Giáo án Mỹ thuật 7 cả năm

I/. MỤC TIÊU:

 1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được một số đặc điểm chung của mỹ thuật thời Trần thông qua những công trình, tác phẩm cụ thể về: Kiến trúc, điêu khắc, trang trí, đồ gốm.

 2/. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử.

 3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.

 

II/. CHUẨN BỊ:

 1/. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Trần.

 2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh mỹ thuật thời Trần.

III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

 2/. Kiểm tra bài cũ:

 3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Nghệ thuật là một phần tất yếu của cuộc sống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã để lại không ít những di tích, công trình mỹ thuật có giá trị. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc đó chúng ta cần phải có trách nhiệm và biết được đặc điểm, giá trị nghệ thuật để có biện pháp giữ gìn, bảo quản tốt hơn. Do đó hôm nay c« cùng các em nghiên cứu bài “Sơ lược về mỹ thuật thời Trần”.

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật 7 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu ở giai đoạn 1945-1954.
	4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK, sưu tầm tác phẩm mỹ thuật giai đoạn này. 
+ Chuẩn bị bài mới: Học sinh về nhà chuẩn bị chì, tẩy, màu, giấy A4 tiết sau làm bài kiểm tra HKI. Xem lại tất cả các bài vẽ tranh đề tài đã học.
RÚT KINH NGHIỆM
….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐỀ TÀI: TỰ CHỌN 
(Bài kiểm tra HK I)
 Ngày soạn: ………………………
Tiết: 15+17 Bài: 15+17 – Vẽ tranh 
 * * * * * * * * * * * * * * *
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Học sinh củng cố lại kiến thức vẽ tranh đề tài đã học.
	2/. Kỹ năng: Học sinh thể hiện bài vẽ linh hoạt, sắp xếp bố cục, hình tượng hợp lý, sử dụng màu sắc phù hợp với đề tài. Biết đưa cảm xúc vào tranh vẽ.
	3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của tranh vẽ, nâng cao nhận thức thẩm mỹ..
II/. CHUẨN BỊ:
	1/. Giáo viên: Đề kiểm tra HK I.
2/. Học sinh: Chì, tẩy, màu, giấy A4.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ: 
3/. Bài mới:
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
GV ra đề kiểm tra HK I 
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra. 
- GV gợi ý để HS chọn lựa đề tài vẽ tranh, tránh sự trùng lặp.
HOẠT ĐỘNG 3:
Đánh giá kết quả buổi kiểm tra.
- GV nhận xét thái độ làm bài của HS. Cho HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài vẽ.
- HS làm bài kiểm tra.
- HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài vẽ.
Đề kiểm tra HK I – Thời Gian: 90/
Em hãy vẽ một bức tranh – Đề tài: TỰ CHỌN.
KẾT QUẢ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
+ Loại Giỏi:…………………... HS – Tỷ lệ: …………%. + Loại Khá:………………….…. HS – Tỷ lệ: …………%.
+ Loại T.Bình:…………….…. HS – Tỷ lệ: …………%. + Loại Yếu, Kém:…………. HS – Tỷ lệ: …………%.
	4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/)
+ Bài tập về nhà: 
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Trang trí bìa lịch treo tường”, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập, sưu tầm bìa lịch đẹp.
RÚT KINH NGHIỆM
….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TRANG TRÍ BÌA LỊCH TREO TƯỜNG
 Ngày soạn: ………………………
Tiết: 18 Bài: 18 – Vẽ trang trí. 
 * * * * * * * * * * * * * * *
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp trang trí bìa lịch treo tường trang trí cho năm mới.
	2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình tượng, họa tiết trang trí, sắp xếp bố cục chặt chẽ, màu sắc nổi bật, phù hợp nội dung.
	3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được giá trị của nghệ thuật trang trí trong đời sống. Yêu thiên nhiên và mọi vật xung quanh mình.
II/. CHUẨN BỊ:
	1/. Giáo viên: Một số mẫu bìa lịch, bài vẽ của HS năm trước.
	2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm bìa lịch, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ: 
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Mỗi dịp Tết đến, xuân về chúng ta lại được chiêm ngưỡng muôn vàn bìa lịch được bày bán khắp nơi. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp trang trí bìa lịch, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Trang trí bìa lịch treo tường”.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
6/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV cho HS quan sát một số mẫu bìa lịch khác nhau và yêu cầu HS nhận xét về các thành phần có trên bìa lịch.
- GV cho HS nêu nhận xét về một số cách trang trí trên các bìa lịch khác nhau.
- GV tóm tắt lại những đặc điểm chính của bìa lịch, gợi ý về một số cách trang trí bìa lịch bằng cách xé dán giấy hoặc kết dính bằng hoa, cỏ, vải, nỉ, cây khô… 
- HS quan sát một số mẫu bìa lịch khác nhau và nhận xét về các thành phần có trên bìa lịch.
- HS nêu nhận xét về một số cách trang trí trên các bìa lịch khác nhau.
- Quan sát GV tóm tắt bài và hướng dẫn trang trí bìa lịch.
I/. Quan sát – nhận xét.
- Bìa lịch có nhiều kiểu dáng và hình thức trang trí khác nhau. Bìa lịch có những thành phần như:
+ Hình ảnh: Phong cảnh, tranh Tĩnh vật, cảnh sinh hoạt, con vật biểu tượng cho năm mới…
+ Chữ: Câu đối, câu chúc mừng, tên năm số, bằng chữ, tên cơ quan, đơn vị…
+ Phần lịch: Ghi ngày, tháng, năm.
8/
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách trang trí bìa lịch.
+ Lựa chọn nội dung.
- GV cho HS quan sát và nêu nhận xét về một số nội dung trên các bìa lịch khác nhau, từ đó hình dung ra việc chọn các nội dung mình yêu thích để sắp xếp vào bìa lịch của mình.
- GV yêu cầu HS nêu những nội dung mình chọn để trang trí.
- GV phân tích trên tranh ảnh để HS thấy được việc chọn các hình ảnh trang trí cần theo sở thích và phù hợp với nội dung bìa lịch.
+ Xác định hình dáng và khuôn khổ bìa lịch.
- GV cho HS quan sát và nêu nhận xét về một số hình dáng bìa lịch khác nhau.
- Yêu cầu HS tự chọn lựa hình dáng mình yêu thích.
- GV phân vẽ minh họa một số hình dáng bìa lịch, phân tích cho HS thấy được việc chọn lựa kích thước cho bìa lịch cần phải chú ý đến tỷ lệ chung để bìa lịch có dáng thanh cảnh và nhẹ nhàng.
+ Sắp xếp mảng chữ, mảng hình.
- GV yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét về cách xếp mảng ở một số bìa lịch mẫu.
- GV phân tích việc sắp xếp mảng cần phải có trọng tâm, các mảng hình, mảng chữ cần chú ý đến độ to, nhỏ nhằm tạo cho bìa lịch có bố cục cân đối, hợp lý. nhắc HS chú ý đến khoảng cách giữa các mảng với nhau.
+ Vẽ tranh hoặc dán ảnh.
- GV cho HS nêu nhận xét về hình ảnh được trang trí trên các bìa lịch mẫu.
- GV gợi ý một số cách vẽ hình hoặc tận dụng các vật liệu như: Hoa, lá, cỏ khô, vải, nỉ, tranh sưu tầm để dán vào bìa lịch nhằm tạo ra nhiều phong cách trang trí mới.
- GV cho HS nêu cách trang trí bìa lịch của mình.
- Nhắc nhở HS chọn lựa những hình ảnh vui tươi, đẹp mắt.
- HS quan sát và nêu nhận xét về một số nội dung trên các bìa lịch khác nhau. Chọn các nội dung yêu thích để sắp xếp vào bìa lịch của mình.
- HS nêu những nội dung mình chọn để trang trí.
- Quan sát GV phân tích việc chọn nội dung trang trí.
- HS quan sát và nêu nhận xét về một số hình dáng bìa lịch khác nhau.
- HS chọn lựa hình dáng mình yêu thích.
- Quan sát GV phân tích việc chọn lựa kích thước cho bìa lịch.
- HS quan sát và nêu nhận xét về cách xếp mảng ở một số bìa lịch mẫu.
- Quan sát GV phân tích việc sắp xếp mảng.
- HS nêu nhận xét về hình ảnh được trang trí trên các bìa lịch mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn vẽ tranh hoặc dán ảnh.
- HS nêu cách trang trí bìa lịch của mình.
II/. Cách trang trí bìa lịch.
1. Lựa chọn nội dung.
2. Xác định hình dáng và khuôn khổ bìa lịch.
3. Sắp xếp mảng chữ, mảng hình.
4 Vẽ tranh hoặc dán ảnh.
26/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV chia nhóm và yêu cầu các em làm bài tập theo cách xé dán. GV nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp. Quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục, chọn lựa hình ảnh trang trí.
- Nhắc nhở HS cần suy nghĩ kỹ để tạo ra được kiểu chữ và hình ảnh trang trí theo phong cách sáng tạo của mình.
- HS làm bài tập theo nhóm bằng cách xé dán.
III/. Bài tập.
- Trang trí bìa lịch theo ý thích.
3/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho các nhóm treo bài lên bảng và yêu cầu các nhóm nhận xét về bố cục, kiểu chữ và màu sắc. Yêu cầu HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
- Các nhóm treo bài lên bảng và nhận xét về bố cục, kiểu chữ và màu sắc. Xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
	4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. 
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Ký họa”, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập, một số đồ vật như: Cặp táp, chai, lọ, bình hoa... 
RÚT KINH NGHIỆM
….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGIAO AN MI THUAT 73 CotHa Hong.doc