Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 26

I - MỤC TIÊU:

 - Hiểu được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của một số vật nuôi quen thuộc.

 - Biết cách vẽ con vật.

 - Tập vẽ tranh đề tài con vật và tập vẽ màu theo ý thích.

 

II – CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Tranh ảnh những con vật nuôi quen thuộc.

 - Một vài tranh vẽ các con vật.

 - Hình hướng dẫn cách vẽ tranh.

 2. Học sinh:

 - Vở bài tập vẽ.

 - Bút chì, gôm, màu vẽ.

 

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 1. Ổn định tổ chức lớp :

 - Kiểm tra sĩ số lớp.

 - Kiểm tra dụng cụ học tập.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới:

 ? Hãy kể tên một số con vật quen thuộc mà em biết?

 - Hs trả lời.

 * Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách vẽ một số con vật quen thuộc để tập vẽ chúng và tập vẽ tranh đề tài về những con vật mà mình yêu thích.

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài mới , quan sát các loại cặp sách của học sinh, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau: TẬP VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH.
***********************
Lớp 1:
TẬP VẼ TRANH CÓ HÌNH ẢNH 
CHIM VÀ HOA (TCT: 26)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung đề tài chim và hoa.
- Biết cách vẽ tranh đề tài chim và hoa.
- Tập vẽ tranh có chim và hoa.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh về một số loài chim và hoa.
- Hình minh họa cách vẽ.
- Một số bài tranh của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
- Vở bài tập vẽ.
- Bút chì, gôm, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới:
 ? Hãy kể tên một số loại chm và hoa mà em biết?
 - HS trả lời.
 Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ một bức tranh có chim và hoa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số tranh, ảnh có chim và hoa . Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
+ Nêu tên các loại hoa?
+ Màu sắc của các loại hoa thế nào?
+ Hoa có những bộ phận nào?
 + Nêu tên các loại chim?
 + Màu sắc các loại chim thế nào?
 + Chim có những bộ phận nào?
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung: có rất nhiều loại chim và hoa có hình dáng và màu sắc khác nhau, rất đẹp.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Vẽ hoa: vẽ thân cành trước, vẽ lá và hoa sau, thân cây và bông hoa có nhiều hình dáng khác nhau. 
 + Vẽ chim: vẽ dáng chung gồm thân và đầu trước, vẽ cánh, đuôi sau, chọn dáng con chim mà mình thích, có thể nhiều loại chim theo ý thích.
 + Vẽ thêm các hình ảnh phụ: sông, hàng rào, mây, cây cối…
 + Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Giới thiệu một số bức tranh vẽ cây và nhà của hs để cho các em tham khảo thêm.
 - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ, giới thiệu một số tranh cho hs xem.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
 - Nhắc nhở những học sinh có năng khiếu vẽ thêm một số hình ảnh phụ để bức tranh thêm sinh động.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Hồng. cúc, hướng dương, mai, sen…
 + Khác nhau, màu xanh, màu vàng, màu đỏ…
 + Cánh hoa, đài hoa, nhị hoa…
 + Bồ câu, chim yến, sáo…
 + Cũng khác nhau: trắng, đen, nâu, xanh…
 + Đầu, thân, cánh, chân, đuôi….
 - HS làm bài.
 - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- HS quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng.
 + Rõ nội dung.
 + Màu vẽ đẹp, đã vẽ kĩ chưa, có đậm có nhạt.
4. Củng cố:
? Em làm gì để bảo vệ những bông hoa luôn tươi đẹp và những chú chim luôn hót ríu rít trên cành?
 - HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài mới: TẬP NẶN HOẶC VẼ CÁI Ô TÔ THEO Ý THÍCH .
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
*******************
Lớp 4:
 Thường thức Mĩ thuật:
XEM TRANH CỦA THIẾU NHI (TCT : 26)
I – MỤC TIÊU:
 - Hiểu nội dung bức tranh qua hình ảnh, cách sắp xếp và màu sắc.
 - Biết cách mô tả, nhận xét khi xem tranh đề tài sinh hoạt.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - SGK, SGV.
 - Tranh SGK phóng to.
 - Sưu tầm thêm tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt.
 2. Học sinh:
 - SGK.
 - Sưu tầm tranh thiếu nihi trên sách, báo.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 2. Giới thiệu bài mới:
 Thiếu nhi là một trong những lớp người có tính sáng tao, óc mô tả, tưởng tượng phong phú và có thể vẽ nên những bức tranh rất đẹp. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, quan sát một số bức tranh đẹp của thiếu nhi vẽ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Xem tranh:
 - Yêu cầu học sinh đọc phần 1 trang 61-62 SGK.
a). Thăm ông bà – Tranh sáp màu của Thu Vân.
 - Giới thiệu tranh, yêu cầu hs quan sát, đặt câu hỏi:
 + Chất liệu tranh, tác giả?
 + Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu?
 + Trong tranh có những hình ảnh nào? Hãy miêu tả hình dáng của nỗi người trong từng công việc?
 + Màu sắc trong tranh thế nào?
 + Em có thích bức tranh này không? Hãy nêu cảm nhận của mình qua bức tranh?
 - Bổ sung: Đây là bức tranh thể hiện tình cảm của các cháu với ông bà. Không khí ấm cúng.
 b). Chúng em vui chơi – Tranh sáp màu của Thu Hà:
- Giới thiệu tranh, yêu cầu hs quan sát, đặt câu hỏi:
 + Tranh vẽ đề tài gì?
 + Hình ảnh nào hình ảnh chính trong tranh? 
 + Hình ảnh phụ trong tranh là gì?
 + Dáng vẻ của từng nhân vật trong tranh như thế nào?
 + Hình dáng của các bạn nhỏ trong tranh có sinh động hay không?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào?
 + Màu chủ đạo trong bức tranh là gì? 
 	Nhấn mạnh: đây là bức tranh đẹp vẽ cảnh vui chơi của thiếu nhi.
 c). Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 22 – Tranh sáp màu của Phương Thảo:
 - Giới thiệu tranh, yêu cầu hs quan sát, đặt câu hỏi:
+ Tên của bức tranh, tác giả là ai? Chất liệu vẽ tranh là gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Những hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
+ Bạn Thải vẽ tranh đề tài nào?
+ Các hoạt động vẽ trong tranh đang diễn ra ở đâu? Vì sao em biết?
+ Màu sắc của bức tranh thế nào?
+ Em có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh mình?
 - Giới thiệu thêm một số bức tranh vẽ của thiếu nhi. 
 * Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá: 
 - Nhận xét chung tiết học. 
 - Khen ngợi các nhóm hoặc cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Hs đọc bài.
 + Sáp màu. Thu Vân.
 + Diễn ra ở nhà của ông bà.
 + Ông bà, các cháu, bàn ghế…
 + Màu sắc hài hòa, tươi sáng.
 + HS trả lời.
+ Đề tài vui chơi.
+ Các em thiếu nhi là hình ảnh chính trong tranh.
+ Cây cối, mặt đất…
+ Đứng, ngồi, chạy, nhảy…
+ Rất sinh động.
+ Tươi sáng, vui vẻ, rực rỡ.
+ Xanh lam, hồng.
+ Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game 22 – Tranh sáp màu của Phương Thảo.
+ Các bạn thiếu nhi, nhà cửa…
+ Các bạn thiếu nhi là chính, nhà cửa cây cối…là phụ.
+ Đề tài tranh là sinh hoạt thiếu nhi.
+ Ở Hà Nội vì Sea Game 22 được tổ chức tai Hà Nội.
+ Màu sắc tươi sáng thể hiện không khí sinh động.
+ Đây là bức tranh đẹp có bố cục rõ trọng tâm, hình ảnh sinh động.
+ Quét dọn, trồng cây, không vứt rác bừa bãi…
 4. Củng cố:
 - Nêu tên một số tên tranh vẽ của thiếu nhi?
 - Hs trả lời.
 5. Dặn dò:
 - Xem lại bài. Quan sát cây cối xung quanh mình.
 - Xem trước bài mới: VẼ CÂY.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
**********************
Lớp 3:
 Tập nặn tạo dáng tự do: 
NẶN HOẶC VẼ,
 XÉ DÁN HÌNH CON VẬT (TCT: 26)
I - MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được đặc điểm, hình khối các con vật.
 - Biết cách nặn, vẽ hoặc xé dán và tạo dáng con vật.
 - Nặn, vẽ hoặc xé dán và tạo dáng được con vật.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - SGV.
 - Sưu tầm tranh ảnh các con con vật. Một số tranh của họa sĩ hoặc học sinh về các con vật.
 - Đất sét, giấy màu.
 2. Học sinh:
 - SGK.
 - Đất nặn, giấy, hoặc dụng cụ vẽ.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 * Ở những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu và tập nặn, vẽ hoặc xé dán một số đồ vật. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách nặn vẽ hoặc xé dán dáng con vật quen thuộc. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số tượng, đồ gốm đã chuẩn bị. Yêu cầu hs quan sát. Đặt câu hỏi:
+ Nêu tên các con vật?
+ Hình dáng, màu sắc của chúng như thế nào với nhau?
+ Nêu tên các bộ phận chính của chúng?
+ Hãy miêu tả hình dáng con chó, nó có những bộ phận nào, màu sắc thế nào?
 - Yêu cầu hs miêu tả thêm hình dáng một số con vật trên hình.
 + Hãy nêu tên thêm một số con vật mà em biết, tả lại hình dáng của chúng?
 + Con vật có tác dụng gì đối với chúng ta? Chúng ta nuôi chúng để làm gì?
 + Các em làm gì để chăm sóc và bảo vệ những vật nuôi trong gia đình mình?
 + Chúng ta cần phải yêu mến chúng không?
- Nhận xét, bổ sung.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn: 
. Cách nặn:
 - Dùng đất sét nặn và hướng dẫn học sinh. Có 2 cách:
 Cách 1:
 + Trước tiên nặn khối các bộ phận chính của con vật.
 + Từ các khối đó chúng ta tạo dáng các bộ phận cho đúng và đẹp.
 + Sau đó ghép các bộ phận đó lại với nhau và nặn thêm các chi tiết.
 Cách 2:
+ Lấy đất vừ với hình con vật.
+ Kéo, vuốt, uốn các bộ phận như đầu, mình, chân…
+ Tạo dáng các con vật theo nhiều tư thế như: nằm, ngồi, chạy, đi, cúi… 
- Nên tạo dáng con vật cho sinh động.
- Có thể dùng đất sét mền dẻo hoặc đất màu để nặn. 
. Cách vẽ:
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và hướng dẫn hs:
+ Vẽ các bộ phận chính trước: đầu, mình. Lưu ý vẽ đầu mình ở các vị trí khác nhau để có dáng con vật: đi, ăn, chạy, nhảy…
+ Vẽ các bộ phận phụ sau: tai, chân, đuôi cho hợp với dáng con vật.
+ Vẽ màu. 
- Lưu ý hs có thể vẽ thêm một số hình ảnh phụ cho sinh động.
. Cách xé dán:
- Cho hs xem một số bài xé dán của hs. Hướng dẫn hs cách xé dán:
+ Xé từng bộ phận: mình, đầu, chân, đuôi…
+ Xếp hình cho phù hợp với dáng con vật.
+ Dán hình cho cân đối với phần giấy, không bị lệch.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Đến từng bàn hướng dẫn đối với một số học sinh còn lúng túng. 
 - Nhắc nhở các em nặn, vẽ hoặc xé dán một con vật theo ý thích.
 - Lưu ý các em dùng đất và giấy màu theo ý thích. 
 - Tạo dáng các con vật cho sinh động.
 - Khuyến khích hs làm bài và hoàn thành bài tại lớp. 
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Các nhóm trưng bày sản phẩm của các bài nặn, vẽ hoặ xé dán.
 - Yêu cầu HS nhận xét, tập 

File đính kèm:

  • docTUẦN 26.doc
Giáo án liên quan