Giáo án Mỹ thuật 6 - Tiết 1 đến tiết 17

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Kiến thức: HS tìm hiểu khái niệm họa tiết, đường nét, bố cục màu sắc, nắm được đặc điểm của hoạ tiết trang trí dân tộc, biết cách chép hoạ tiết.

- Kĩ năng: HS chép được một số hoạ tiết dân tộc.

- Giáo dục: HS cảm thụ được vẻ đẹp độc đáo của các hoạ tiết dân tộc, có ý nghĩa giữ gìn nét độc đáo của hoạ tiết dân tộc và trên cơ sở đó có thể sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh trong bộ ĐDDH lớp 6 minh hoạ các hoạ tiết dân tộc tranh minh hoạ trống đồng.

- Học sinh chuẩn bị đủ giấy, vở, bút chì, tẩy.

III/ PHƯƠNG PHÁP:

Kết hợp các phương pháp giảng dạy: Trực quan, gợi mở, nhóm làm việc, giảng giải.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc41 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật 6 - Tiết 1 đến tiết 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ề MỸ THUẬT THỜI LÝ ( 1010 - 1225)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh nắm trước sơ lược về lịch sử nhà Lý, đặc điểm của các công trình kiến trúc, nghẹ thuật điêu khắc, trang trí và gốm thời Lý.
- H/s biết xác định các di sản thuộc từng thời kỳ qua đặc điểm của nó.
- Giáo dục các em ý thức giữ gìn, tôn trọng các giá trị truỳen thống của dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ dùng:
 - Tranh minh họa: chùa 1 cột, quốc tử giám,
 - Minh họa các hạo tiết trang trí thời Lý.
 - Tranh sưu tầm của học sinh 
Phương pháp dạy - học: trực quan, giảng giải, nhóm làm việc.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HĐ Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Minh họa
Hoạt động
của học sinh
Hoạt
động
1 (6’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh lịch sử:
- Giáo viên đặt câu hỏi, dẫn học sinh vào vấn đề từ gợi ý: 
+ Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam trải qua những triều đại nào?
+ Quốc tử giám được xây dựng vào thời gian nào?
- Giáo viên đi vào phần giới thiệu lịch sử thời Lý.
- Đặt câu hỏi nêu vấn đề:
+ Mĩ thuật phát triển do động lực nào?
+ Thời Lý chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nào?
+ Chính sách mới của thời Lý ra sao?
Tranh Lịch sử
- Xem minh hoạ quan sát.
- Đọc nội dung phần I.
- Học sinh nêu được:
+ Sự kiện dời kinh đô Hoa Lư – Thăng Long năm 1010.
+ Đạo Phật hình thành đi vào cuộc sống.
+ Mở rộng giao lưu.
+ Có nhiều công trình mĩ thuật, tác phẩm đẹp, có giá trị.
Hoạt
động
2 (25’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các loại hình nghệ thuật:
- Cho học sinh quan sát các minh họa, GV gợi ý trả lời các câu hỏi:
+ Mĩ thuật gồm các loại hình nghệ thuật nào?
+ Kiến trúc thời Lý chia làm mấy kiểu? Đó là những kiểu nào?
Đặc điểm của các kiểu kiến trúc ấy?
+ Nghệ thuật điêu khắc và trang trí được thể hiện như thế nào?
( GV nhấn mạnh đặc điểm ... thời Lý) 
+ Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân, thời Lý có nghệ thuật làm đồ gì phát triển?
+ Đặc điểm của gốm thời Lý
- Yêu cầu các nhóm tìm hiểu nghiêm túc nội dung SGK trả lời câu hỏi. GV bổ sung 1 số chi tiết không có trong SGK.
- Giáo viên kết luận ( Nhấn mạnh các giá trị nghệ thuật.)
Quốc tử giám,
Chùa Một cột, Đền Quán thánh, Đền Đô, chạm khắc bia Văn Miếu, liễn gốm, gạch, ngói thời Lý, 
- Học sinh đọc bài
- Các nhóm làm việc, trả lời các câu hỏi do GV đặt ra và gợi ý.
- Học sinh nêu được các nội dung:
- HS nắm được các đặc điểm chính: 3 loại hình nghệ thuật.
1_ Nghệ thuật kiến trúc:
 - Cung đình: Kinh thành Thăng Long
 - Phật giáo: Chùa .
2_ NT điêu khắc trang trí: Rồng hao văn móc râu, mây
3_ NT gốm: 
- Các loại màu men, kiểu dáng phong phú.
- Xương gốm mỏng, nhẹ.
- Trang trí: Hoa sen, cúc cách điệu.
Hoạt
động
3 (4’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm chung: 
Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận qua 3 nội dung vừa tìm hiểu.
- Học sinh trả lời.
- Nêu được đặc điểm:
+ Kiến trúc: Quy mô to lớn.
+ Điêu khắc- trang trí: Đẹp, tinh sảo
Hoạt
động
4 (4’)
Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- GV đặt câu hỏi cho 2 vấn đề:
+ Nguyên nhân thúc đẩy nền mĩ thuật thời nhà Lý phát triển?
+ Tóm tắt đặc điểm các loại hình nghệ thuật?
(Toàn bộ các hình trang trí, di vật)
- Học sinh trả lời tóm tắt sơ lược những nét chính.
- Học sinh khác nhận xét, đánh giá phần trả lời của bạn. Bổ sung (nếu cần)
* Dặn dò - BTVN:
- Học thuộc phần Sơ lược về mĩ thuật thời Lý (Phần II - SGK)
- Sưu tầm các minh họa kiến trúc, điêu khắc mà em biết nó thuộc thời Lý. Sưu tầm tranh các đề tài khác nhau của các họa sĩ.
- Xem nội dung vẽ tranh và vẽ phác 1 số đề tài chuẩn bị cho bài học sau.
 _________________________________________
Ngày dạy : 21-10-09
 Tiết 9. VẼ TRANH
ĐỀ TÀI HỌC TẬP
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- HS nắm được nội dung thể hiện về đề tài học tập bao gồm bố cục, hình mảng trong tranh và màu sắc, tính chất của mình ua hoạt động học.
- H/s neu được cách vẽ ( đã học).
- Bài vẽ làm rõ đề tài, thể hiện được không khí thi đua học tập.
- qua bài, giáo dục các em tốt hơn ý thức học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ dùng:
- Tranh minh họa học tập (h1), hoạt động học mang tính tập thể (h2), học ở nhà (h3).
- Tranh do h/s sưu tầm.
- minh họa các bước vẽ (B).
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thuyết trình, luyện tập, nhóm làm việc.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
HĐ Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Minh họa
Hoạt động của
học sinh 
Hoạt
động
1 (9’)
Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung thể hiện đề tài:
- Giáo viên cho HS quan sát 1 số bài vẽ tranh.
- Giáo viên nêu vấn đề như :
+Em hãy nêu nội dung các tranh 1-2...
 - Gợi ý học sinh nêu nội dung theo các minh hoạ.
+Em thích đề tài nào nhất? Tại sao?
+Hình ảnh nào là chính tranh các tranh này?
+Màu sắc được sử dụng như thế nào?
- HDHS tham khảo thêm ở SGK.
Một số đề tài: Lao động, vui chơi, cảnh, học tập 
-Quan sát minh hoạ.
-Nêu được các nội dung cơ bản
1.Nội dung tranh.
2.Bố cục.
3.Hình vẽ: Chính – phụ.
4.Màu sắc.
- Học sinh đọc nội dung đề tài trình bày trong sách.
Hoạt
động
2 (5’)
Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
- Đặt vấn đề: Nếu vẽ một tranh về đề tài hôm nay, em sẽ vẽ như thế nào?
- GV gợi ý h/s trả lời cách vẽ (đã học ở tiết 5 )
- Chú ý: Bố cục - bước đầu quan trọng để có tranh đẹp.
- Giáo viên nhấn mạnh: Tìm hình ảnh phù hợp đề tài mình thể hiện là bước đầu tiên quan trọng.
Vẽ bảng
Minh hoạ 4 bước
- Quan sát minh hoạ.
- HS nêu tóm tắt:
1.Tìm và chọn nội dung 
2.Vẽ phác mảng chính phụ.
3.Vẽ phác hình.
4.Vẽ màu.
- Học sinh đọc bài.
Hoạt
động
3 (25’)
Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Lưu ý HS: Thực hiện bước phác hình. Phác hình vẽ bằng kỉ hà, tránh vẽ đậm.Không vẽ các nét thẳng bằng thước kẻ.
- HS làm bài thực hành vẽ tranh đề tài Học tập.
Hoạt
động
4 (5’)
Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Giáo viên đặt vấn đề: Nêu các yếu tố tạo nên một bức tranh?
- Chọn 3 bài, cho học sinh nhận xét về: Bố cục. Tỉ lệ các phần. Nét vẽ.
- Nhận xét và kết luận: Chú ý tổng thể, nội dung. 
Bài vẽ của học sinh
- Nêu nhận xét của mình về: Bố cục. Hình vẽ. Màu sắc (nếu có).
- HS chỉ ra được 1 số điểm chưa hợp lí, cần sủa, khắc phục.
* Dặn dò - BTVN:
- Về nhà hoàn thành màu sắc của bài vẽ.
- Xem nội dung bài 10. Vẽ các hình 2, 4 và 5 ra giấy A4. chuẩn bị đủ màu ( có màu nước hoặc màu bột càng tốt)
 _________________________________________
Ngày dạy : 28-10-09
Tiết 10: VẼ TRANG TRÍ
MÀU SẮC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh nhận biết được các màu sắc trong tự nhiên.
- Học sinh phân biệt được các loại màu, chất liệu màu. Biết cách pha màu tạo ra màu mới.
- Học sinh nắm được ưu điểm, nhược điểm của 1 số loại màu.
- Bài vẽ thể hiện được 1 số màu trong tự nhiên và gọi được tên màu.
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ dùng:
- Bột màu, màu nước. Bảng pha màu.
- Tranh minh họa màu trong thiên nhiên.
- Bài vẽ tranh trí của giáo viên và học sinh 
Phương pháp: Trực quan, quan sát, giảng giải, luyện tập, nhóm làm việc.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HĐ Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Minh họa
Hoạt động của
học sinh 
Hoạt
động
1 (5’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu màu sắc trong thiên nhiên.
- Quan sát tự nhiên, thấy có bao nhiêu màu? Em kể tên hoặc miêu tả màu em biết?
- Em nhìn thấy màu sắc rực rỡ khi có những hiện tượng tự nhiên nào?
- Giáo viên kết luận: Thế giới tự nhiên có sắc màu vô cùng phong phú và hấp dẫn.
Một số bài vẽ họa tiết, bài tranh phong cảnh
- Quan sát minh hoạ.
- Nhận xét được:
+ Màu sắc đa dạng, phong phú.
+ Xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, da cam, xanh lá non, 
+ Cầu vồng (7 sắc)
Hoạt
động
2 (15’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các màu vẽ và cách pha màu.
- Màu cơ bản là những màu nào? Tại sao ta gọi là màu cơ bản?
- Để có màu mới, ta làm ntn?
- Em kể tên 1 số màu nhị hợp.
- Màu bổ túc: GV giới thiệu tác dụng làm cho màu sắc tươi sáng hơn.
- Màu tương phản là những màu đối lập nhau ở đặc điểm nào?
- Các màu trên cho em cảm giác ntn?
- Đỏ, da cam, huyết dụ cho em thấy cảm giác gì? ( ấm, nóng)
- Xanh lá cây, lam cho em cảm giác ntn? (mát, lạnh)
Bảng
minh hoạ 
bánh xe màu, các loại màu, gam màu
- N/X, nắm và phân biệt được các loại màu:
Màu cơ bản
Màu nhị hợp
Màu bổ túc
Màu tương phản
Màu nóng
Màu lạnh
Hoạt
động
3 (5’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số loại màu.
- Màu phổ biến, hay có sẵn cho em dùng là màu nào?
- GV giới thiệu màu bột, màu nước, pha màu để học sinh thấy ưu điểm.
Giáo viên vẽ, pha màu ví dụ
- Học sinh quan sát các loại màu.
- Ghi nhớ: Màu chì, dạ, sáp màu Bột màu, màu nước, sơn dầu.
Hoạt
động
4 (15’)
Hướng dẫn học sinh thực hành pha màu:
- Cho học sinh tập pha các màu trong tự nhiên.
- ở lớp: Vẽ bánh xe màu, ghi rõ các loại màu. chia nhóm làm chung 1 bài hoàn chỉnh màu.
Hoạt
động
5 (5’)
Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Giáo viên cho học sinh kể tên 1 số màu nhị hợp, màu nóng, lạnh và những cặp màu bổ túc, tương phản.
- Nhận xét và kết luận về tiết học.
Bài vẽ của học sinh trên lớp
- Kể tên các cặp màu, nêu được cảm nhận của mình về tác dụng, hiệu quả của các màu ấy khi đặt cạnh nhau.
* Dặn dò - BTVN:
- Về nhà: Vẽ các cặp màu bổ túc, tương phản,các gam màu: Màu nóng, lạnh. (Giáo viên chia ô hướng dẫn qua cho học sinh.) Tìm hiểu nội dung bài 11.
- Chuẩn bị đủ đồ dùng, bảng vẽ, màu để làm bài trang trí tiết học sau.
_________________________________________
Ngày dạy : 04-11-09
Tiết 11. VẼ TRANG TRÍ
MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh nắm được sự đa dạng phong phú của các hình thức trang trí.
- Ôn lại kiến thức về màu sắc. Nắm được cách sử dụng màu sắc trong trang trí, xử lí các mảng màu.
- Bài vẽ phong phú về hình thức, vận dụng được các màu đã học ở tiết trước.
- Giáo dục học sinh có ý thức tìm hiểu, sưu tầm các sản phẩm trang trí đẹp. Có ý thức tạo ra cái đẹp và thưởng thức cái đẹp.
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ dùng:
Minh họa: Đầu báo, tranh cổ động, bài trang trí hình vuông, tròn bìa sách, cái ly, chén, tách.
Bài vẽ trang trí sưu tầm của học sinh.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, nhóm làm việc.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
HĐ Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Minh họa
Hoạt động của
học sinh 
Hoạt
động
1 (5’)
Hướng dẫn học sinh các hình thức trang trí:

File đính kèm:

  • docmi thuat 6.doc