Giáo án Mỹ thuật lớp 1 tuần 7

 

I - MỤC TIÊU:

- HS nhận biết màu sắc và vẻ đẹp của một số loại quả quen thuộc.

- Biết chọn màu để vẽ vào hình các quả.

- Tô được màu vào các quả theo ý thích.

 

 II - CHẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Một số loại quả thật có màu sắc khác nhau.

 - Tranh, ảnh cá loại quả.

 - Hình gợi ý cách vẽ màu.

 2. Học sinh :

 - Vở Tập vẽ 1.

 - Bút chì màu hoặc màu sáp.

 

 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sỉ số lớp.

- Kiểm tra dụng cụ học tập

 2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cách vẽ quả dạng tròn?

- Học sinh trả lời.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 1 tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p.
…………………………………….
Lớp 3:
Vẽ theo mẫu:
VẼ CÁI CHAI (TCT: 7)
 I - MỤC TIÊU:
- Hs nhận biết được đặc điểm, hình dáng tỉ lệ của một vài loại chai.
- Biết cách vẽ cái chai.
- Vẽ được cái chai theo mẫu.
 II - CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
- Chọn một số chai có hình dáng và chất liệu khác nhau để HS so sánh và nhận xét.
- Một số bài vẽ của HS lớp trước.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 2. Học sinh :
 - Giấy hoặc vở tập vẽ. 
 - Bút chì, tẩy.
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập. 
	2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở bài tập của một số HS.
	3. Giới thiệu bài mới:
 - Mời 4 hs lên bảng vẽ cái chai theo cách của mình. Ai hoàn thành xong trước và đẹp thì thắng. 
 - Các bạn vừa vẽ cái chai theo ý của mình rất đẹp nhưng để vẽ được cái chai đẹp hơn thế nữa thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn lớp chúng ta cách vẽ cái chai cân đối và đẹp hơn nữa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giới thiệu mẫu, yêu cầu hs quan sát. Đặt câu hỏi:
+ Cái chai có những bộ phận nào?
+ Chai làm bằng chất liệu gì?
+ Nó có màu gì?
+ Hãy so sánh tỷ lệ giữa đáy chai và miệng chai?
+ So sánh chiều ngang và chiều dài của chai?
+ Ánh sáng chiếu vào mẫu từ những hướng nào? Ánh sáng nào mạnh hơn?
- Giới thiệu thêm một số chai có hình dáng và màu sắc khác nhau, yêu cầu hs quan sát. Đặt câu hỏi:
+ Hình dáng bên ngoài của những cái chai này có giống nhau không?
+ Màu sắc có giống nhau không?
+ Chai được làm từ những chất liệu gì? Có giống nhau không?
- Sau đó tổng kết, nhấn mạnh lại: Có nhiều dáng chai với nhiều chất liệu và hình dáng khác nhau.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ cái chai:
- Giới thiệu hs nhận biết bố cục hợp lý:
+ Hình quá nhỏ.
+ Hình quá lớn.
+ Hình vẽ bị lệch.
+ Hình có bố cục hợp lý
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu hs quan sát, đặt câu hỏi:
+ Có mấy bước vẽ cái chai?
Có 4 bước vẽ.
+ Nêu tên các bước vẽ?
B1: Phác khung hình và đường trục.
B2: Xác định tỷ lệ. Vẽ nét thẳng mờ.
B3: Vẽ chi tiết.
B4: Vẽ đậm nhạt.
- Yêu cầu HS nhắc lại: có mấy độ đậm nhạt chính trong một bài vẽ? 
- Giới thiệu và hướng dẫn thêm cho hs cách vẽ đậm, nhạt cái chai. Phía ánh sáng mạnh chiếu vào thì nhạt hơn so với ánh sáng yếu chiếu vào.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
- Giới thiệu một số bài vẽ đẹp để HS quan sát và rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
- Điều chỉnh vị trí mẫu sao cho tất cả HS đều nhìn rõ.
- Yêu cầu HS vẽ mẫu cái chai vào phần giấy vở bài tập vẽ. Quan sát mẫu khi vẽ.
- Nhắc lại ngắn gọn cách vẽ hình khi số đông còn lúng túng.
- Nhắc nhở HS ngay nếu thực hiện sai các bước hoặc vẽ bài với bố cục sai để các em điều chỉnh trước khi vẽ đậm nhạt.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu hs quan sát, nhận xét :
+ Bài vẽ có giống mẫu chưa ?
+ Bố cục có hợp lý chưa ?
- Yêu cầu hs chọn bài em thích, xếp loại bài vẽ.
- Sau đó nhận xét chung, đánh giá bài vẽ
- Khen ngợi một số hs có bài vẽ đẹp.
- Nhận xét chung tiết học.
+ Miệng, cổ, vai, thân và đáy chai.
+ Thủy tinh.
+ Xanh.
+ Miệng chai nhỏ hơn.
+ Chiều ngang ngắn hơn.
+ Từ nhiều hướng.
+ Không giống nhau từ hình dáng đến màu sắc.
+ Thủy tinh, cao su, mũ…
Bố cục hợp lý và không hợp lý
- HS làm bài. Khi vẽ phải quan sát mẫu.
-Hs quan sát mẫu và bài vẽ để so sánh trả lời.
 4. Củng Cố:
	? Nêu các bước vẽ mẫu: Vẽ cái chai?
	- Hs trả lời.
 5. Dặn Dò:
	- Ai chưa vẽ xong thì về nhà hoàn thành bài.
	- Quan sát ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…Để chuẩn bị cho bài mới. Bài 8: Vẽ tranh: TẬP VẼ CHÂN DUNG ĐƠN GIẢN.
	- Mang đầy đủ dụng cụ học tập.
…………………………………….
Lớp 5: Vẽ tranh:
TẬP VẼ TRANH
 ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG (TCT: 7)
 I - MỤC TIÊU:
- Hiểu đề tài An toàn giao thông và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
- Hs biết cách vẽ tranh đề tài An toàn giao thông.
- Tập vẽ tranh về đề tài An toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
 II - CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về giao thông (đường bộ, đường thủy).
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
 2. Học sinh :
- SGK.
- vở ghi, giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập
	2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu các bước vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục?
- Học sinh trả lời.
	3. Giới thiệu bài mới:
? Hãy kể tên một số phương tiện giao thông nói chung?
- Hs trả lời.
- GV nhấn mạnh: Có rất nhiều phương tiện giao thông nhưng sử dụng làm sao cho an toàn và hiệu quả. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và qua đó ta sẽ học cách vẽ tranh đề tài An toàn giao thông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- Giới thiệu tranh ảnh. Yêu cầu hs quan sát đặc câu hỏi:
+ Tranh, ảnh thuộc đề tài nào?
+ Những hình ảnh đặc trưng là gì?
+ Khung cảnh chung là gì?
+ An toàn giao thông là làm công việc gì?
+ Vậy theo các em vẽ trang về đề tài An toàn giao thông là vẽ những gì?
- Tổng kết, nhấn mạnh lại.
+ Đề tài An toàn giao thông.
+ Người đi bộ, đi xe đạp, xe máy…
+ Nhà cửa, đường xá, cây cối…
+ Đi đúng lề đường, tuân thủ biển báo.
+ Đường phố, người đi bộ trên vỉa hè, thuyền bè đi lại trên sông.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ:
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu hs qua sát, nêu tên các bước vẽ:
+ Tìm, chọn nội dung đề tài.
+ Sắp xếp bố cục.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ màu.
- Lưu ý hs:
+ Tìm chọn nội dung đề tài đúng.
+ Bố cục có chính có phụ. Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Màu sắc vẽ theo ý thích nhưng phải lựa chọn màu sao cho trong sáng, có đậm, có nhạt để các hình mảng thêm chặt chẽ và đẹp mắt.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn hs hực hành:
- Yêu cầu hs tập vẽ tranh đề tài An toàn giao thông.
- Gợi ý thêm để hs tìm cách thể hiện đề tài, cách chọn và sắp xếp hình ảnh theo ý thích để có thể vẽ được bài vẽ đa dạng, phong phú.
- Lưu ý HS không nên vẽ quá nhiều hình ảnh vụn vặt sẽ không làm rõ trọng tâm bức tranh.
- Quan sát, góp ý hướng dẫn bổ sung HS làm bài.
- Khuyến khích hs làm bài.
*Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Chọn 1 số bài vẽ của HS, yêu cầu các em quan sát và nhận xét
+ Tranh hợp đề tài chưa?
+ Bố cục tranh hợp lý không?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Sau đó nhận xét lại tổng thể, xếp loại bài vẽ. 
- Khen ng ợi những HS có bài vẽ đẹp, cần cố gắng nhiều hơn.
- Nhận xét chung tiết học.
+ Đúng đề tài An toàn giao thông.
+ Cân đối, hài hòa chưa.
 4. Củng Cố:
	Nêucác bướcvẽ tranh đề tài An toàn giao thông?
	Hs trả lời	
 5. Dặn Dò:
	- Về hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài mới. Vẽ theo mẫu: Bài 8: MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ, HÌNH CẦU.
 - Mang đầy đủ dụng cụ học tập: Viết chì, gôm, vở bài tập vẽ hoặc giấy thực hành.
…………………………………….
Lớp 4: Vẽ tranh:
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI PHONG CẢNH (TCT: 7)
 I - MỤC TIÊU:
- Hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh.
- Hs biết cách vẽ tranh phong cảnh.
- Tập vẽ tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
 II - CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
 - SGK, SGV.
 - Tranh ảnh phong cảnh.
- Hình ảnh gợi ý. 
- Bài vẽ của HS lớp trước.
 2. Học sinh :
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu vẽ.
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các bước vẽ quả dạng tròn?
- Học sinh trả lời.
 3. Giới thiệu bài mới:
 - Ở tiết trước, chúng ta đã được xem vài bước tranh phong cảnh của họa sĩ nổi tiếng, hôm nay chúng ta sẽ học cách vẽ và tập vẽ một bước tranh phong cảnh cho riêng mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
- Giới thiệu tranh, ảnh. Yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi:
 + Thế nào là tranh phong cảnh? Cảnh vật trong tranh thường là gì?
+ Tranh phong cảnh vẽ gì là chính? Trong tranh phong cảnh có người và con vật không?
- Tranh phong cảnh không phải là sự sao chụp cảnh thiên nhiên mà là sự sang tạo dựa trên cảm xúc của người vẽ. Gợi ý thêm:
+ Xung quanh nơi em ở có những cảnh đẹp nào không?
+ Em đã từng đi du lịch ở đâu? Nơi đó như thế nào?
+ Em còn biết những cảnh đẹp ở đâu nữa? Hãy kể tên?
+ Em hãy tả cảnh đẹp mà em thích?
+ Em sẽ vẽ cảnh gì? Ở đâu?
- Nhấn mạnh: những hình ảnh chinhs của cảnh đẹp là cây, nhà, con đường, bầu trời, nước,… và phong cảnh còn đẹp ở màu sắc của không gian chung. 
*Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh:
- Yêu cầu hs dựa vào SGK đặt câu hỏi:
 + Có mấy cách vẽ? - Có 2 cách vẽ: Kí họa và kí họa.
 + Nêu tên các bước vẽ?
B1: Tìm chọn nội dung đề tài.
B2: Sắp xếp bố cục.
B3: Vẽ chi tiết.
BS 4: Vẽ màu.
- Hướng dẫn thêm cho HS biết vẽ kí họa là quan sát trực tiếp cảnh vật trong thiên nhiên và vẽ trực tiếp (vẽ ngoài trời: công viên, sân trường, đồng ruộng…).
- Lưu ý hs: Có thể vẽ nét rồi mới vẽ màu, cũng có thể vẽ trực tiếp bằng màu. Nên chọn cảnh vật gần gũi, dễ vẽ hợp với khả năng.
- Cho HS quan sát một số tranh vẽ của các lớp trước để các em hiểu cách chọn cảnh và thể hiện.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
- Yêu cầu hs tập vẽ tranh đề tài phong cảnh vào phần vở bài tập hoặc giấy thực hành.
- Nhắc HS chọn cảnh vật trước khi vẽ, chú ý hình vẽ trên giấy cân đối hài hòa.
- Chú ý sắp xếp hình ảnh sao cho có chính, có phụ cho tranh thêm sinh động.
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét:
+ Cách nội dung đề tài, chọn cảnh.
+ Cách sắp xếp bố cục.
+ Cách vẽ hình, vẽ màu.
- Sau đó nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
+ Tranh vẽ cảnh vật thiên nhiên; vẽ nhà cửa, cây cối, đồi núi...
+ Nhà cửa, cây cối, sông nước... Có thể có người hoặc con vật nhưng chỉ là hình ảnh phụ. 
+ Hs trả lời.
+ Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu...
+ Hs trả lời.
- Hs làm bài.
- HS quan sát, nhận xét bài vẽ theo cảm nhận riêng.
+ Đúng đề tài chưa, cảnh đẹp.
+ Có chính, phụ.
+ Đẹp, hài hòa chưa.
 4. Củng Cố:
	? Nêu lại các bước vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương?
	- Hs trả lời.
 5. Dặn Dò:
	- Hoàn thành 

File đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc
Giáo án liên quan