Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tuần 12, Tiết 12: Kiểm tra

ĐỀ BÀI SỐ 1:

Câu 1 (1 điểm): Viết công thức tính tốc độ trung bình (giải thích rõ tên các đại lượng trong công thức)?

Câu 2 (2 điểm): Một vận động viên điền kinh chạy từ chân lên đỉnh một quả đồi dài 300 m hết 1 phút. Sau đó tiếp tục chạy xuống chân đồi bên kia dài 280 m với vận tốc 7m/s. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả đoạn đường.

Câu 3 (1,5 điểm): Nêu cách biểu diễn vec tơ lực?

Câu 4 (1,5 điểm): Nêu trạng thái của một vật khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng trong trường hợp:

a. Vật đó đang đứng yên

b. Vật đó đang chuyển động

Câu 5 (1 điểm): áp suất gây ra bởi chất lỏng có đặc điểm nào khác với áp suất gây ra bởi chất rắn?

Câu 6 (3 điểm):

a. Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi?

b. Một bình thông nhau chứa nước biển, người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Mặt thoáng hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3, của xăng là 7000 N/m3

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tuần 12, Tiết 12: Kiểm tra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LÍ 8
Tuần 12- Tiết 12: Kiểm tra
MA TRẬN ĐỀ:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TL
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
Chuyển động cơ học
-Viết được công thức tính tốc độ trung bình
-Viết được công thức tính tốc độ 
- vận dụng công thức tốc độ trung bình để giải bài tập đơn giản liên quan.
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm 
1
2
3
Lực
-Nêu được cách biểu diễn vec tơ lực
-Nêu được điều kiện xuất hiện lực ma sát trượt và lực ma sát lăn
-Nêu được trạng thái của một vật khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng
- nêu được quán tính là gì -Lấy được ví dụ về hiện tượng quán tính trong thực tế
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm 
1,5
1,5
3
Áp suất- lực đẩy ac si met
- nêu được áp suất gây ra bởi chất lỏng có đặc điểm nào khác với áp suất gây ra bởi chất rắn 
-Mô tả một hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển
- giải thích được 1 số hiện tượng tăng, giảm áp suất trong thực tế
- giải thích được một số hiện tượng liên quan đến áp suất chất lỏng
-vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải bài tập
Số câu hỏi
1
0,5
0,5
2
Số điểm 
1
2
1
4
TS câu
2
2
1,5
0,5
6
TS điểm 
2,5
2,5
4
1
10
ĐỀ BÀI SỐ 1:
Câu 1 (1 điểm): Viết công thức tính tốc độ trung bình (giải thích rõ tên các đại lượng trong công thức)?
Câu 2 (2 điểm): Một vận động viên điền kinh chạy từ chân lên đỉnh một quả đồi dài 300 m hết 1 phút. Sau đó tiếp tục chạy xuống chân đồi bên kia dài 280 m với vận tốc 7m/s. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả đoạn đường.
Câu 3 (1,5 điểm): Nêu cách biểu diễn vec tơ lực?
Câu 4 (1,5 điểm): Nêu trạng thái của một vật khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng trong trường hợp:
Vật đó đang đứng yên
Vật đó đang chuyển động
Câu 5 (1 điểm): áp suất gây ra bởi chất lỏng có đặc điểm nào khác với áp suất gây ra bởi chất rắn?
Câu 6 (3 điểm): 
Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi?
Một bình thông nhau chứa nước biển, người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Mặt thoáng hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3, của xăng là 7000 N/m3
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1 điểm)
công thức tốc độ trung bình: 
vtb là tốc độ trung bình
s là quãng đường đi được
t là thời gian để đi hết quãng đường
1 điểm
2
(2 điểm)
s1 = 300m, t1 = 1 phút = 60 giây
s2 = 280m, v1 = 7 m/s
vtb =?
Giải:
Thời gian người đó chạy xuống chân đồi bên kia là:
t1= s1/v1 = 280/7 = 40 (s)
Tốc độ trung bình của người đó trên cả đoạn đường là:
vtb ==5,8 (m/s)
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
3
(1,5 điểm)
Nêu đúng cách biểu diễn vec tơ lực
1,5 điểm
4
(1,5 điểm)
trạng thái của một vật khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng trong trường hợp:
Vật đó đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên
Vật đó đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều
0,75 điểm
0,75 điểm
5
(1 điểm)
- chất lỏng không chỉ gây áp suất theo một phương (lên đáy bình) mà theo mọi phương (lên cả thành bình và các vật ở trong trong lòng chất lỏng).
1 điểm
6
(3 điểm)
a. (2 điểm):
khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi để tăng diện tích tiếp xúc với mặt đường, khi đi qua giảm áp suất xuống mặt đường, giúp không bị lún.
2 điểm
b. (1 điểm):
h2
A
h
B
h1
d1 = 7000 N/m3, d2 = 10300 N/m3
Xét hai điểm A, B thuộc hai nhánh nằm trong cùng một mặt phẳng nằm ngang trùng với mặt phân cách giữa xăng và nước biển
Gọi chiều cao cột xăng là h1 là chiều cao cột xăng
h2 là chiều cao cột nước biển tính từ điểm B đến mặt thoáng
h là dộ chênh lệch giữa hai cột chất lỏng
Áp suất cột chất lỏng tại điểm A: p1 = d1.h1 
Áp suất cột chất lỏng tại điểm B: 
p2 = d2.h2 = d2.(h1 - h)
Ta có: p1 = p2 ↔ d1.h1 = d2.h2 ↔ d1.h1 = d2.(h1 - h)
↔ h1 = d2.hd2-d1= 10300.1810300-7000=61811≈56,2 (mm)
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tuan_12_tiet_12_kiem_tra.docx
Giáo án liên quan