hành cho các tổ. 2. Tiến hành : a. Các công việc cần làm : - Cuốc đất, đập nhỏ. - Đào hố, tra phân. - Trồng cây. - Tưới nước cho cây con (dùng ô doa tưới nhẹ). - Sửa sang lại bờ rào quanh vườn. * Học sinh tiến hành thực hành. b. Các công việc cần làm : - Dùng dao phát quang xung quanh bờ ao, dọn sạch cỏ, thu gọn để gọn gàng. - Dọn lòng ao : Nếu lòng ao có quá nhiều bùn thì phải vớt bỏ bớt đi, quải thêm vôi bột để vệ sinh lòng ao. - Sửa sang lại bờ ao : Đắp lại bờ ao để chống rò rỉ nước. - Sửa sang lại hệ thống dẫn, thoát nước của ao. * Học sinh tiến hành thực hành. 3. Kết thúc : - Giáo viên lại kiểm tra chất lượng môn học. - Học sinh hoàn thành công việc và biết tu bổ vườn tạp ở gia đình. D. Củng cố : - GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung đã học - GV hệ thống nội dung E. Dặn dò : - Về nhà học bài và liên hệ tại địa phương về kĩ thuật trồng hoa Ngày dạy:25/10/2011 Tiết 27, 28: thực hành: LÀM ĐẤT, GIEO HẠT, ƯƠM cây con A. Mục tiêu: - HS tiến hành thực hành, qua bài thực hành, HS biết cách sử lý hạt giống - HS thực hiện làm đất để ươm cây con. Thực hiện đúng kỹ thuật khâu gieo hạt. - Rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Vườn để ươm 2. Học sinh: - Cuốc, cào, dao thuổng .... - Hạt rau cải, cà chua, ớt ... C. Hoạt động dạy và học Hoạt động của GV và HS Nội dung GV phân tổ: T1: Cuốc đất; T2: Đập nhỏ; T3: Nhặt cỏ; T4: Lên luống. - HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV GV hướng dẫn HS cách làm đất, ươm hạt - HS lắng nghe và thực hiện Nhận xét chung ? Nờu cỏc bước gieo trồng hạt cà chua - Mức bún TB: Phõn chuồng 15 -20 tấn / ha, Lõn Supe 350 - 400 kg/ ha, Kali 200 -300 kg/ha, đạm sunfat 100kg/ha, phõn bún lút phải ủ trước khi bún. 1. Hướng dẫn ban đầu: - Làm đất - lên luống - tách hạt từ quả - gieo hạt – lấp đất. 2. Hướng dẫn thường xuyên. a. Làm đất vườn ươm: - Yêu cầu đất có thành phần cơ giới nhẹ. - Gần nguồn nước, đủ ánh sáng - Cách làm đất: Đất sau khi cày cuốc – phơi - đập nhỏ – nhặt sạch cỏ, đá sỏi; trộn phân hoai, mục, trấu – lên luống rộng 0,8 – 1m, cao 10-15cm. b. Gieo hạt: 3. Hướng dẫn kết thúc: - Nhận xét chung về ý thức thực hành của HS - Kỹ năng thực hành cụ thể là vẽ sơ đồ khu vườn, mối liêm hệ giữa các yếu tố. D. Củng cố: ? Ươm cây con như thế nào là đúng kỹ thuật ? ? Vận dụng để ươm cây tại gia đình E. HDVN Chuẩn bị cây con giờ sau thực hành Ngày dạy:25/10/2011 Tiết 29, 30,31, 32, 33: THỰC HÀNH: GIÂM, CHIẾT, GHẫP A. Mục tiêu: - HS hiểu được kỹ thuật ghép cây và các phương pháp ghép cây, ghép cửa sổ, chữ T, ghép mắt nhỏ có gỗ, đoạn cành, ghép nêm, ghép áp, ghép chẻ biên. - Vận dụng vào việc nhân giống cây ở vườn gia đình, địa phương. b. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: c. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Phương pháp nhân gống vụ tính có ưu, nhược điểm gì ? ? Cơ sở khoa học của phương pháp này là gì ? Tại sao phải làm nhà giâm cành? Nêu cách chọn cành giâm ? Chú ý gì khi cắt cành giâm ? Xử lý cành giâm như thế nào ? Chất điều tiết sinh trưởng có tác dụng gì ? Mật độ cành giâm như thé nào ? ? Thời vụ ? Cách chăm sóc ? Tiêu chuẩn của cây giống là gì ? PP chiết cành có ưu, nhược điểm gì ? Giống để có được cành chiết đạt yêu cầu, cần phải đảm bảo về kỹ thuật như thế nào ? ? Tại sao không chiết vào vụ xuân ? - Tỉ lệ1/2 đất + phân chuồng,2/3phân chuồng+1/3đất. - Buộc hai đầu và giữa ? Nêu kỹ thuật giâm và chiét cành ? áp dụng kiến thức đã học vào việc nhân giống ở gia đình Em hãy trình bày những ưu nhược điểm của phương pháp ghép ? Em hãy nêu cách chọn cành ghép và mắt ghép ? Phương pháp chọn cành gốc ghép như thế nào ? Ghép vào thời điểm nào là hiệu quả ? Em hãy trình bày các kiểu ghép mà em biết ? Ghép cửa sổ áp dụng để nhân giống những loại cây nào ? Cành lấy mắt ghép phải đảm bảo những yêu cầu nào ? Để tiến hành ghép đạt hiệu quả ta phải chăm sóc vườn gốc ghép như thế nào ? Nêu cách ghép mắt cửa sổ ? - Yêu cầu mắt ghép ? Kiểu ghép cành áp dụng đối với cây nào ? Tại sao phải đạt yêu cầu phần tượng tầng của cành ghép và gốc ghép lại tương đương ? I. Kỷ thuật giâm cành 1. Chọn cành - Chọn cành: Bánh tẻ, giữa tầng tán, vươn ra ánh sáng, không sâu bệnh, không mang quả. - Thời điểm cắt: Buổi sáng sớm khi chưa có nắng, sau khi cắt phải phun nước, cắm vào nước. - Xử lý cành trước khi giâm: + Cắt cành thành từng đoạn dài 5 - 7cm, có 2- 4 lá. + Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng: IBA, NAA. c. Cắm cành và chăm sóc cành giâm: II. Phương pháp chiết cành: 1. Kỹ thuật chiết cành. a. Chọn giống, chọn cây, chọn cành chiết tốt. - Giống: P/c thơm ngon, năng suất cao - Cây: Những cây tốt nhất, đạt yêu cầu năng suất và phẩm chất - Cành: + Đường kính 1-2cm. + Vị trí: Giữa tầng tán, vươn ra ánh sáng + Cành: Bánh tẻ, tuổi 1-3 năm. b. Thời vụ chiết: - Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Vụ xuân (Tháng 3, 4); Vụ Thu: (tháng 8, 9); cây đào chiết vào 15/2-15/3 và kéo dài tháng 10. - Các tỉnh Khu 4 cũ: Vụ Thu: (tháng 8, 9). - Các tỉnh phía Nam- Tây Nguyên: Tập trung vào đầu mùa mưa. c. Kỹ thuật chiết cành: - Khoanh vỏ cành chiết 1,5-2 lần/cành, cách gốc 10-15cm, cạo sạch lớp tế bào tượng tầng. - Chất độn bầu: - Bó bầu: Khi bầu có rễ màu nâu vàng - cắt bầu trồng vào đấthoặc sọt III. Phương pháp ghép: 1. Khái niệm: Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách gắn 1 phần của cây giống này sang 1 cây khác để tạo nêm một cây mới. 2. Ưu, nhược điểm: a. Ưu điểm: - Hệ số nhân giống cao. - Cây sinh trưởng và phát triển tốt nhờ bộ rễ của cây mẹ, gốc ghép. -
File đính kèm:
- Nghe 8.doc