Giáo án Sinh học Khối 8 - Chương trình cả năm
Tuần:1 Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Tiết 2:
CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I.Mục tiêu bài học:
- Kể được tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người.
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.
II. Đồ dùng dạy học:
-Mô hình tháo lắp các cơ quan trong cơ thể người.
III. Thông tin bổ sung (SGV 27)
IV. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp.
2. KTBC:
- Nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú?
- Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học “cơ thể người và vệ sinh”
3. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể
*VĐ1: Tìm hiểu các phần của cơ thể
- Gv treo tranh vẽ 2.1 -> Yêu cầu Hs quan sát .
- Yêu cầu Hs tháo lắp mô hình cơ thể người -> nhận biết các phần khi tháo lắp -> gọi tên và chỉ vào vị trí của cơ quan trên mô hình.
- Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi SGK 8:
+ Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên?
+ Khoang ngực ngăn khoang bụng bởi cơ quan nào?
+ Khoang ngực gồm những cơ quan nào?
+ Khoang bụng chứa những cơ quan nào?
* VĐ 2: Tìm hiểu các hệ cơ quan trong cơ thể.
- GV yêu cầu Hs đọc thông tin – lưu ý khái niệm hệ cơ quan.
- Gv treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Gv mở rộng: so sánh hệ cơ quan của người và thú -> nhận xét ?
- Yêu cầu HS đọc tiếp phần thông tin còn lại
- Hs quan sát tranh vẽ .
- Hs nhận biết trên mô hình. Tháo lắp -> xác định các phần của cơ thể.
- Trả lời các câu hỏi SGK -> Yêu cầu:
+ Gồm 3 phần: Đầu, thân và tay- chân
+ Cơ hoành
+ Tim, phổi
+ Dạ dày, ruột. gan, thận
* Kết luận:
- Cơ thể người gồm 3 phần: Đầu, thân và tay- chân
- Cơ hoành ngăn khoang ngực và khoang bụng.
- Khoang ngực chứa tim, phổi
- Khoang bụng chứa dạ dày, ruột. gan, thận
- HS đọc thông tin .
- Dựa vào kiến thức đã học + quan sát và tháo lắp mô hình -> hoàn thành bảng phụ của GV.
- Hoạt động nhóm -> cử đại diện điền vào bảng phụ -> nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận: (Bảng 2 – SGK 9: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan)
- HS thu thập thêm kiến thức ở phần thông tin tiếp theo.
*HĐ2: Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
- Gv cung cấp thông tin 3 -> giải thích:
+ Mối quan hệ giữa các cơ quan trong một hệ? Giữa các hệ cơ quan? VD?
- Gv treo sơ đồ hình 2.3 -> cùng HS phân tích -> vai trò chỉ đạo của hệ thần kinh.
+ Nhờ đâu cơ thể bảo đảm được tính thống nhất?
+ Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ những yếu tố nào? - Yêu cầu Hs đọc thông tin -> thấy được mối quan hệ giữa các cơ quan trong cùng một hệ và các hệ cơ quan với nhau-> lấy VD.
- Quan sát sơ đồ -> vai trò của hệ thần kinh ?
- Hs đọc tiếp thông tin .
* Kết luận:
- Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất; có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống.
- Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu (cơ chế thể dịch)
khoa học. - Hoạt động nhóm. * Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn hệ tiêu hoá thông qua chế độ ăn và luyện tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh ảnh về các bệnh răng, dạ dày, ruột. - Tranh ảnh về giun sán ký sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ? Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thu chất dinh dưỡng ? ? Gan đảm nhiệm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa của cơ thể ? 3/ Bài mới : GIÁO VIÊN HỌC SINH * Hoạt động 1 : CÁC TÁC NHÂN GÂY HẠI CHO HỆ TIÊU HÓA - GV yêu cầu nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp tranh ảnh chuẩn bị : + Hoàn thành bảng 30.1/SGK - GV treo bảng phụ. - GV chữa bài bằng cách : Gọi các nhóm lên viết kết quả vào bảng phụ. - GV nên để cho các nhóm đánh giá kết quả của nhau. - GV nhận xét đánh giá hoạt động của các nhóm (Chú ý nhóm học yếu). - GV cho HS quan sát nội dung kiến thức hoàn chỉnh của bảng 30.1. - GV hỏi : ? Cho biết các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa ? ? Mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan do các tác nhân gây ra như thế nào ? ? Ngoài các tác nhân trên em còn biết các tác nhân nào nữa cũng gây hại cho hệ tiêu hóa ? - Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp tranh ảnh chuẩn bị -> Ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. - Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS tự sửa chữa. - HS quan sát tranh ảnh các bệnh về hệ tiêu hóa. - HS dựa vào bảng kiến thức trả lời một cách khái quát. - HS có thể nêu : Một số loại trùng gây tiêu chảy, một số chất bảo vệ thực phẩm. * Tiểu kết : Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa (Bảng 1) * Hoạt động 2 : CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ HỆ TIÊU HÓA KHỎI CÁC TÁC NHÂN CÓ HẠI VÀ ĐẢM BẢO TIÊU HÓA CÓ HIỆU QUẢ - GV yêu cầu nghiên cứu thông tin SGK nêu câu hỏi : ? Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ? ? Thế nào là ăn uống vệ sinh ? ? Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp tiêu hóa đạt hiệu quả ? ? Em đã thực hiện biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa như thế nào ? - GV cho thảo luận cả lớp - GV lưu ý : Riêng câu hỏi 4 sẽ có rất nhiều ý kiến, GV nên hướng HS vào nội dung : + Cơ sở khoa học. + Đã và sẽ thực hiện như thế nào ? - GV bổ sung kiến thức. - GV hỏi thêm : ? Tại sao không nên ăn vặt ? ? Tại sao những người lái xe đường dài hay bị đau dạ dày ? ? Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối ? ? Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ ? - Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK -> Ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu nêu được : + Đánh răng thuốc đánh răng. + Thức ăn chín ; nước sôi. + Ăn chậm, nhai kỹ ; ăn xong phải nghỉ ngơi. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS tự sửa và rút ra kết luận. - HS tự vận dụng kiến thức của chương “Tiêu hóa” và thực tế để giải thích. - HS tự đọc kết luận. *Kết luận: Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa : + Ăn uống hợp vệ sinh. + Khẩu phần ăn hợp lý. + Ăn uống đúng cách. + Vệ sinh răng miệng sau khi ăn. - HS đọc kết luận chung cuối bài. IV. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 cuối bài. V. DẶN DÒ : - Học bài trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập lại kiến thức về trao đổi chất ở động vật cho bài sau. * Rút kinh nghiệm : .............................................................................................. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ _________________________________ & Tuần:16 Tiết:31 BÀI TẬP (SGK) Ngày soạn:/./ & Ngày soạn:/./ TUẦN 16. Chương VI : TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Tiết 3 : TRAO ĐỔI CHẤT I. MỤC TIÊU : * Kiến thức : - Phân biệt được sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường với sự trao đổi chất ở tế bào. - Trình bày được mối liên quan giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào. * Kĩ năng : - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Rèn kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. * Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sức khỏe. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Tranh phóng to hình 31.1 ; 31.2/SGK - Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ : ? Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa? 3/ Bài mới : GIÁO VIÊN HỌC SINH * Hoạt động 1 : TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG NGOÀI - GV yêu cầu HS quan sát hình 31.1 -> trả lời câu hỏi : ? Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường biểu hiện như thế nào ? - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập - GV treo bảng phụ -> gọi HS lên làm. - GV hoàn chỉnh kiến thức. - Từ kết quả bảng trên, GV phân tích vai trò của sự trao đổi chất: + Vật vô sinh -> Phân hủy. + Sinh vật: Tồn tại, phát triển -> Trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của sự sống. - HS quan sát kĩ hình 31.1 cùng kiến thức đã học. Nêu được biểu hiện : - HS vận dụng hiểu biết của bản thân, làm bài tập. - Vài HS lên làm bài tập, lớp nhận xét bổ sung. * Tiểu kết : - Vai trò của các hệ cơ quan trong sự trao đổi chất : + Hệ tiêu hóa : Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và thải các phần thừa qua hậu môn. + Hệ hô hấp: lấy oxi và thải Cacbonic. + Hệ bài tiết : Lọc từ máu chất thải ¨ bài tiết qua nước tiểu. + Hệ tuần hoàn : vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng tới TB và vận chuyển Cacbonic tới phổi, chất thải tới cơ quan bài tiết. ¨ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể : Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp ; đồng thời, tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra. * Hoạt động 2 : TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA TẾ BÀO VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 31.2 -> Thảo luận các câu hỏi (SGK/Tr. 101) ? Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào ? ? Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì ? ? Các sản phẩm từ tế bào thải ra được đưa tới đâu ? ? Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào ? - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - HS dựa vào hình 31.2 vận dụng kiến thức -> Thảo luận trong nhóm thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu nêu được : + Máu mang oxi và chất dinh dưỡng qua nước mô -> tế bào. + Hoạt động của tế bào tạo ra năng lượng, khí CO2, chất thải. + Các sản phẩm đó qua nước mô, vào máu -> đến hệ hô hấp, bài tiết -> thải ra ngoài. - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Tiểu kết : Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện : - Chất dinh dưỡng và oxi được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân hủy đưa đến các cơ quan thải ra ngoài. - Sự trao đổi chất ở tế bào thông qua môi trường trong. * Hoạt động 3 : MỐI QUAN HỆ GIỮA TRAO ĐỔI CHẤT Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ VỚI TRAO ĐỔI CHẤT CẤP ĐỘ TẾ BÀO - GV yêu cầu HS quan sát hình 31.2 -> Trả lời câu hỏi : ? Trao đổi chất ở chấp độ cơ thể thực hiện như thế nào ? ? Trao đổi chất ở chấp độ tế bào được thực hiện như thế nào ? ? Nếu trao đổi chất ở một cấp độ ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì ? - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa trao đổi chất ở hai cấp độ. - HS dựa vào kiến thức ở mục 1 và 2 để trả lời : - Yêu cầu nêu được : + Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể : Là sự trao đổi giữa các hệ cơ quan với môi trường ngoài để lấy chất dinh dưỡng và ôxi cho cơ thể. + Trao đổi chất ở cấp độ tế bào : Là sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên trong. + Nếu trao đổi chất ngừng thì cơ thể sẽ chết. - HS tự rút ra kết luận. * Tiểu kết : Trao đổi chất ở hai cấp độ có liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. HS đọc kết luận chung cuối bài. IV. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ : - Ở cấp độ cơ thể sự trao đổi chất diễn ra như thế nào ? - Trao đổi chất ở tế bào có ý nghĩa gì đối với trao đổi chất ở cơ thể ? - Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào . DẶN DÒ : - Học bài theo nội dung SGK. - Trả lời câu hỏi 3 vào vở. - Đọc trước bài 32 * Ghi chú : Mẫu phiếu học tập : Hệ hô hấp Vai trò của sự trao đổi chất - Tiêu hóa - Hô hấp - Tuần hoàn - Bài tiết Rút kinh nghiệm : .............................................................................................. Ngày soạn:/./ TUẦN 17. : Tiết 33 : CHUYỂN HÓA I. MỤC TIÊU : * Kiến thức : - Xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và 2 quá trình đồng hóa và dị hóa là hoạt động cơ bản của sự sống. - Phân tích của mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hóa vật chất và n
File đính kèm:
- lan.giao an sinh8.doc