Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 33

I - MỤC TIÊU:

- HS nhận biết hình dáng, màu sắc của cái bình đựng nước.

- Biết cách vẽ cái bình đựng nước.

- Vẽ được cái bình đựng nước.

 

II – CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Sưu tầm tranh ảnh một số bình đựng nước có kiểu dáng, chất liệu màu sắc và cách trang trí khác nhau.

- Mẫu vẽ.

- Hình minh họa cách vẽ.

- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.

 2. Học sinh:

- Vở bài tập vẽ hoặc giấy vẽ.

- Bút chì, gôm, màu vẽ.

 

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số lớp.

- Kiểm tra dụng cụ học tập.

2. Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới:

 ? Bình đựng nước là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình chúng ta. Vậy bình đựng nước có tác dụng gì?

 - HS trả lời.

 Hôm nay chúng ta sẽ quan sát và vẽ một bình đựng nước theo mẫu.

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à hoa. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ một bức tranh có Bé và hoa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Giới thiệu đề tài:
 - Giới thiệu một số tranh ảnh, yêu cầu hs quan sát và đặt câu hỏi:
+ Nêu tên các loại hoa?
+ Màu sắc của các loại hoa thế nào?
+ Hoa có những bộ phận nào?
 + Bé có những bộ phận nào trên cơ thể? Hình dáng các bé có giống nhau không?
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung: có rất nhiều loại hoa có hình dáng và màu sắc khác nhau, rất đẹp. Đây là đề tài gần gũi với sing hoạt, vui chơi của các em. Là bài vẽ mà các em sẽ hứng thú.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh: 
 + Vẽ bé: nhớ lại hình dáng, kiểu quần áo và màu sắc của bé đang mặc. Nhớ xem em bé đang làm gì với dáng vẻ thế nào.
 + Vẽ hoa: đó là loại hoa gì, nó có hình dáng như thế nào, vẽ thân cành trước, vẽ lá và hoa sau, thân cây và bông hoa có nhiều hình dáng khác nhau. 
 + Vẽ thêm các hình ảnh phụ: sông, hàng rào, mây, cây cối…
 + Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Giới thiệu một số bức tranh vẽ Bé và hoa của hs để cho các em tham khảo thêm.
 - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ, giới thiệu một số tranh cho hs xem.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
 - Lưu ý hs, đối với đè tài này em bé là hình ảnh chính ở giữa, xung quanh là hoa và các hình ảnh khác.
 - Nhắc nhở những học sinh có năng khiếu vẽ thêm một số hình ảnh phụ để bức tranh thêm sinh động.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Hồng. cúc, hướng dương, mai, sen…
 + Khác nhau, màu xanh, màu vàng, màu đỏ…
 + Cánh hoa, đài hoa, nhị hoa…
 + Đầu, thân, tay, chân... Không giống nhau. Có bé trai và bé gái.
- Trong tranh chỉ cần vẽ hình em bé với một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé với nhiều bông hoa trong vườn, vườn hoa ở công viên hay ở nhà, chợ hoa…
 - HS làm bài.
 - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- HS quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng.
 + Rõ nội dung.
 + Màu vẽ đẹp, đã vẽ kĩ chưa, có đậm có nhạt.
4. Củng cố:
? Chúng ta có cần bảo vệ những bông hoa trong sân trường hay bất kì nơi nào mình gặp không?
- HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài mới: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN .
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
**********************
Lớp 4:
Vẽ tranh:
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI
VUI CHƠI TRONG MÙA HÈ (TCT: 33)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung đề tài về mùa hè.
- Biết cách vẽ tranh về đề tài Vui chơi trong mùa hè.
- Tập vẽ một bức tranh về hoạt động Vui chơi trong mùa hè.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong mùa hè.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
 - SGK, Vở bài tập vẽ.
 - Bút chì, gôm, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 Khi đến trường chúng ta được học tập, được vui chơi. Đến khi nghỉ hè thì chúng ta cũng có thể chơi những trò chơi khác, đi chơi xa với cha mẹ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ tranh về đề tài vui chơi trong mùa hè.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài:
 - Giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động vui chơi trong mùa hè. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Bức tranh có hình ảnh nào là chính?
 + Hình dáng của học sinh trong những hoạt động có giống nhau không?
 + Ngoài ra còn có hình ảnh nào nữa?
 + Không khí sân trường trong lúc diễn ra trò chơi thế nào?
 + Hãy kể một số hoạt động vui chơi trong ngày hè của các em?
 + Với đề tài này em sẽ vẽ hoạt động nào? 
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh: các em hãy nhớ lại các hình ảnh, màu sắc của cảnh mùa hè ở những nơi đã đến: bãi biển, nhà, cây cối, sông núi, cảnh vui chơi… để vẽ nên một bức tranh đẹp.
- Nhắc nhở các em: khi vui chơi chúng ta cần lưu ý không vứt rác bừa bãi, phải giữ gìn vệ sinh chung đồng thời khi chơi chúng ta cần tránh những trò chơi nguy hiểm không được sự cho phép của người lớn để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.
 *Hoạt động: Cách vẽ tranh:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Vẽ hình ảnh chính trước. (các hoạt động vui chơi trong mùa hè: các hoạt động mà các em đã lựa chọn, sắp xếp sao cho hợp nội dung, bố cục cân đối).
 + Vẽ thêm các hình ảnh phụ: cây cối, nhà, bãi biển, mây,… Để tranh sinh động hơn.
 + Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ.
 - Cho hs xem một số tranh của học sinh lớp trước.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình. 
 - Đến từng bàn hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong việc tìm chọn nội dung đề tài, tìm màu…
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Đề tài.
 + Bố cục.
 + Hình ảnh
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Các bạn đang chơi trò chơi.
 + Khác nhau về hình dáng ở các hoạt động.
 + Cây cối, sân, nhà, bãi biển…
 + Nhộn nhịp, ồn ào, náo nhiệt…
 + Cùng gia đình đi thăm các danh lam thắng cảnh, đi tắm biển, cắm trại, múa hát ở công viên, đi tham quan bảo tàng, về thăm ông bà…
 + Học sinh trả lời. 
 - HS làm bài.
 - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- Hs quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng. 
 + Rõ nội dung.
 + Có hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
 + Phong phú, sinh động.
 + Màu vẽ đẹp, có đậm có nhạt, tươi sáng, đúng với cảnh sắc mùa hè.
4. Củng cố:
? Hãy nêu một số nội dung để vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè?
- HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 34: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
*********************
Lớp 3:
 Thường thức Mĩ thuật:
TẬP MÔ TẢ CÁC HÌNH ẢNH 
VÀ MÀU SẮC TRÊN TRANH (TCT: 33)
I – MỤC TIÊU:
 - Hiểu nội dung các bức tranh.
 - Có cảm nhận vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - SGV.
 - Tranh trong Vở bài tập phóng to.
 - Sưu tầm thêm tranh thiếu nhi Việt Nam và thế giới cùng đề tài.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ 3.
 - Sưu tầm tranh thiếu nhi trên sách, báo.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 2. Giới thiệu bài mới:
 Thiếu nhi là một trong những lớp người có tính sáng tạo, óc mô tả, tưởng tượng phong phú và có thể vẽ nên những bức tranh rất đẹp. Ở những tiết trước chúng ta đã xem một số tranh vẽ của thiếu nhi Việt Nam. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, quan sát một số bức tranh đẹp của thiếu nhi thế giới đã vẽ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Xem tranh:
 a). Tranh Mẹ tôi của Xvét- ta Ba- la- nô- va.
- Giới thiệu tranh để HS quan sát, đặt câu hỏi gợi ý HS trả lời:
 + Tranh vẽ đề tài gì?
 + Các hình ảnh nào có trong tranh?
 + Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào làphụ?
 + Tình cảm của mẹ đối với em bé được thể hiện như thế nào?
 + Tranh vẽ diễn ra ở đâu?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào?
 + Màu chủ đạo trong bức tranh là gì? 
 + Em thích màu nào nhất trên bức tranh?
 + Tranh được vẽ như thế nào?
 - Có thể kể thêm truyện về mẹ hoặc đọc thơ, cả lớp hát bài hát về mẹ để các em cảm nhận được tình cảm bao la của mẹ đối với con.
 - Giới thiệu thêm với HS về đất nước Ca- dăc – xtan: Nằm ở vùng Trung Á, có khí hậu lạnh về mùa đông, nóng khô về mùa hè. Kết luận: dù ở nơi đâu thì chúng ta luôn nhận được tình yêu thương nồng ấm của mẹ.
b). Tranh Cùng giã gạo của Xa- rau-giu Thê Pxông Krao.
- Giới thiệu tranh, dành thời gian cho các em quan sát, dặt câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Các dáng của những người cùng giã gạo có giống nhau không?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh?
+ Trong tranh còn có hình ảnh nào khác?
+ Trong tranh có những màu nào?
 + Bức tranh nào em thích nhất? Vì sao?
 	Nhấn mạnh: đây là những bức tranh đẹp của thiếu nhi vẽ. Muốn thưởng thức được vẻ đẹp của những bức tranh cần tìm hiểu kĩ nội dung đề tài, hình ảnh, màu sắc, đồng thời tự nêu ra những câu hỏi có lien quan đến nội dung tranh rồi nhận xét theo ý mình.
 * Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: 
 - Nhận xét chung tiết học. 
 - Khen ngợi các nhóm hoặc cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Nhận xét chung tiết học.
 + Đề tài về Mẹ.
 + Mẹ, em bé, ghế, bàn, bình hoa, quả bóng, rèm.
 + Mẹ, em bé là hình ảnh chính, còn lại là hình ảnh phụ.
 + Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng, thể hiện sự chăm sóc, thương yêu trìu mến.
 + Tranh vẽ trong phòng.
 + Cam, vàng, đỏ, xanh, nâu…
 + Cam nóng ấm.
 + HS trả lời.
 + Hình vẽ ngộ nghĩnh, các mảng màu tươi tắn, đã tạo cho bức tranh khỏe khoắn, rõ nội dung.
+ Cùng giã gạo: có 4 người trong đó 3 người đứng, 1 người người ở trước sân nhà, bên cạnh là dòng sông.
+ Mỗi người một dáng vẻ: người giơ chày cao lên phía trên, người người về phía sau, người hạ chày xuống cối,… làm cho người xem thấy cảnh giã gạo lien tục, dồn dập. Cho thấy nhịp điệu khẩn trương của công việc đang thể hiện trong tranh. 
+ Những người giã gạo là hình ảnh chính, được vẽ to, rõ ràng.
+ Phong cảnh bên bờ sông với những ngôi nhà và hàng cây; dòng nước trong xanh đang chảy; xa xa có các em nhỏ vui đùa bên nếp nhà, 

File đính kèm:

  • docTUẦN 33.doc
Giáo án liên quan