Giáo án Mỹ thuật 5 năm 2012
A - MỤC TIÊU
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm.
- HS hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”.
B - CHUẨN BỊ
GV: Tranh mẫu SGK, Sưu tầm tranh của các họa sĩ.
HS : SGK, tranh của thiếu nhi.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK. Chia nhóm và đặt câu hỏi để HS TL:
+ Em hãy nêu một và nét về tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân?
+ Em hãy cho biết ngày sinh và nơi sinh của ông?
+ Ngoài họa sĩ Tô Ngọc Vân, em còn biết họa sĩ nổi tiếng nào khác nữa?
+ Em hãy kể một vài tác phẩm nổi tiếng của ông?
- Dựa vào ý trả lời của HS, GV bổ sung thêm.
ia khoảng cách để vẽ họa tiết - Tìm hình mảng để vẽ họa tiết - Vẽ màu theo ý thích vào đường diềm. + HS lấy màu, chì, thước kẻ, tẩy và thực hiện. Nhận xét, đánh giá + GV cùng HS nhận xét 1 số bài vẽ về: - Bố cục hài hòa cân đối - Vẽ mầu có đậm có nhạt. * Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh về quân đội. LỚP 5 Soạn: 17/11/2013 Giảng:19/11 - 5A2(Sg) 20/11 - 5A4(Sg) 21/11 - 5A1 (Sg) 22/11 - 5A3 (Sg) Tiết 15 : Vẽ tranh ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI A- MỤC TIÊU - HS hiểu biết thêm về quân đội và những hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày - HS vẽ được tranh về đề tài quân đội - HS thêm yêu quí các cô, chú bộ đội. B- CHUẨN BỊ GV: Sưu tầm 1số tranh, ảnh về quân đội. HS : Vở vẽ, màu, bút chì, tẩy. C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới HĐ DẠY HĐ HỌC HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài + GV giới thiệu tranh, ảnh về đề tài quân đội và đặt câu hỏi: - Tranh vẽ về đề tài quân đội thì thường có h/ảnh gì? - Em hãy kể tên 1vài binh chủng trong quân đội mà em biết? - Để vẽ các hoạt động của các cô chú bộ đội thì em thường thấy ntn? HĐ2: Cách vẽ - GV treo hình hướng dẫn và gợi ý: Để vẽ được tranh có đề tài quân đội em vẽ như thế nào? - GV vẽ phác lên bảng các bước vẽ để quan sát và tìm ra cách vẽ. HĐ3: Thực hành - Cho HS thực hiện bài vẽ theo ý thích. - Quan sát lớp khi thực hiên bài vẽ. + HS quan sát. - H/ảnh cô, chú bộ đội. - Bộ binh, không quân, hải quân, tăng thiết giáp, quân y… - Có thể vẽ chân dung, bộ đội với thiếu nhi, bộ đội đi phòng, chống bão lũ… - Nhớ lại những h/ảnh mà mình thấy đẹp. - Vẽ các h/ảnh chính trước ( Vẽ dõ nội dung), hình ảnh phụ sau. - Vẽ màu tươi sáng. + HS lấy vở vẽ, màu, chì, tẩy và thực hiện bài vẽ. Nhận xét, đánh giá GV gợi ý HS nhận xét 1số bài vẽ về:- Nội dung ( rõ chủ đề) - Bố cục (có h/ảnh chính, h/ảnh phụ) - Màu sắc (hài hòa, có đậm, có nhạt) * Dặn dò : Quan sát những mẫu vật có dạng hình khác nhau. LỚP 5 Soạn: 24/11/2013 Giảng:26/11 - 5A2(Sg) 27/11 - 5A4(Sg) 28/11 - 5A1 (Sg) 29/11 - 5A3 (Sg) Tiết 16 : Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU A - MỤC TIÊU - HS nhận biết được đặc điểm hình dáng của vật mẫu - HS vẽ được bài vẽ theo mẫu - Yêu quí đồ vật trong gia đình. B - CHUẨN BỊ GV: Một số đồ vật làm mẫu, hình hướng dẫn cách vẽ. HS : Vở vẽ, mầu, chì, tẩy, C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới HĐ DẠY HĐ HỌC HĐ1: Quan sát, nhận xét + GV bày mẫu để HS quan sát: - Trên bàn mẫu vật gồm mấy vật mẫu? - Kích thước của hai vật mẫu này ntn? - Vật mẫu nào đứng trước vật mẫu nào đứng sau? - Vật nào đậm, vật nào nhạt? - Ở góc nhìn của em thấy vật mẫu ntn? HĐ2: Cách vẽ - GV treo hình hướng dẫn cách vẽ và gợi ý: Để vẽ được bài vễ này đúng theo mẫu bày và đẹp thì ta làm như thế nào? - GV vẽ phác lên bảng các bước vẽ để quan sát và tìm ra cách vẽ. HĐ3: Thực hành - Cho HS thực hiện bài vẽ theo như mẫu đã bày. - Quan sát lớp khi thực hiện bài vẽ. + HS quan sát. - Trên bàn mẫu vật gồm hai vật mẫu. - Một vật cao, một vật thấp. - Cái cốc đứng sau, quả cây đứng trước. - Quả cây đậm hơn cái cốc. - Tùy theo từng góc nhìn của HS. - Ước lượng chiều cao, chiều ngang của vật mẫu để vẽ khung hình chung - Tìm và vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu. - Phác hình bằng các nét thẳng mờ - Chỉnh hình bằng các nét cong theo như mẫu bày. - Vẽ đậm nhạt theo như mẫu bày. + HS nhìn mẫu và thực hiện bài vẽ. Nhận xét, đánh giá + GV nhận xét bài vẽ của HS về: - Cách sáp xếp bố cục trong bài vẽ - cách đánh đậm nhạt. * Dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. LỚP 5 Soạn: 1/12/2013 Giảng:3/12 - 5A2(Sg) 4/12 - 5A4(Sg) 5/12 - 5A1 (Sg) 6/12 - 5A3 (Sg) Tiết 17 : Thường thức mỹ thuật XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN A - MỤC TIÊU - HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm “Du kích tập bắn” và hiểu một vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung - HS nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh - HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh. B - CHUẨN BỊ GV : SGK, SGV. Sưu tầm một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. HS : SGK, sưu tầm tranh của các họa sĩ. C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới HĐ1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung - Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khóa V ( 1924 - 1934 ) Trường MT Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội họa vừa đam mê tìm hiểu lịch sử MT dân tộc. - Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. - Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng như: Cây chuối (1936); Cổ thành Huế( 1941); Học hỏi lẫn nhau(1960); Công nhân cơ khí (1962)… - Với đóng góp to lớn ông đã được tặng thưởng HCM về Văn học - Nghệ thuật. HĐ2: Xem tranh - Hình ảnh chính trong tranh là gì? (Hình ảnh chính trong tranh là các chú du kích đang tập bắn) - Hình ảnh phụ là gì? ( Hình ảnh phụ là cây cối, nhà cửa). - Có những màu nào trong tranh? (Có màu vàng, màu nâu, màu xanh...). - Trong tranh diễn tả vào lúc nào trong ngày?(Tranh diễn tả vào buổi trưa hè với những ánh nắng chói chang, bóng của các cô chú du kích hiện lên trong nền đất). - Tranh được thể hiện bằng chất liệu nào?(Chất liệu màu bột). - Em có thích bức tranh này không? GV cho HS xem thêm một số tranh mà GV cùng HS đã chuẩn bị: - Nội dung tranh như thế nào? - Trong tranh có những hình ảnh nào? - Màu sắc trong tranh như thế nào? HĐ3: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi những HS tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài. * Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. LỚP 5 Soạn: 8/12/2013 Giảng:10/12 - 5A2(Sg) 11/12 - 5A4(Sg) 12/12 - 5A1 (Sg) 13/12 - 5A3 (Sg) Tiết 18 : Vẽ trang trí VẼ TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT A-MỤC TIÊU - HS hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn - HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật - HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí. B-CHUẨN BỊ GV: Tranh, ảnh các dạng hình chữ nhật. Bài vẽ mẫu. HS : Vở tập vẽ, màu, bút chì, tẩy. C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới HĐ DẠY HĐ HỌC HĐ1: Quan sát, nhận xét + GV cho HS quan sát tranh: - Em hãy cho biết đây là bài trang trí gì? - Còn bài này là trang trí gì? - Có gì giống và khác nhau? -Trong bài trang trí chữ nhật này có mấy mảng và được sắp xếp ntn? - Màu sắc của bài này như thế nào? + GV tóm tắt và bổ sung HĐ2: Cách trang trí - GV treo hình hướng dẫn cách vẽ và gợi ý: Muốn trang trí đẹp được hình chữ nhật ta phải làm thế nào? - GV vẽ phác lên bảng các bước vẽ để quan sát và tìm ra cách vẽ. HĐ3: Thực hành - Cho HS thực hiện bài trang trí theo ý thích. - Quan sát lớp khi thực hiện bài vẽ. + HS quan sát: - Đó là bài trang trí hình tròn, HV. - Đó là bài trang trí hình chữ nhật. HS phân tích - Có 2 mảng: Mảng chính ở giữa vẽ to, mảng phụ nhỏ ở các góc. - Màu sắc trong sáng, nhẹ nhàng. Những họa tiết giống nhau tô cùng màu. - Kẻ 1 hình chữ nhật vừa với phần giấy. - Sau đó kẻ các trục thành nhiều phần bằng nhau. - Phác các mảng chính, mảng phụ cho phù hợp. - Vẽ họa tiết và vẽ màu theo ý thích. + HS lấy vở và thực hiện. Nhận xét, đánh giá GV nhận xét bài của HS về: - Bài hoàn thành, bài chưa hoàn thành. - Màu sắc ( tươi sáng, nhẹ nhàng) *Dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. LỚP 5 Soạn: 22/12/2013 Giảng:24/12 - 5A2(Sg) 25/12 - 5A4(Sg) 26/12 - 5A1 (Sg) 27/12 - 5A3 (Sg) Tiết 19 : Vẽ tranh ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN A - MỤC TIÊU - HS biết cách tìm và sắp xếp h/ảnh chính phụ trong tranh. - HS vẽ được tranh ngày tết, lễ hội mùa xuân ở quê hương. - HS thêm yêu quý quê hương đất nước. B - CHUẨN BỊ GV: Tranh, ảnh về ngày tết, lễ hội mùa xuân. Hình gợi ý cách vẽ HS : Vở tập vẽ, màu, bút chì, tầy. C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới HĐ DẠY HĐ HỌC HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài + GV giới thiệu tranh, ảnh. - Bức tranh này thể hiện nội dung gì? - Còn bức tranh này có nội dung gì? - Em hãy kể lại không khí đón tết ở quê hương em? - Trong những bức tranh này có phải là có nội dung về ngày Tết và mùa xuân không? HĐ2: Cách vẽ - GV treo hình hướng dẫn cách vẽ và gợi ý: Để vẽ được tranh về đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân em làm thế nào? - GV vẽ phác lên bảng các bước vẽ để quan sát và tìm ra cách vẽ. HĐ3: Thực hành - Cho HS thực hiện bài vẽ theo yêu cầu. - Quan sát lớp khi thực hiện bài vẽ. + HS quan sát. - Cảnh chọi gà và có rất nhiều người cổ vũ. - Trong bức tranh thể hiện không khí của các bạn nhỏ đi chơi Tết. - Tùy theo lời kể của HS. - Đó là những bức tranh, ảnh về đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân. - Nhớ lại những khung cảnh về ngày tết, lễ hội mà mình đã gặp. - Vẽ các h/ảnh chính hình ảnh phụ cho phù hợp. - Vẽ thêm các chi tiết khác. - Vẽ màu theo ý thích. + HS lấy vở vẽ, mầu, chì, tẩy và thực hiện bài vẽ. Nhận xét, đánh giá GV nhận xét bài của HS về: Hình thức thể hiện nội dung tranh rõ trọng tâm, màu sắc tươi sáng. Yêu cầu HS tìm ra bài vẽ đẹp. * Dặn dò: Quan sát các đồ vật và hoa và quả. LỚP 5 Soạn: 31/ 12 / 2012 Giảng: 1/ 1/ 2013 - 5A1(Sg) 2/ 1 - 5A2(Sg) 4/ 1 - 5A3 (Ch) Tiết 20 : Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU A - MỤC TIÊU - HS biết quan sát, so sánh để tìm ra tỷ lệ, đặc điểm riêng và phân biệt độ đậm nhạt chính của các mẫu. - HS vẽ được hình gần giống mẫu, có bố cục cân đối vơi tờ giấy. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của hinh và độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ. B - CHUẨN BỊ GV: Một số mẫu vẽ. Hình gợi ý cách vẽ HS : Bút chì, vở vẽ, màu, tẩy. C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới HĐ DẠY HĐ HỌC HĐ1: Quan sát, nhận xét + GV bày mẫu để HS quan sát: - Mẫu vật này gồm có mấy vật mẫu? - Hình dáng của vật mẫu này ntn? - Mẫu nào đứng trước,mẫu nào đứng sau? - Độ đậm nhạt của mẫu này ntn? - Ở góc nhìn của em, em thấy mẫu vật ntn? + GV tóm tắt HĐ2: Cách vẽ - GV treo hình hướng dẫn và gợi ý cách vẽ: Để vẽ đuợc bài này theo mẫu bày thì ta làm như thế
File đính kèm:
- MT 5.doc