Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 15

I - MỤC TIÊU:

- Hiểu hình dáng, đặc điểm con vật.

- Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.

 

II - CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sưu tầm tranh, ảnh và các bài tập nặn các con vật.

- Hình gợi ý cách nặn.

- Đất nặn hoặc giấy màu.

2. Học sinh:

- Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.

- Giấy vẽ hoặc vở bài tập vẽ.

 

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sỉ số lớp.

- Kiểm tra dụng cụ học tập.

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra vở bài tập của một số HS.

3. Gới thiệu bài mới:

Ở tiết trước chúng ta đã vẽ về con vật quen thuộc, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật và sẽ thực hành trong tiết học này.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SẴN.
- Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
****************************
Lớp 1:
TẬP VẼ MỘT BỨC TRANH ĐƠN GIẢN 
CÓ CÂY, CÓ NHÀ (TCT: 15)
I – MỤC TIÊU:
- HS nhận biết hình dáng, màu sắc vẻ đẹp của cây và nhà.
- Biết cách vẽ cây, vẽ nhà.
- Tập vẽ một bức tranh đơn giản có cây, có nhà.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các loại cây và nhà.
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
2. Học sinh:
- Vở bài tập vẽ hoặc giấy vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra vở bài tập của một số HS.
3. Giới thiệu bài mới:
Cảnh vật quanh chúng ta bao gồm những gì?
- HS trả lời.
Quanh ta lúc nào và bất kì đâu cũng có cây cối, nhà cửa. Nó rất quen thuộc với chúng ta. Vì thế hôm nay chúng ta sẽ tập một bức tranh đơn giản có cây, có nhà.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Giới thiệu tranh ảnh một số loại cây và nhà:
- Giới thiệu tranh, ảnh các loại cây và nhà, yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi gợi ý HS trả lời:
+ Tên gọi các loại cây là gì?
+ Cây có những bộ phận chính nào?
+ Ngoài những cây trên đây em còn biết những loại cây nào nữa?
+ Hình dáng của những ngôi nhà có khác nhau không?
+ Em có biết chất liệu để làm những ngôi nhà này không, màu sắc của chúng thế nào?
+ Ngôi nhà có những bộ phận chính nào?
- GV nhấn mạnh: có nhiều loại cây phong phú, đa dạng về hình dáng và cấu trúc thân, cành, lá cây. Có loại cây chỉ có hoa, có loại có quả và cũng có loại không có hoa cũng chẳng có quả…
 Nhà cũng có nhiều loại khác nhau: nhà cao tầng, nhà lá, nhà sàn…với kiểu dáng và màu sắc phong phú.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn HS:
 Vẽ cây:
+ Vẽ thân, cành trước.
+ Vẽ vòm lá, tán lá.
+ Vẽ thêm chi tiết.
+ Vẽ màu.
Vẽ nhà:
+ Vẽ mái nhà trước (hình tam giác, hình thang…)
+ Vẽ tường và cửa sau.
+ Vẽ màu.
- Giới thiệu một số bức tranh đơn giản của HS có cây có nhà để các em quan sát.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
- Yêu cầu HS tập vẽ một bức tranh đơn giản có cây, có nhà.
- Quan sát HS làm bài, giúp đỡ những HS yếu tìm hình dáng của cây và ngôi nhà để các em có thể hoàn thành bài tại lớp.
- Lưu ý các em vẽ hình cây và nhà theo sự quan sát trong thiên nhiên, không nên chỉ vẽ thân cây thẳng, tán lá tròn mà nên vẽ nhiều hình dáng để cây thêm sinh động. Nhà có thể vẽ kiểu nhà sàn hay nhà lá khác nhau…
- Nhắc nhở những HS khá giỏi có thể vẽ thêm những hình ảnh phụ như mây, bướm, hàng rào…để tranh thêm sinh động.
- Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích: có thể vẽ màu xanh non, xanh đậm hay vàng, cam, đỏ… cho lá. Màu ngôi nhà phù hợp với màu cây và màu nền.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu của HS, giới thiệu để các em quan sát, nhận xét về:
+ Hình vẽ.
+ Cách sắp xếp hình.
+ Màu sắc.
- Yêu cầu các em xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét chung bài vẽ, xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét chung tiết học.
+ Cây dừa, phượng, tre, bàng…
+ Thân, cành, lá, rễ…
+ HS kể tên một số loại cây.
+ Khác nhau.
+ Lá, tol, tường… Màu sắc khác nhau.
+ Tường nhà, mái nhà, cửa.
- HS làm bài, cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- Quan sát và nhận xét bài vẽ.
- Tập xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.
4. Củng cố:
? Em làm gì để chăm sóc và bảo vệ nhà của luôn sạch sẽ, cây cối xung quanh nơi em ở tươi tốt?
- HS trả lời.
5. Dặn dò: 
- Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
- Xem trước bài 16: VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
************************
Lớp 4: 
Vẽ tranh:
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHÂN DUNG (TCT: 15)
I – MỤC TIÊU:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm một số khuôn mặt người.
- Biết cách vẽ chân dung.
- Tập vẽ một bức tranh đề tài chân dung đơn giản.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
- SGK, SGV.
-Một số ảnh chân dung.
- Một số tranh chân dung và đề tài khác để so sánh.
- Hình gợi ý cách vẽ.
 2. Học sinh:
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
 1.Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra vở bài tập của một sô HS.
 3. Giới thiệu bài mới:
 Ở chương trình lớp 3 chúng ta đã tập vẽ một bức chân dung của ông bà, cha mẹ hay bạn bè. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn và tập vẽ một bức tranh đề tài chân dung.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giới thiệu ảnh chụp và tranh chân dung, đặt câu hỏi:
 Tanh chân dung có gì khác với ảnh chân dung (Về cách làm và mức độ diễn tả đặc điểm)?
- Giới thiệu thêm tranh đề tài sinh hoạt để các em phân biệt được hai thể loại này.
- Mời hai HS có khuôn mặt khác nhau lên bảng, mời các em quan sát, đặt câu hỏi:
+ Khuôn mặt hai bạn có giống nhau không?
+ Tỉ lệ khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt có bằng nhau không?
+ Em có biết khuôn mặt thường có dạng hình gì không?
 - GV tóm tắt:
+ Mỗi người đều có khuông mặt khác nhau.
+ Mắt, mũi, miệng của mỗi người có hình dạng khác nhau.
+ Vị trí của mắt, mũi, miệng.. trên khuôn mặt người một khác (xa, gần, cao, thấp…).
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và hướng dẫn HS vẽ theo các bước:
+ Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy (có thể khuôn mặt hình tròn, hình trái xoan hay hình vuông).
+ Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt.
+ Tìm vị trí của tai, mắt, mũi, miệng (trán cao hay thấp; mắt to hay nhỏ; mũi dài hay ngắn; miệng rộng hay hẹp; tóc dài hay ngắn;… để vẽ hình cho rõ đặc điểm.
+ Vẽ các nét chi tiết cho đúng với nhân vật.
+ Vẽ màu: màu da, tóc, áo; màu nền; có thể trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật.
 - Giới thiệu một số bài vẽ của HS lớp trước để các em quan sát, rút kinh nghiệm.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
- Yêu cầu HS quan sát một bạn học trong lớp để vẽ chân dung bạn.
- Quan sát HS làm bài, nhắc nhở HS quan sát kĩ bạn, nắm rõ đặc điểm nhân vật để vẽ cho giống mẫu. Phác hình cho vừa với phần giấy không quá to, không quá nhỏ và không bị lệch.
- Nhắc nhở các em vẽ theo các bước. Vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt đông 4: Nhận xét đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu của HS, giới thiệu để các em quan sát, nhận xét:
+ Bố cục.
+ Cách vẽ hình.
+ Cách vẽ màu.
- Yêu cầu HS tự đánh giá, xếp loại bài vẽ của mình.
- GV nhận xét chung, xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét chung tiết học.
+ Ảnh được chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ từng chi tiết. Tranh được vẽ bằng tay, thường chỉ diễn tả đặc điểm chính của nhân vật.
- HS quan sát.
+ Không giống nhau.
+ Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng, cằm..
+ Hình trái xoan, hình vuông, hình tròn.
- HS làm bài, cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- Quan sát và nhận xét bài vẽ.
- Tập xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.
4. Củng cố:
? Khuôn mặt mỗi người khác nhau ở những điểm nào?
- HS trả lời.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài (nếu chưa xong).
- Xem trước bài 16: TẬP TẠO DÁNG MỘT CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
***************************
Lớp 5:
Vẽ tranh:
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI QUAN ĐỘI (TCT: 15)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và trong sinh hoạt hằng ngày.
- Biết cách vẽ tranh đề tài Quân đội.
- Tập vẽ một bức tranh đề tài Quân đội.
II - CHUẨN BỊ:
GIáo viên:
- SGK, SGV.
- Sưu tầm tranh, ảnh về Quân đội.
- Một số tranh đề tài quân đội của họa sĩ hoặc thiếu nhi.
- Hình gợi ý cách vẽ.
 2. Học sinh:
 - SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở bài tập của một số HS.
3. Giới thiệu bài mới:
 Chú bộ đội là người luôn sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn bình yên cho Tổ quốc, cuộc sống của họ rất vất vả. Hôm nay chúng ta sẽ tập vẽ bức tranh đề tài Quân đội để tỏ lòng biết ơn của mình đối với họ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
 - Giới thiệu tranh, ảnh về Quân đội để HS quan sát, đặt câu hỏi:
+ Hình ảnh chính trong tranh là gì?
+ Trang phục của cô, chú bộ đội như thế nào?
+ Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội gồm những gì?
+ Vẽ tranh đề tài này chúng ta có thể vẽ được những hoạt động gì?
+ Em sẽ vẽ hoạt động gì trong đề tài này? Trong tranh em vẽ sẽ có những hình ảnh nào?
- Nhấn mạnh: đề tài Quân đội rất phong phú. Có thể vẽ các hoạt động như: chân dung cô chú bộ đội; bộ đội với thiếu nhi; bộ đội gặt lúa, chống bão lụt giúp dân, bộ đội đứng gác, bộ đội đang luyện tập trên thao trường…
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS quan sát, hướng dẫn HS:
+ Vẽ hình ảnh chính trước (cô, chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể nào đó).
+ Vẽ hình ảnh phụ sau sao cho phù hợp với nội dung (bãi tập, nhà, cây, núi, xe, pháo,…)
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài.
 - Giới thiệu một số bài vẽ của HS để các em nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu để các em nắm vững kiến thức.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
- Yêu cầu HS tập vẽ một bức tranh đề tài quân đội .
- Nhắc HS vẽ từng bước như đã hướng dẫn.
- GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, đặc biệt là đối với những em còn lúng túng về cách chọn đề tài, cách vẽ. Động viên HS để các em tìm được những hình ảnh, màu sắc đẹp cho bức tranh của mình.
- Khuyến khích các em làm bài theo cảm nhận riêng.
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, giới thiệu để HS quan sát và nhận xét về:
+ Nội dung.
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
- Yêu cầu HS tự xếp loại và đánh gia bài vẽ đẹp, chưa đẹp.
- GV nhận xét chung, xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét chung tiết học.
+ Cô, chú bộ đội.
+ Mũ, quần áo khác nhau giữa các binh chủng.
+ Súng, xe, pháo, tàu chiến, máy bay.
+ Chân dung bộ đội, bộ đội đang luyện tập, bộ đội với thiếu nhi…
+ HS trả lời.
- HS làm bài. 

File đính kèm:

  • docTUAN 15.doc