Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 18

I - MỤC TIÊU:

- Nhận biết hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa.

- Biết cách vẽ lọ hoa.

- Vẽ đươc lọ hoa và trang trí theo ý thích.

 

II – CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Sưu tầm tranh ảnh một số lọ hoa có kiểu dáng, chất liệu màu sắc và cách trang trí khác nhau.

- Hình minh họa cách vẽ.

- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.

 2. Học sinh:

 - Vở bài tập vẽ.

 - Bút chì, gôm, màu vẽ.

 

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức lớp:

 - Kiểm tra sỉ số lớp.

 - Kiểm tra dụng cụ học tập.

2. Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới:

 Lọ hoa là vật được trang trí trong nhà làm cho ngôi nhà chúng ta thêm đẹp. Hôm nay chúng ta sẽ vẽ một lọ hoa theo ý thích của mình.

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO
 HÌNH VUÔNG (TCT: 18)
I - MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản.
 - Biết cách vẽ tiếp họa tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông theo ý thích.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Một số bài trang trí hình vuông.
 - Một số bài trang trí hình vuông của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
- Vở bài tập vẽ.
- Màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm ta vở bài tập của một số HS.
3. Giới thiệu bài mới:
 ? Theo các em thì những vật dụng gì có dạng hình vuông được trang trí rất đẹp?
Khăn tay, gạch lát nền.
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách vẽ tiếp hình và cách vẽ màu vào hình vuông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản:
 - Giới thiệu một số bài trang trí hình vuông. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
+ Hình vuông được trang trí có đẹp không?
+ Có nhiều cách để vẽ hình và vẽ màu vào hình vuông không?
 - Gợi ý để HS nhận ra sự khác nhau về cách trang trí giữa các hình vuông:
+ Các hình giống nhau trong hình vuông thì vẽ hư thế nào?
+ Có thể vẽ màu giống các hình trên đây không?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và nêu yêu cầu của bài tập. Đặt câu hỏi gợi ý học sinh trả lời:
 + Vẽ hình như thế nào?
 + Cần chọn mấy màu để vẽ? Đó là màu của những chi tiết nào?
 - Khi vẽ màu chúng ta cần vẽ chi tiết nào trước, vẽ như thế nào và cần chú ý những đặc đềm gì?
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình theo nét chấm, vẽ cân đối theo đường trục.
- Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Màu vẽ có đậm có nhạt.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 - Nhận xét chung tiết học.
 + Hình vuông đươc trang trí rất đẹp.
 + Có rất nhiều cách để vẽ hình và vẽ màu vào hình vuông.
 + Vẽ giống nhau và có độ lớn bằng nhau.
 + Có thể vẽ màu giống ở trên, cũng có thể vẽ màu khác theo ý thích.
 + Vẽ tiếp các cánh hoa còn lại.
 + Cần chọn 2 màu để vẽ.
 . Màu của bốn cách hoa.
 . Màu nền.
 + Nên vẽ màu 4 cánh hoa trước. Vẽ màu xung quanh đường viền, sau đó vẽ bên trong để màu không ra ngoài.
 - HS làm bài.
 - Màu cánh hoa có thể là 1 màu.
 - Màu nền có thể là 1 hoặc 2 màu.
 - HS quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng.
 + Cân đối chưa.
+ Màu vẽ đã đều chưa, màu đẹp chưa.
4. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ dung cụ học tập cho bài sau. Bài 19: VẼ GÀ.
**********************************
Lớp 4:
Vẽ Theo mẫu:
TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ (TCT: 18)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.
- Biết cách vẽ lọ và quả.
- Vẽ được hình quả với lọ gần giống với mẫu.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK,SGV.
- Một số mẫu lọ và quả khác nhau.
- Hình minh họa cách vẽ.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Bút chì, gôm, màu vẽ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới:
 Lọ hoa là vật được trang trí trong nhà làm cho ngôi nhà chúng ta thêm đẹp. Qủa là thức ăn rất tốt cho sức khỏe. Hôm nay chúng ta sẽ vẽ 1 bài vẽ có mẫu lọ hoa và quả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số mẫu lọ hoa và quả. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Hình dáng các lọ hoa và quả thế nào?
 + Màu sắc các lọ hoa và quả thế nào?
 + Lọ hoa có những bộ phận nào?
 + Qủa có dạng hình gì?
 + Chất liệu lọ hoa là gì?
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung. Cất đi chỉ để lại 1 mẫu lọ và quả trên bàn. Đặt thêm một số câu hỏi : 
 + Vị trí của lọ và quả ? 
 + Hình dáng của lọ và quả ?
 + Màu sắc của lọ và quả ?
 + Ánh sáng chiếu vào mẫu hướng nào là chính ?
 + Khung hình chung của mẫu là gì ?
- Nhấn mạnh, bổ sung.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Phác khung hình chung : ước lượng tỉ lệ sao cho hình vẽ cân đối, không quá to, không quá nhỏ, lệch trái, lệch phải so với tờ giấy.
 + Phác nét chính: bằng nét thẳng. Xác định tỉ lệ các bộ phận, kẻ trục để phác hình cho cân đối.
 + Vẽ chi tiết: vẽ hình dáng lọ và quả, chỉnh sữa cho hoàn chỉnh, có thể trang trí thêm để lọ hoa thêm đẹp.
 + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ.
 - Cho hs xem một số tranh của học sinh lớp trước.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu hoăc vẽ đậm nhạt theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích. Tập xếp loại bài vẽ.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 - Nhận xét chung tiết học.
 + Khác nhau, phong phú và đa dạng.
 + Cũng khác nhau.
 + Miệng lọ, cổ lọ, thân lọ,đáy lọ.
 + Hình tròn, hình trụ dài, hình bầu dục …
 + Gốm sứ, thủy tinh, sơn mài… 
+ Qủa đứng trước, lọ đứng sau.
+ Lọ hình trụ, quả hình tròn.
+ Lọ màu xanh nhạt, quả màu xanh đậm.
+ Ánh sáng tùy vào từng thời điểm.
+ Hình chữ nhật đứng.
 - HS làm bài.
 - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- Quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng.
 + Vẽ được hình gần giống với mẫu.
+ Màu vẽ đep, đều, tươi sáng.
+ Bài vẽ tạo được 3 độ đậm nhạt rõ ràng.
4. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 19: XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM.
 - Sưu tầm tranh dân gian trên sách, báo… cho bài sau. 
…………………………………… 
Lớp 5:
Vẽ trang trí:
TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT (TCT: 18)
I – MỤC TIÊU:
 - HS hiểu được sư giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
 - HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật đơn giản.
 - HS cảm nhận được được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giao viên:
 - SGK, SGV.
 - Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 2. Học sinh:
 - SGK, vở bài tập vẽ.
 - Bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
 III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Kiểm tra dung cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Hãy kể tên một tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung?
 - Cuộc họp; công nhân cơ khí; du kích tập bắn; tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi; học hỏi lẫn nhau…
 3. Giới thiệu bài mới:
 ? Hình chữ nhật có đặc điểm gì? Hình chữ nhật được trang trí có đẹp hơn hình chữ nhật không được trang trí không?
 - Học sinh trả lời.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Yêu cầu học sinh quan sát. Đặc câu hỏi:
 + Nêu sự giống nhau giữa trang trí hình vuông, hình tròn và hình chữ nhật?
 . Hình mảng, họa tiết?
 . Màu sắc?
 + Sự khác nhau giữa trang trí hình vuông, hình tròn với hình chữ nhật?
 + Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật không? Các hình mảng ở giữa, bốn góc, xung quanh?
 - Nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí:
 - Gioi thiệu hình gợi ý cách vẽ. Yêu cầu học sinh quan sát, nêu tên các bước vẽ:
 Có 4 bước:
 + Bước 1: Vẽ hình chữ nhật, kẻ trục. (Vừa với khổ giấy).
 + Bước 2: Sắp xếp hình mảng băng nét thẳng. (Có mảng to, mảng nhỏ, mảng chính, mảng phụ).
 + Bước 3: Từ mảng, tìm và vẽ chi tiết các họa tiết.
 + Bước 4: vẽ màu. 
 . Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt thay đổi từ màu nền và màu họa tiết.
 . Nên dùng từ 4,5 màu; các họa tiết giống nhaỏi u vẽ cùng một màu, một độ đậm nhạt.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Yêu cầu HS vẽ trang trí hình chữ nhật theo ý thích.
 - Quan sát HS làm bài, nhắc nhở HS làm theo các bước đã hướng dẫn.
 - Vẽ màu cẩn thận để màu không ra ngoài.
 - Gợi ý cụ thể hơn cho những HS còn lúng túng và động viên những học sinh có khả năng để các em phát huy được tính sáng tạo.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: 
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biều. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét: 
+ Mức độ bài vẽ.
 + Họa tiết, màu sắc như thế nào?
 - Nhận xét, bổ sung, điều chỉnh xếp loại và động viên chung cả lớp.
 - Nhận xét chung tiết học.
 + Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang trí hình vuông, hình tròn.
 . Hình mảng ở chính giữa, được vẽ to; họa tiết thường được sắp xếp qua trục.
 . Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.
 + Sự khác nhau: Hình chữ nhật chỉ được trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục.
 + Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật:
 . Mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục…
 . Bốn góc có thể là mảng hình vuông hoặc tam giác…
 . Xung quanh có thể là đường diềm hoặc một số họa tiết phụ.
 - HS làm bài.
 - Hỏi ngay GV nếu còn đều chưa hiểu, tránh làm sai yêu cầu của đề bài.
- Quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng.
 + Hoàn thành hay chưa hoàn thành.
 + Bài đẹp hay chưa?
 4. Củng cố:
 - Nêu các bước tiến hành trang trí một hình chữ nhật?
 - Học sinh trả lời. 5. Dặn dò:
 - Hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Sưu tầm tranh ảnh về ngày lễ hội, chuẩn bị đầ

File đính kèm:

  • docTUẦN 18.doc
Giáo án liên quan