Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 24

I - MỤC TIÊU:

 - Hiểu được hình dáng, đặc điểm một số vật quen thuộc.

 - Biết cách vẽ con vật.

 - Vẽ được hình con vật theo trí nhớ.

 

II – CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Tranh ảnh những con vật nuôi quen thuộc.

 - Một vài tranh vẽ các con vật.

 - Hình hướng dẫn cách vẽ.

 2. Học sinh:

 - Vở bài tập vẽ.

 - Bút chì, gôm, màu vẽ.

 

 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 1. Ổn định tổ chức lớp :

 - Kiểm tra sĩ số lớp.

 - Kiểm tra dụng cụ học tập.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới:

 ? Hãy kể tên một số con vật quen thuộc mà em biết?

 - Hs trả lời.

 * Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách vẽ một số con vật quen thuộc để tập vẽ chúng và tập vẽ nhũng con vật mà mình yêu thích.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới:
 Giới thiệu một bức tranh phong cảnh có cây và nhà. Đặt câu hỏi: 
 ? Trong tranh có những hình ảnh nào?
 - HS trả lời. 
 Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ một bức tranh có cây ngôi và nhà.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số tranh, ảnh cây và nhà. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Cây: từng loại cây có giống nhau không?
 . Cây có những bộ phận nào?
 . Thân cây có màu gì? 
 . Lá, vòm lá, tán lá có hình dáng và màu sắc thế nào? 
 + Ngôi nhà: có nhiều loại nhà không?
 . Ngôi nhà có những bộ phận nào?
 . Nóc nhà thường có dạng hình gì?
 . Ngôi nhà thường có mấy cửa chính và mấy cửa sổ?
 + Ngoài vẽ cây và nhà thì trong bức tranh chúng ta còn có thể vẽ những hình ảnh nào nữa?
 + Chúng ta làm gì để bảo vệ cây cối và ngôi nhà của mình?
- Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Vẽ cây: vẽ thân cành trước, vẽ vòm lá sau, thân cây và vòm lá có nhiều hình dáng khác nhau. 
 + Vẽ nhà: vẽ mái trước, vẽ tường và cửa sau, chọn dáng ngôi nhà mà mình thích, có thể vẽ hình dáng nhà theo ý thích.
 + Vẽ thêm các hình ảnh phụ: sông, hàng rào, mây…
 + Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Giới thiệu một số bức tranh vẽ cây và nhà của hs để cho các em tham khảo thêm.
 - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
 - Nhắc nhở những học sinh có năng khiếu vẽ thêm một số hình ảnh phụ để bức tranh thêm sinh động.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Không giống nhau về hình dáng và màu sắc.
 . Thân, cành, rễ, lá…
 . Nâu, xám, hay đen…
 . Khác nhau, màu xanh, màu vàng, màu đỏ…
 + Có rất nhiều loại nhà làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như lá, gỗ, kính, tường… với nhiều kiểu dáng rất đẹp.
 . Nóc nhà, thân, cửa chính, cửa sổ…
 . Hình thang hay hình tam giác.
 . Một hoặc hai.
 + Hàng rào, đường đi, cây cối, mây, mặt đất, mặt trời, hoa, bướm…
 + Giữ vệ sinh sạch sẽ, quét nhà, lau chùi sạch sẽ; nhổ cỏ, tưới cây, bắt sâu cho cây,
 - HS làm bài.
 - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- HS quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng.
 + Rõ nội dung.
 + Màu vẽ đẹp, đã vẽ kĩ chưa, có đậm có nhạt.
4. Củng cố:
? Muốn bảo vệ cây cối trong vườn nhà mình các em cần làm gì? Em làm gì để ngôi nhà mình luôn sạch đẹp?
 - HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 25: VẼ MÀU VÀO HÌNH TRANH DÂN GIAN.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. 
*******************
Lớp 4:
 Vẽ trang trí: 
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU (TCT: 24)
I - MỤC TIÊU:
 - Hiểu kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm của nó.
 - Biết cách tô màu vào dòng chữ.
 - Tô được màu vào dòng chữ nét đều có sẵn.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - SGV.
 - Một số dòng chữ in nét đều.
 - Bảng mẫu chữ nét đều và nét thanh nét đậm.
 - Một vài bài vẽ của hs lớp trước.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Màu vẽ, thước kẻ, viết chì, com pa.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 *Ở những tiết trước chúng ta đẫ được tìm hiểu sơ lược về kiểu chữ nét đều. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về kiểu chữ này và tập tô màu vào dòng chữ nét đều có sẵn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu bảng mẫu chữ nét thanh nét đậm và chữ nét đều. Yêu cầu hs quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Hai kiểu chữ này có gì khác nhau? Thế nào là chữ nét thanh nét đậm, thé nào là chữ nét đều?
 + Có mấy kiểu chữ nét đều?
 + Chiều rộng giữ các con chữ có bằng nhau không?
 + Rộng nhất là chữ gì? Hẹp nhất là chữ gì ?
 + Chúng ta có thể dùng màu nào để tô vào dòng chữ nét đều?
 - Chỉ vào bảng chữ nét đều nhấn mạnh các ý chính để học sinh nắm rõ:
 + Chữ nét đều là chữ có các nét đều nhau, dù là nét thẳng, cong, nghiêng, chéo hoặc tròn. Các dấu có độ dày bằng ½ nét chữ.
 + Trong một dòng chữ, có thể vẽ một màu hay hai màu; có màu nền hoặc không có màu nền.
*Hoạt động 2: Cách vẽ màu vào dòng chữ:
- Yêu cầu HS đọc phần 2 SGK, sau đó hướng dẫn hs cách kẻ chữ:
+ Tìm chiều cao và chiều ngang của dòng chữ.
+ Kẻ các ô vuông. 
+ Phác khung hình các chữ (tùy theo độ rộng hẹp của mỗi chữ).Chú ý khoảng cách giữa các chữ cho phù hợp.
+ Tìm độ dày của từng nét chữ.
+ Vẽ phác nét chữ bằng chì mờ trước, sau đó dùng thước kẻ hoặc compa để kẻ. quay các nét đậm.
+ Tẩy các nét phác ô rồi tô màu vào dòng chữ.
 - Dùng hình và đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ màu:
 + Nêu tên dòng chữ?
+ Các con chữ? 
+ Kiểu chữ?
 - Chọn màu theo ý thích, chọn 2 mà: màu nền đậm thì màu chữ nhạt và ngược lại.
- Vẽ màu chữ trước. Màu sát nét chữ, không bị ra ngoài nền.
- Vẽ màu xung quanh chữ trước, ở giữa sau.
- Màu của dòng chữ phải đều. 
 - Giới thiệu một số bài kẻ chữ đẹp để hs quan sát, rút kinh nghiệm.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài 
 - Quan sát học sinh làm bài. Đến từng bàn hướng dẫn đối với một số học sinh còn lúng túng. 
 - Nhắc nhở hs chọn 2 màu: màu nền đậm thì màu chữ nhạt và ngược lại. Vẽ màu không ra ngoài nét chữ.
 - Khuyến khích hs làm bài và hoàn thành bài tại lớp. 
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu để hs quan sát, nhận xét:
+ Màu sắc của chữ và nền.
+ Cách vẽ màu.
 - Nhận xét chung, xếp loại bài vẽ.
 - Khen ngợi một số học sinh có bài vẽ đẹp.
 - Nhận xét chung tiết học.
 + Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét to nét nhỏ; chữ nét đều là chữ có các nét đều bằng nhau.
 + Có 2 mẫu: chữ hoa và chữ thường.  
+ Không bằng nhau.	
+ Rộng nhất là các chữ: M, O, Q, A, G. Hẹp nhất là chữ I.
+ Dùng màu theo ý thích.
+ Các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc với dòng kẻ.
+ Các nét cong, nét tròn có thể dùng compa để quay.
- HS quan sát và lắng nghe.
+ BÁC HỒ.
+ Đều nhau, có kích thước bằng nhau.
+ Kiểu chữ nét đều.
- HS làm bài.
- HS quan sát, nhận xét. Trả lời các câu hỏi:
 + Có đậm, có nhạt, rõ nét chữ. Làm nổi dòng chữ.
 + Vẽ gọn trong nét chữ.
- Chọn bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng của mình.
4. Củng cố:
 ? Nêu đặc điểm của kiểu chữ nét đều?
 - HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài nếu chưa xong.
 - Sưu tầm những dòng chữ nét đều có màu, cắt và dán vào giấy.
 - Xem trước bài 25: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
**********************
Lớp 3:
 Vẽ tranh:
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO (TCT: 24)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu thêm đề tài tự do.
- Biết cách vẽ đề tài tự do.
- Tập vẽ được tranh theo ý thích.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh của họa sĩ hoặc của học sinh về các đề tài khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Bút chì, gôm, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 Có rất nhiều đề tài để chúng ta lựa chọn vẽ tranh, tuy nhiên tuỳ vào yêu cầu từng bài mà chúng ta sẽ lựa chọn và vẽ các hình ảnh cho phù hợp. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ tranh về đề tài tự do.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài:
 - Giới thiệu một số tranh, ảnh về các đề tài khác nhau. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Các bức tranh vẽ về những đề tài nào?
 + Trong tranh có hình ảnh nào?
 + Ở đề tài Vui chơi có thể vẽ những hoạt động nào?
 + Còn đề tài nhà trường thì những hình ảnh chúng ta nên vẽ là gì?
 + Nếu là đề tài phong cảnh thì những hình ảnh chính trong tranh của chúng ta là gì?
 + Đề tài tự chọn có phong phú không?
 - Gợi ý một số đề tài cụ thể để HS tập chọn nội dung và tìm những hình ảnh phù hợp. 
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung.
 *Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Tìm chọn nội dung phù hợp với khả năng. (phong cảnh, vui chơi, trường em…)
 + Vẽ hình ảnh chính trước. (các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi, cảnh vật miền biển hay thiếu nhi với nhiều hình dáng khác nhau).
 + Vẽ thêm các hình ảnh phụ: cây cối, sân trường, dãy lớp học, mây, nhà cửa, con người… Để tranh sinh động hơn.
 + Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Nhấn mạnh cho HS nhớ rõ các bước vẽ.
 - Cho HS xem một số tranh của học sinh lớp trước.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình. 
 - Đến từng bàn hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong việc tìm chọn nội dung đề tài, tìm màu…
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách sắp xếp.
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Tĩnh vật, sinh hoạt, phong cảnh, vui chơi, lễ hội…
 + Con người, cây cối, các con vật…
 + Nhảy dây, đá cầu, thả diều, bắn bi, kéo co… 
 + Phong cảnh trường em, giờ học trên lớp, chăm sóc vườn trường…
 + Phong cảnh miền núi, nông thôn, phong cảnh miền biển, thành phố hoặc phong cảnh Tây Nguyên…
 + Rất phong phú, đa dạng.
 - HS làm bài.
 - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- Hs quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng. 
 + Rõ nội dung.
+ Sinh động ha

File đính kèm:

  • docTUẦN 24.doc
Giáo án liên quan