Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 34
I - MỤC TIÊU:
- HS biết được tranh phong cảnh.
- Biết cách vẽ tranh phong cảnh thiên nhiên.
- Tập vẽ được tranh phong cảnh thiên nhiên đơn giản theo ý thích.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số bài tranh, ảnh phong cảnh: nông thôn, miền núi, phố phường, sông, biển. Và tranh đề tài khác để HS so sánh.
- Một số bài tranh phong cảnh của học sinh năm trước.
2. Học sinh:
- Vở bài tập vẽ.
- Bút chì, gôm, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới:
- Giới thiệu một bức tranh phong cảnh. Đặt câu hỏi:
? Trong tranh có những hình ảnh nào?
- HS trả lời.
Phong cảnh đẹp rất cần cho mỗi chúng ta, thiên nhiên sẽ làm cho tâm hồn ta thêm thoải mái, tinh thần sảng khoái. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ một bức tranh thiên nhiên đơn giản.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về: + Cách vẽ hình. + Cách vẽ màu. - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích. - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ. + HS trả lời. + Rất phong phú và đa dạng. + Cảnh sông biển, đồi núi, đồng ruộng, phố phường, hàng cây ven đường, góc sân nhà, trường học, công viên… + Biển, thuyền, mây, trời… + Núi, đồi, cây, suối, nhà… + Cánh đồng, con đường, hàng cây, con trâu… + Hàng rào, đường đi, cây cối, mây, mặt đất, mặt trời, hoa, bướm… + Nhà, cây, hàng rào, đàn gà, giếng nước… + Vẽ mây, trời, cây cối, nhà cửa, cổng làng, con đường,… Có thể vẽ con người và con vật nhưng vẽ cảnh vật là chính. - HS làm bài. - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp. - HS quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng. + Rõ nội dung. + Màu vẽ đẹp, có đậm có nhạt, kết hợp màu có sáng tạo, làm rõ trọng tâm. 4. Củng cố: ? Hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên mà em biết? - HS trả lời. 5. Dặn dò: - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong). - Xem lại những bài đã học ở học kì II để làm bài kiểm tra cuối năm. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để vẽ. ********************* Lớp 1: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN (TCT: 34) (Bài kiểm tra cuối năm) I - MỤC TIÊU: - Biết chọn đề tài phù hợp. - Bước đầu biết cách vẽ hình, vẽ màu, biết cách sắp xếp hình ảnh. - Tập vẽ được tranh đơn giản, có nội dung và vẽ màu theo ý thích. II – CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Một số tranh ảnh của họa sĩ hoặc của học sinh về các đề tài và các chất liệu khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh: - Vở bài tập vẽ. - Bút chì, gôm, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Đây là bài kiểm tra cuối năm nên cần dành thời gian cho HS làm bài để HS hoàn thành bài tại lớp. Giáo viên: - Giới thiệu một số tranh cho HS xem để các em biết các loại tranh: phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, sinh hoạt. - Nêu lên yêu cầu bài vẽ để HS chọn đề tài theo ý thích của mình. Đề bài: vẽ một bức tranh đề tài tự chọn vào khổ giấy A4. Yêu cầu: + Đúng đề tài. + Hình vẽ rõ nội dung. + Màu sắc: tươi sáng, hài hòa. Vẽ màu kín nền bức tranh. - Một số đề tài để HS vẽ: + Gia đình: . Chân dung: ông, bà, cha, mẹ, anh chị hay chân dung mình. . Cảnh sinh hoạt gia đình: bữa cơm gia đình, đi chơi ở công viên, cho gà ăn… + Trường học: . Cảnh đến trường: học bài, chơi trong sân trường, lao động trồng cây, nhảy dây… . Mừng ngày 20/11, ngày khai giảng… + Phong cảnh: . Cảnh biển. . Cảnh nông thôn. . Cảnh miền núi. + Các con vật: đàn gà, chó, mèo, trâu…. - Giúp đỡ, động viên HS làm bài. 2. Học sinh: - Tự lựa chọn đề tài và vẽ màu theo ý thích. ***************************** Lớp 4: Vẽ tranh TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO (TCT: 34) I - MỤC TIÊU: - Hiểu cách tìm, chọn đề tài tự do. - Biết cách vẽ theo đề tài tự do. - Tập vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích. II – CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm tranh ảnh về các đề tài khác nhau để so sánh. - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh: - Vở bài tập vẽ. - Bút chì, gôm, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Có rất nhiều đề tài để chúng ta lựa chọn vẽ tranh, tuy nhiên tuỳ vào yêu cầu từng bài mà chúng ta sẽ lựa chọn và vẽ các hình ảnh cho phù hợp. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ tranh về đề tài tự do. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài: - Giới thiệu một số tranh, ảnh về các đề tài khác nhau. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi: + Các bức tranh vẽ về những đề tài nào, có giống nhau không? + Trong tranh có hình ảnh nào? + Ở đề tài Vui chơi có thể vẽ những hoạt động nào? Hình ảnh chính là gì? + Còn đề tài nhà trường thì những hình ảnh chúng ta nên vẽ là gì? + Nếu là đề tài phong cảnh thì những hình ảnh chính trong tranh của chúng ta là gì? + Đề tài tự chọn có phong phú không? - Gợi ý một số đề tài cụ thể để HS tập chọn nội dung và tìm những hình ảnh phù hợp. Tìm hình ảnh chính, phụ phù hợp với đề tài. - Vấn đề Môi trường hiện đang là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội, trong bài học này các em cũng có thể thể hiện sự quan tâm của mình đối với việc bảo vệ môi trường bằng cách vẽ tranh đề tài này. - Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung. *Hoạt động 2: Cách vẽ tranh: - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh: + Tìm chọn nội dung phù hợp với khả năng. (phong cảnh, vui chơi, trường em…). + Vẽ hình ảnh chính trước. (các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi, cảnh vật miền biển hay thiếu nhi với nhiều hình dáng khác nhau). + Vẽ thêm các hình ảnh phụ: cây cối, sân trường, dãy lớp học, mây, nhà cửa, con người… Để tranh sinh động hơn. + Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ… - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ. - Cho hs xem một số tranh của học sinh lớp trước. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành: - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng. - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình. - Đến từng bàn hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong việc tìm chọn nội dung đề tài, sắp xếp hình ảnh, tìm màu… *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về: + Cách sắp xếp bố cục. + Cách vẽ hình. + Cách vẽ màu. - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích. - Nhận xét bổ sung, thu bài. + Tĩnh vật, sinh hoạt, phong cảnh, vui chơi, lễ hội… Không giống nhau. + Con người, cây cối, các con vật… + Nhảy dây, đá cầu, thả diều, bắn bi, kéo co… Hình ảnh chính là con người. + Phong cảnh trường em, giờ học trên lớp, chăm sóc vườn trường… + Phong cảnh miền núi, nông thôn, phong cảnh miền biển, thành phố hoặc phong cảnh Tây Nguyên… + Rất phong phú, đa dạng. - HS làm bài. - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp. - Hs quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng. + Rõ nội dung, cân đối. + Sinh động hay lặp lại. + Màu vẽ đẹp, tươi sáng, có đậm có nhạt, rõ trọng tâm. 4. Củng cố: ? Nêu tên một số đề tài để vẽ tranh mà em biết? - HS trả lời. 5. Dặn dò: - Vẽ một bức tranh đề tài tự chọn vào giấy A4. - Chọn các bài vẽ đẹp của mình để chuẩn bị trưng bày kết quả trrong năm học. ************************* Lớp 3: Vẽ tranh TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI MÙA HÈ (TCT: 34) I - MỤC TIÊU: - Hiểu nội dung đề tài mùa hè. - Biết cách vẽ tranh đề tài Mùa hè. - Tập vẽ một bức tranh đề tài Mùa hè và vẽ màu theo ý thích. II – CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài mùa hè. - Hình gợi ý cách vẽ. - Một số bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh: - Vở bài tập vẽ. - Bút chì, gôm, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: Khi đến trường chúng ta được học tập, được vui chơi. Đến khi nghỉ hè thì chúng ta cũng có thể chơi những trò chơi khác, đi chơi xa với cha mẹ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ tranh về đề tài mùa hè. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài: - Giới thiệu một số tranh, ảnh về mùa hè. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi: + Tiết trời trong mùa hè thế nào? + Cảnh vật trong mùa hè thường có màu sắc nào? + Con vật nào kêu báo hiệu mùa hè đến? + Cây hoa nào nở báo hiệu mùa hè đến? + Những hoạt động vui chơi nào diễn ra trong ngày hè của các em? + Mùa hè em thường đi nghỉ mát ở đâu? Cảnh vật ở đó như thế nào? + Cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam chúng ta thế nào? Hãy kể tên một số cảnh đẹp mà em biết? + Với đề tài này em sẽ vẽ hoạt động nào? - Nhận xét chung, nhấn mạnh: các em hãy nhớ lại các hình ảnh, màu sắc của cảnh mùa hè ở những nơi đã đến: bãi biển, nhà, cây cối, sông núi, cảnh vui chơi… *Hoạt động: Cách vẽ tranh: - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh: + Vẽ hình ảnh chính trước. (các hoạt động vui chơi trong mùa hè: các hoạt động mà các em đã lựa chọn, sắp xếp sao cho hợp nội dung, bố cục cân đối). Vẽ to, rõ để làm nổi bật nội dung. + Vẽ thêm các hình ảnh phụ: cây cối, nhà, bãi biển, bãi cỏ, mây,… Để tranh sinh động hơn. + Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt để làm nổi cảnh sắc mùa hè, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ… - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ. - Cho hs xem một số tranh của học sinh lớp trước. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành: - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng. - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình. - Đến từng bàn hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong việc tìm chọn nội dung đề tài, tìm màu… *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về: + Đề tài. + Bố cục. + Hình ảnh + Cách vẽ màu. - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích. - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ. + Thời tiết oi bức, nóng nực… + Cây cối xanh tốt. trời trong xanh, ánh nắng chói chang… + Con ve. + Cây phượng. + Thả diều, tắm biển, đi tham quan, sinh hoạt hè, ôn tập bài… + Học sinh trả lời. + Rất đẹp. Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang, Mũi Cà Mau… + Học sinh trả lời. - HS làm bài. - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp. - Hs quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng. + Rõ nội dung. + Có hình ảnh chính, hình ảnh phụ. + Phong phú, sinh động. + Màu vẽ đẹp, có đậm có nhạt, tươi sáng, đúng với cảnh sắc mùa hè. 4. Củng cố: ? Nêu tên một số đề tài để vẽ tranh đề tài Mùa hè? - HS trả lời. 5. Dặn dò: - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong). - Chọn các bài vẽ đẹp của mình để chuẩn bị trưng bày kết quả trrong năm học. ************************** Lớp 5: Vẽ tranh: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN (TCT: 34)
File đính kèm:
- TUẦN 34.doc