Giáo án Mỹ thuật 5

I. MỤC TIÊU:

- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân.

- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.

- Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

Học sinh:-SGK.

- Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc70 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sách báo (nếu có điều kiện).
Bài 16:	Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được đặc điểm của mẫu.
- HS biết cách bố cục và vẽ được hình có tỷ lệ gần giống mẫu.
- HS thích quan tâm, yêu quý các đồ vật xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Chuẩn bị một vài mẫu vẽ có hai vật mẫu.
	- Một số tranh tĩnh vật của các họa sĩ
	- Bài vẽ mẫu của HS lớp trước.
Chú ý:
	Các vật mẫu có thể sử dụng như sau:
	+ Cái chai và cái bát.
	+ Bình đựng nước và cái cốc.
	+ Cái phích và quả (các loại quả khác nhau…)
Bày mẫu cân đối, vị trí các mẫu cần có trước - sau ; các vật mẫu có khoảng cách vừa phải hoặc che khuất nhau hợp lý.
Học sinh:
	- SGK.
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	- Bút chì, tẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp :(1’)
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1(5’) Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu một số vật mẫu và hình gợi ý trong SGK hoặc trong bộ ĐDDH để HS quan sát, nhận xét
- HS quan sát.
GV yêu cầu HS chọn, bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí, hình dáng, tỷ lệ đậm nhạt của mẫu.
Gợi ý HS cách trình bày mẫu sao cho bố cục đẹp.
Hoạt động 2: (8’)Cách vẽ 
GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ trong SGK hoặc vẽ nhanh lên bảng các bước tiến hành để hướng dẫn HS
- HS quan sát và lắng nghe
Có thể giới thiệu thêm cách bố trí sắp xếp các mẫu để có các bố cục đẹp và phong phú hơn
Cần nhắc lại một số bước tiến hành khi vẽ theo mẫu
+ Ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu
+ Tìm tỷ lệ giữa các vật mẫu, các bộ phận và vẽ phác thảo bằng nét thẳng.
+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết cho đúng.
Cũng cần nhắc HS chú ý vẽ đậm nhạt
Hoạt động 3(15’) Thực hành 
- Chú ý hướng dẫn các em còn lúng túng để các em hoàn thành được bài vẽ
- HS thực hành bài vẽ
- Sửa lại độ đậm, nhạt bằng bút chì hoặc vẽ màu.
Hoạt động 4: (2’)Nhận xét, đánh giá
GV gợi ý để HS nhận xét các bài vẽ.
- HS nhận xét
GV bổ sung, điều chỉnh, khen ngợi và động viên các bài vẽ
GV nhận xét chung tiết học
IV. DẶN DÒ(1’)
Sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung trên sách báo (nếu có điều kiện)
Bài 17:	Thưởng thức mỹ thuật
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
I. MỤC TIÊU:
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Sưu tầm tranh Du kích bắn súng trong Tuyển tập tranh Việt Nam (Nhà xuất bản Văn hóa - 1975) hoặc trên sách báo (nếu có).
	- Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung về đề tài khác.
Học sinh:
	- SGK.
	- Một số tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp (1’)
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: (7’)Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
GV: nêu các ý sau
- HS đọc
- Chuẩn bị các câu hỏi để các nhóm trao đổi:
+ Ông tốt nghiệp khóa V (1929 - 1934) Trường Mỹ thuật Đông Dương
+ Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là họa sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ
- HS trả lời
+ Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia trong đoàn quân tiến về miền Nam, và bức tranh Du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
+ Các tác phẩm: Cây chuối (1936), Cổng thành Huế (1941), Học hỏi lẫn nhau (1960), Công nhân cơ khí (1962), Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi (1976)…
+ Ông đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và đào tạo đội ngũ họa sĩ, cán bộ nghiên cứu mỹ thuật.
+ Với những đóng góp to lớn ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật
Hoạt động 2(15’) Xem tranh Du kích tập bắn
GV đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bức tranh:
- Hình ảnh chính của bức tranh là gì (Diến tả buổi tập bắn của tổ du kích. Năm nhân vật được sắp xếp ở trung tâm với những tư thế rất sinh động: người bò, người trườn, người ngồi như đang chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào)
- Hình ảnh phụ được vẽ như thế nào. (Cây cối, bầu trời, …tạo nên bố cục chặt chẽ, sinh động)
- Màu sắc của bức tranh như thế nào.
- HS trả lời
- Tranh vẽ bằng chất liệu gì.
- GV kết luận
Đây là tác phẩm tiêu biểu về đề tài Chiến tranh cách mạng
GV nêu một vài câu hỏi để HS nhận xét một vài bức tranh khác của họa sĩ
+ Về bố cục
+ Tư thế của các nhân vật trong tranh
+ Màu sắc trong tranh
GV yêu câu HS nêu cảm nhận của mình về bức tranh
- HS nêu cảm nhận 
Hoạt động 3:(5’) Nhận xét đánh giá chung.
- GV nhận xét chung tiết học
-Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến.
IV. DẶN DÒ(3’)
- Quan sát các đồ vật hình chữ nhật có trang trí (cái khăn, cái thảm, cái khay……..)
- Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật
.
Bài 18:	Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật với trang trí hình vuông, hình tròn.
- HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật hình chữ nhật có trang trí.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
	- SGK, SGV.
	- Hình gợi ý cách vẽ.
	- Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh; một số hình ảnh hay một đồ vật hình chữ nhật có trang trí: cái khay, tấm thảm, chiếc khăn….
Học sinh:
	- SGK.
	- Một số bài trang trí hình chữ nhật của HS lớp trước (nếu có).
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	- Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp (1’)
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:(5’) Quan sát và nhận xét
GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật và gợi ý để HS thấy được sự giống và khác nhau giữa ba dạng bài.
- HS quan sát.
- Giống nhau:
- HS lắng nghe
+ Hình mảng chính ở giữa, được vẻ to; họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua các trục.
+ Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang trí hình vuông, hình tròn.
+ Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.
- Khác nhau: Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà trang trí đối xứng qua trục ở các hình này cũng khác nhau. Hình chữ nhật có thể trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục, nhưng hình vuông và hình tròn có thể trang trí đối xứng qua ba đến bốn trục…
- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật: mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình bầu dục,…; Bốn góc có thể là các mảng hình vuông hoặc hình tam giác; xung quanh có thể là đường diềm hoặc một số họa tiết phụ…
Hoạt động 2(8’) Cách trang trí
GV có thể cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ trong SGK hoặc hình trang trí GV đã chuẩn bị sẵn kết hợp với các câu hỏi gợi ý để HS nắm được cách vẽ
+ Vẽ hình chữ nhật cân đối với tờ giấy.
- HS quan sát, trả lời
+ Vẽ trục, tìm và sắp xếp các mảng
+ Dựa vào các mảng, tìm và vẽ họa tiết cho phù hợp.
+ Vẽ màu theo ý thích 
+ Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ.
+ Biết cách sử dụng màu (cách pha trộn, phối hợp)
+ Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí (chỉ dùng khoảng 4 đến 5 màu)
+ Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và họa tiết sao cho hài hòa.
+ Những họa tiết (mảng hình) giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
+ Độ đậm nhạt của màu nền và màu họa tiết cần khác nhau.
Hoạt động 3(20’)Thực hành
- Hướng dẫn các HS còn lúng túng, động viên các em để các em tự tin phát huy được tính sáng tạo.
- HS thực hành.
Hoạt động 4(1’) Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp
- HS nhận xét
-Nhận xét, động viên chung cả lớp
IV. DẶN DÒ(2’): Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở sách báo.
Bài 19:	Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
I. MỤC TIÊU:
- HS biết tìm, chọn và sắp xếp các hình ảnh chính phụ trong tranh.
- HS vẽ được tranh về ngày lễ Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
- HS thêm yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - SGK, SGV.
	- Một số tranh ảnh về ngày lễ Tết, lễ hội và mùa xuân.
	- Tranh ở bộ ĐDDH
	- Sưu tầm thêm bài vẽ về nhà trường của HS lớp trước.
Học sinh: - SGK.
	- Sưu tầm về ngày lễ Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp (1’)
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV giới thiệu tranh ảnh về ngày lễ Tết, lễ hội và mùa xuân để HS nhớ lại:
- HS quan sát.
+ Không khí ngày lễ Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Những hoạt động ngày lễ Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Những màu sắc trong ngày lễ Tết, lễ hội và mùa xuân
GV gợi ý để HS kể về ngày lễ Tết, những lễ hội và mùa xuân ở quê hương mình
- HS trả lời
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh(7’)
GV gợi ý cho HS một số nội dung về đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. Ví dụ:
- HS quan sát, lắng nghe
+ Cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày Tết.
+ Chuẩn bị cho ngày Tết: trang trí nhà cửa, gói bánh chưng…...
+ Những hoạt động trong dịp Tết: chúc Tết ông bà, cha mẹ, đi lễ chùa….
+ Những hoạt động trong lễ hội: tế lễ, rước rồng, múa lân, đua thuyền, hát dân ca…..
GV cho HS một số tranh về các hoạt động này để HS tìm
- HS quan sát
 ra cách vẽ
+ Vẽ các hình ảnh chính của ngày Tết, lễ hội, mùa xuân.
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.
+ Vẽ màu tươi sáng rực rỡ.
Hoạt động 3: Thực hành(20’)
GV có thể cho các em vẽ theo nhóm trên khổ giấy lớn A3.
- HS thực hiện bài vẽ
Nhắc HS sắp xếp hình ảnh cân đối, vẽ được các dáng hoạt động.
Khuyến khích các em vẽ các màu tươi sáng, rực rỡ thể hiện được không khí vui nhộn, phù hợp với nội dung.
- HS chọn đề tài và vẽ như đã hướng dẫn
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(5’)
GV chọn một số bài vẽ đẹp, nêu nhận xét và cho các HS nhận xét về bài vẽ của các bạn
- HS quan sát và đưa ra nhận xét.
+ Cách chọn nội dung
+ Cách sắp xếp hình vẽ
+ Cách phối màu
-GV nhận xét chung buổi học, chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH.
IV. DẶN DÒ(1’)

File đính kèm:

  • docgiao an my thuat-5.doc
Giáo án liên quan