Giáo án môn Tin học - Kì I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin trong đời sống.

- Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính.

- Các dạng thông tin cơ bản và phân loại.

- Nhận diện các bộ phận của máy tính và biết chức năng cơ bản của mỗi bộ phận.

- Ôn lại các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen.

2. Kỹ năng

 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng học tập với những thuật ngữ Tin học

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.

- HS hào hứng trong việc học môn Tin học.

II. PHƯƠNG PHÁP

- Nêu vấn đề - giải quyết vấn đề;

- Thuyết trình;

- Phân tích, tổng hợp;

 

doc49 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tin học - Kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết sau chúng ta sẽ thực hành.
TUẦN 8
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2014
THỰC HÀNH
Chương 2: EM TẬP VẼ
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ hoạ Paint đã học trong SGK Cùng học tin học - Quyển 1, như: cách khởi động, hộp màu, hộp công cụ, màu vẽ, màu nền.
- Ôn lại thao tác sử dụng các công cụ để tô màu, vẽ hình đơn giản, di chuyển phần hình vẽ,...
2. Kỹ năng
- Luyện kĩ năng vẽ với các công cụ Tô màu, Đường thẳng, Đường cong,...
- Vẽ được các hình trong bài thực hành.
3. Thái độ
- Rèn luyện tư duy logic, cách sử dụng chuột thành thạo.
PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp dạy thực hành 3 bước:
Giai đoạn chuẩn bị.
Giai đoạn thực hiện.
Giai đoạn kết thúc.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy tính.
Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định tổ chức
 - Ổn định lớp.
 - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí.
 - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 em HS trả lời
Câu hỏi 1: Nêu các bước vẽ đường thẳng?
Câu hỏi 2: Nếu các bước vẽ đường cong?
GV nhận xét cho điểm
Bài thực hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.1 Giới thiệu bài thực hành
 Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập sử dụng một số công cụ đã học trong phần mềm Paint để vẽ và tô màu cho một số hình đơn giản.
3.2 Khởi động phần mềm Paint và tô màu cho hình vẽ có sẵn
- Yêu cầu HS khởi động phần mềm Paint.
- Yêu cầu HS đọc bài thực hành T1 trang 14 và làm theo yêu cầu của bài.
3.3 Sử dụng một số công cụ đã học để vẽ và tô màu cho hình vẽ
- Các em hãy đọc bài thực hành T2 trang 15 và làm theo yêu cầu của bài.
à Quan sát và kịp thời hướng dẫn nếu HS chưa làm được.
- Các em hãy đọc bài thực hành T3 trang 15 và làm theo yêu cầu của bài.
à Quan sát và kịp thời hướng dẫn nếu HS chưa làm được.
- Các em hãy đọc bài thực hành T4 trang 16 và làm theo yêu cầu của bài.
à Quan sát và kịp thời hướng dẫn nếu HS chưa làm được.
- Các em hãy đọc bài thực hành T5 trang 16 và làm theo yêu cầu của bài.
à Quan sát và kịp thời hướng dẫn nếu HS chưa làm được.
- Các em hãy đọc bài thực hành T6 trang 16 và làm theo yêu cầu của bài.
à Quan sát và kịp thời hướng dẫn nếu HS chưa làm được.
3.4 Thoát khỏi phần mềm và tắt máy
- Các em hãy thoát khỏi phần mềm và tắt máy.
- Lắng nghe.
- Khởi động phần mềm Paint.
- Làm theo yêu cầu của bài thực hành T1.
- Làm theo yêu cầu của bài thực hành T2.
à Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô.
- Làm theo yêu cầu của bài thực hành T3.
à Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô.
- Làm theo yêu cầu của bài thực hành T4.
à Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô.
- Làm theo yêu cầu của bài thực hành T5.
à Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô.
- Làm theo yêu cầu của bài thực hành T5.
à Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô.
- Thoát khỏi phần mềm và tắt máy.
Củng cố
- Nhận xét tiết thực hành.
Dặn dò
	- Về nhà học bài cũ.
 - Nếu bạn nào chưa thực hành xong thì về nhà thực hành tiếp. 
 - Xem trước bài “Vẽ hình chữ nhật, hình vuông”.
TUẦN 9
Thứ năm, ngày 23 tháng 10 năm 2014
Bài 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được công cụ hình chữ nhật 
- Biết sử dụng công cụ để vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
2. Kỹ năng
- Biết kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong và các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.
3. Thái độ
- Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học.
- Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập.
PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề - giải quyết vấn đề;
- Thuyết trình;
- Phân tích, tổng hợp;
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính xách tay.
Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định tổ chức
 - Ổn định lớp về trật tự, chỗ ngồi.
 - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 HS lên bảng trả lời
Câu hỏi 1: Em hãy nêu các bước để vẽ đường thẳng?
Câu hỏi 2: Em hãy nêu các bước để vẽ đường cong?
GV nhận xét cho điểm
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.1.Giới thiệu bài
 Ở tiết trước các em đã được học công cụ vẽ đường thẳng. Với công cụ này em có thể vẽ được hình chữ nhật nhưng mà rất mất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi có sự chính xác. Bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu công cụ vẽ hình chữ nhật. Với công cụ này việc vẽ hình chữ nhật và hình vuông sẽ được nhanh và chính xác hơn.
3.2.Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật, hình vuông
- Em hãy nêu các bước để vẽ được hình chữ nhật bằng công cụ vẽ đường thẳng?
- Chúng ta thấy vẽ như vậy rất lâu đúng không? Vậy có công cụ nào làm nhanh và chính xác hơn?
- Các em hãy quan sát trên thanh công cụ, em hãy chỉ cho cô biết đâu là công cụ vẽ hình chữ nhật?
- Vậy em nào đã từng sử dụng công cụ đó rồi? Nêu các bước để vẽ?
- Các bước để vẽ hình chữ nhật
 + B1: Chọn công cụ trong hộp công cụ.
 + B2: Chọn một kiểu vẽ hình chữ nhật ở phía dưới hộp công cụ Hình 23 (kiểu vẽ hình chữ nhật sẽ cho hình có đường biên với màu vẽ và phần bên trong tô màu nền).
 + B3: Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu theo hướng chéo đến điểm kết thúc Hình 24.
- Vậy em nào có thể so sánh cho cô giữa việc sử dụng công cụ vẽ đường thẳng để vẽ hình chữ nhật với công cụ Hình chữ nhật thì sử dụng công cụ nào nhanh và chính xác hơn?
- Các em hãy quan sát cô vẽ hình chữ nhật. Các em thấy kích thước nét vẽ của cô thế nào?
- Khi em vẽ đường thẳng, các em chọn kích thước nét vẽ như thế nào?
- Vậy làm cách nào để nét vẽ cho hình chữ nhật được to hơn?
- Nếu màu vẽ của cô là màu trắng, màu nền cũng màu trắng thì có vẽ ra được hình chữ nhật không? Vậy có cần phải chọn màu vẽ không?
- Khi vẽ hình chữ nhật chúng ta cũng có thể có màu ở bên trong, nên chúng ta có cần chọn màu nền không?
- Chú ý: Trước khi chọn công cụ , em có thể:
 + Chọn công cụ rồi chọn nét vẽ cho đường biên như ở Hình 25.
 + Chọn màu vẽ cho đường biên và màu nền để tô phần bên trong.
- Khi vẽ đường thẳng, làm thế nào để cho đường thẳng nằm ngang được thẳng?
- Vậy để vẽ được hình vuông thì chúng ta làm thế nào?
3.3. Giới thiệu các kiểu vẽ hình chữ nhật
- Các em hãy quan sát Hình 28 SGK trang 20 ta thấy có các kiểu : Kiểu chỉ vẽ đường biên, kiểu vẽ đường biên và tô màu bên trong, kiểu chỉ tô màu bên trong.
- Phân biệt các kiểu vẽ hình chữ nhật.
- Vậy với hình chiếc phong bì thư Hình 26 trang 19 thì chúng ta chọn kiểu vẽ thứ mấy?
3.4 Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật tròn góc
- Ngoài công cụ HCN , chương trình Paint còn có công cụ HCN tròn góc . Với công cụ này, em có thể vẽ các HCN có 4 góc được vê tròn.
- HS quan sát Hình 30 (SGK/21).
- Từ cách vẽ hình chữ nhật, em nêu các vẽ hình chữ nhật tròn góc?
- Để vẽ hình vuông tròn góc thì trong khi vẽ ta nhấn phím gì?
- Vậy tuỳ hình cụ thể mà ta nên sử dụng công cụ nào để vẽ.
- Một em lên máy tính của cô vẽ Hình 26, vẽ cái phong thư.
 + B1: Chọn màu vẽ, màu nền và nét vẽ thích hợp
 + B2: Chọn công cụ trong hộp công cụ.
 + B3: Chọn kiểu vẽ hình chữ nhật (có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ hai, từ trên xuống).
 + B4: Vẽ hình chữ nhật làm khung của phong bì thư.
 + B5: Dùng công cụ để vẽ các nét còn lại.
- Lắng nghe cô giới thiệu bài.
- Các bước để vẽ được hình chữ nhật:
 + B1 : Chọn công cụ trong hộp công cụ.
 + B2 : Chọn màu vẽ.
 + B3 : Chọn nét vẽ ở dưới hộp công cụ.
 + B4 : Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của đường thẳng, ta được đường thẳng nằm ngang là chiều dài HCN.
 + B5: Tiếp tục ta vẽ đường thẳng là chiều rộng của HCN.
 + B7: Tiếp tục ta vẽ tiếp đường thẳng là chiều dài HCN.
 + B8: Tiếp tục ta vẽ tiếp đường thẳng là chiều rộng HCN.
Công cụ vẽ hình chữ nhật.
Công cụ vẽ hình chữ nhật có biểu tượng .
- Em chọn công cụ vẽ hình chữ nhật, sau đó em kéo thả chuột từ trái sang phải theo đường chéo.
- Lắng nghe.
- Công cụ Hình chữ nhật vẽ hình chữ nhật nhanh và chính xác hơn khi chúng ta sử dụng công cụ vẽ đường thẳng để vẽ HCN.
- Nét vẽ rất là bé.
- Em chọn nét vẽ ở hộp phía dưới, có rất nhiều kích thước to nhỏ khác nhau.
- Chọn công cụ rồi chọn nét vẽ.
- Không vẽ được. Phải chọn màu vẽ.
- Cần chọn màu nền.
- Lắng nghe.
- Trong khi kéo thả chuột em giữ phím Shift.
- Trong khi vẽ hình chữ nhật em giữ phím Shift để được hình vuông.
- Quan sát và phân biệt các kiểu vẽ HCN.
- Phân biệt các kiểu:
- Chúng ta chọn kiểu vẽ thứ hai, vừa có đường biên vừa có tô màu bên trong.
- Lắng nghe.
- Quan sát Hình 30 để biết công cụ vẽ HCN có góc vê tròn.
- Các bước để vẽ hình chữ nhật tròn góc: + B1: Chọn công cụ trong hộp công cụ.
 + B2: Chọn một kiểu vẽ hình chữ nhật tròn góc ở phía dưới hộp công cụ.
 + B3: Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu theo hướng chéo đến điểm kết thúc.
- Ta nhấn giữ phím Shift.
- Lắng nghe.
- Lên vẽ cái phong thư:
 + Chọn màu vẽ, màu nền và nét vẽ thích hợp
 + Chọn công cụ trong hộp công cụ.
 + Chọn kiểu vẽ hình chữ nhật (có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ hai, từ trên xuống).
 + Vẽ hình chữ nhật làm khung của phong bì thư.
 + Dùng công cụ để vẽ các nét còn lại.
Củng cố
 - Tóm tắt nội dung bài học.
Dặn dò
 - Học bài cũ, Chuẩn bị bài, tiết sau thực hành.
TUẦN 10
Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2014
THỰC HÀNH
Bài 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được công cụ hình chữ nhật 
- Biết sử dụng công cụ để vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
2. Kỹ năng
- Biết kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong và các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.
- Vẽ được các hình trong bài thực hành.
3. Thái độ
- Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học.
- Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập.
PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp dạy thực hành 3 bước:
Giai đoạn chuẩn bị.
Giai đoạn thực hiện.
Giai đoạn kết thúc.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy.
Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định tổ chức
 - Ổn định lớp về trật tự, chỗ ngồi.
 - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
Kiểm tra bài cũ
 Em hãy nêu các bước để vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
Bài thực hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

File đính kèm:

  • docGiao an Tin Ki I quyen 2.doc