Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 17

I - MỤC TIÊU:

- Hiểu đề tài chú bộ đội.

- Biết cách vẽ tranh về đề tài chú bộ đội.

- Tập vẽ một bức tranh về đề tài chú bộ đội .

 

II – CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài chú bộ đội.

- Hình minh họa cách vẽ.

- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.

 2. Học sinh:

- Vở bài tập vẽ.

- Bút chì, gôm, màu vẽ.

 

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sỉ số lớp.

- Kiểm tra dụng cụ học tập.

2. Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới:

 Chú bộ đội là người luôn sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn bình yên cho Tổ quốc, cuộc sống của họ rất vất vả. Hôm nay chúng ta sẽ tập vẽ bức tranh đề tài Quân đội để tỏ lòng biết ơn của mình đối với họ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: VẼ LỌ HOA.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
**************************
Lớp 1:
TẬP VẼ BỨC TRANH CÓ HÌNH NGÔI NHÀ (TCT: 17)
I - MỤC TIÊU:
- Biết cách tìm hiểu nội dung đề tài.
- Biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà.
- Tập vẽ một bức tranh có hình ngôi nhà.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số bài tranh phong cảnh có nhà.
- Hình minh họa cách vẽ.
- Một số bài tranh phong cảnh của họa sĩ và của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
- Vở bài tập vẽ.
- Bút chì, gôm, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới:
 Ngôi nhà là nơi ăn ở, sinh hoạt hằng ngày của một gia đình, của tất cả mọi người, nó rất quan trọng. Nhà cũng có nhiều loại khác nhau, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ một bức tranh có hình ngôi nhà.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số tranh, ảnh phong cảnh. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Bức tranh có những hình ảnh nào?
 + Các ngôi nhà trong tranh như thế nào?
 + Kể tên các phần chính của ngôi nhà?
 + Ngoài ngôi nhà, trong tranh chúng ta có thể vẽ hình ảnh nào nữa? 
 + Chúng ta làm gì để bảo vệ, làm cho ngôi nhà em đẹp hơn, sạch hơn?
- Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Vẽ hình ngôi nhà trước: chọn dáng ngôi nhà mà mình thích, có thể vẽ 1 hoặc 2 ngôi nhà theo ý thích.
+ Vẽ thêm các hình ảnh phụ: cây cối, sông, hàng rào, mây…
+ Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
- Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
- Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yệu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 - Nhận xét chung tiết học.
 + Nhà, cây cối, sông…
 + Rất đẹp, có hình dáng và màu sắc khác nhau.
 + Nóc nhà, thân,cửa chính, cửa sổ…
 + Hàng rào, đường đi, cây cối…
 + Giữ vệ sinh sạch sẽ, quét nhà, lau chùi sạch sẽ.
 - HS làm bài.
 - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
 + Rõ nội dung.
+ Màu vẽ đẹp, đã đều chưa, có đậm có nhạt.
4. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 18: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
*************************
Lớp 4:
Vẽ trang trí: 
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG (TCT: 17)
I - MỤC TIÊU:
- Biết thêm về trang trí hình vuông và ứng dụng của nó.
- Biết cách trang trí hình vuông.
- Trang trí được hình vuông theo yêu cầu của bài.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số bài trang trí hình vuông.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài trang trí hình vuông của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
- Vở bài tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 ? Theo các em thì những vật dụng gì có dạng hình vuông được trang trí rất đẹp?
 - Khăn tay, gạch lát nền.
 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách trang trí và trang trí một hình vuông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản:
 - Giới thiệu một số bài trang trí hình vuông. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Hình vuông được trang trí có đẹp không?
 + Có nhiều cách để trang trí hình vuông không?
 + Các họa tiết để trang trí hình vuông thường được sắp xếp thế nào?
 + Họa tiết chính to hay nhỏ, đặt ở đâu?
 + Họa tiết phụ thế nào, đặt ở đâu?
 + Có những màu nào trong bài trang trí? Các màu được vẽ như thế nào?
 - Gợi ý để HS nhận ra sự khác nhau về cách vẽ giữa các hình vuông:
 + Các họa tiết giống nhau trong hình vuông thì vẽ như thế nào?
 + Màu họa tiết chính, họa tiết phụ với màu nền như thế nào?
- Nhấn mạnh, bổ sung.
 *Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ. Đặt câu hỏi gợi ý học sinhh trả lời:
 + Có mấy bước để trang trí hình vuông? (4 bước).
 + Đó là những bước nào?
 a). Kẻ trục.(trục ngang, trục dọc, các đường chéo). 
 b). Tìm và vẽ các mảng hình trang trí.(sử dụng họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ. Mảng họa tiết chính ở giữa to hơn các mảng họa tiết phụ ở các góc). 
 c).Vẽ chi tiết. 
 d). Vẽ màu. (Không dùng quá nhiều màu, vẽ màu họa tiết chính trước, màu họa tiết phụ và màu nền sau. Màu sắc có đậm, có nhạt, rõ trọng tâm).
- Giới thiệu một số bài vẽ của HS để các em quan sát, so sánh, rút kinh nghiệm.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình cân đối theo đường trục.
 - Tìm và vẽ các họa tiết đẹp và sáng tạo. 
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Nhưng màu sắc phải có đậm, có nhạt làm nổi bật họa tiết chính.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét chung tiết học.
 + Hình vuông đươc trang trí rất đẹp.
 + Có rất nhiều cách để trang trí hình vuông. 
 + Được sắp xếp đối xứng qua trục và qua các đường chéo.
 + Họa tiết chính thường to hơn và đặt ở giữa.
 + Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn và đặt ở 4 góc xung quanh.
 + Xanh lá, vàng, cam, tím…
 + Vẽ giống nhau và có đậm bằng nhau.
 + Khác nhau.
HS làm bài.
- HS quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng.
 + Họa tiết đẹp, cân đối, có sáng tạo.
+ Màu vẽ đã đều chưa, màu đẹp, có đậm, có nhạt.
4. Củng cố:
? Nêu các bước để trang trí hình vuông?
- HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 18: TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ.
 - Chuẩn bị đầy đủ dung cụ học tập cho bài sau. 
***************************
Lớp 5:
Thường thức Mĩ thuật:
TẬP MÔ TẢ, NHẬN XÉT KHI XEM TRANH (TCT: 17)
I – MỤC TIÊU:
 - Hiểu được vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
 - Có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh Du kích tập bắn.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - SGK, SGV.
 - Tranh Du kích tập bắn (phóng to).
 - Một số bức tranh khác của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
 2. Học sinh:
 - SGK.
 - Vở ghi.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Hãy nêu các bước để vẽ một cái xô đựng nước?
 - HS trả lời.
 2. Giới thiệu bài mới:
 Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về họa sĩ Tô Ngọc Vân và xem một số tranh của ông. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một họa sĩ khác đó là Nguyễn Đỗ Cung.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung:
 - Mời 1 hs đọc phần 1-sgk-tr54.
- Chia lớp thành các nhóm 4hs, yêu cầu thảo luận các câu hỏi:
 + Năm sinh, năm mất?
 + Quê quán?
 + Ông học trường gì và tốt nghiệp năm nào?
 + Ông tham gia cách mạng năm nào? 
 + Ngoài vẽ tranh ông còn làm công việc gì nữa?
 + Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm nào?
 + Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?
 - Nhận xét, bổ sung.
 * Hoạt động 2: Xem tranh “Du kích tập bắn”:
 - Giới thiệu tranh phóng to. Yêu cầu học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi:
 + Hình ảnh chính trong bức tranh là gì?
 + Có mấy nhân vật, tư thế như thế nào?
+ Hình ảnh phụ trong bức tranh là những hình ảnh nào?
 + Có những màu chính nào trong tranh?
- Nhận xét, bổ sung:
 + Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài Chiến tranh cách mạng.
 + Bố cục cân đối, hình ảnh chính phụ rõ, tư thế nhân vật chuyển động tao sự sinh động cho tranh.
 + Màu sắc có đậm, có nhạt rõ ràng.
 * Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá: 
 - Nhận xét chung tiết học. 
 - Khen ngợi các nhóm hoặc cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- 1 hs đọc bài.
- Cả lớp lắng nghe và đọc nhẩm.
- Học sinh thảo luận nhóm.
 + 1912 – 1977.
 + Xã Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
 + Trường Mĩ thuật Đông Dương, tốt nghiệp năm 1934.
 + Năm 1945.
 + Là cứu nhà nghiên Mĩ thuật, đào tạo đội ngũ họa sĩ, cán bộ nghiên cứu Mĩ thuật.
 + Năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về Văn học – Nghệ thuật.
 + Cây chuối; Cổng thành Huế; Học hỏi lẫn nhau; Công nhân cơ khí; Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi… 
+ Buổi tập bắn của tổ du kích.
+ 5 nhân vật với tư thế khác nhau rất sinh động: người bò, người trườn, người ngồi như đang chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng.
+ Phía xa là nhà, cây, núi, bầu trời.
+ Vàng của nền đất, xanh thẩm của bầu trời, trắng bạc của mây diễn tả cái nắng chói chang trên bãi tập và thời tiết nóng nực của miền Nam Trung Bộ.
- Hs lắng nghe, có thể ghi chép lại.
 4. Củng cố:
 - Nêu vắn tắt vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?
 - HS trả lời.  5.Dặn dò:
 - Xem lại bài.
 - Quan sát các đồ vật dạng hình chữ nhật, sưu tầm các bài trang trí hình chữ nhật. Xem trước bài 18: TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
…………………………………….
Lớp 2: 
Thường thức Mĩ thuật:
LÀM QUEN, TIẾP XÚC VỚI 
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM (TCT: 17)
I – MỤC TIÊU:
 - Hiểu được vài nét về đặc điểm của tranh Việt Nam.
 - Yêu thích vẻ đẹp của tranh dân gian.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Tranh Phú quý, Gà mái (phóng to).
 - Một số bức tranh dân gian khác để hs so sánh, quan sát.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Sưu tầm tranh dân gian.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 2. Giới thiệu bài mới:
 Ở tiết 6 chúng ta đã được tìm hiểu sơ lược và vẽ màu vào một bức tranh dân gian Đông Hồ. Hôm nay chúng ta sẽ

File đính kèm:

  • docTUẦN 17.doc