Giáo án môn Tin học Khối 12 - Tiết 1: Một số khái niệm cơ bản

A. PHẦN CHUẨN BỊ

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu được bài toán minh họa, hệ thống hóa các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một hoạt động nào đó.

2. Kỹ năng:

 - Bước đầu hình thành kỹ năng khảo sát thực tế các bài toán thường gặp.

 - Lập được các bảng thông tin theo yêu cầu

3. Thái độ:

 - Qua bài giảng, học sinh có hứng thú, say mê với môn học, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

II. PHẦN CHUẨN BỊ

 1. Chuẩn bị của thầy giáo : SGK, TLHDGD, giáo án, sổ điểm .

 2. Chuẩn bị của học sinh : Vở, nháp, SGK, tltk , học bài ở nhà trước khi lên lớp.

 B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP.

 I. ỔN ĐỊNH LỚP:

 II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Không

 III. BÀI MỚI

 Hoạt động 1( 25 phút) Tìm hiểu bài toán quản lý

 Giáo viên đưa ra bài toán:

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học Khối 12 - Tiết 1: Một số khái niệm cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
./../.
Chương I: Khái niệm về hệ csdl
Tiết 1: Mộ số KháI niệm cơ bản
Ngày giảng
./../.
A. phần chuẩn bị
	I. mục tiêu
	1. Kiến thức:
 - HS hiểu được bài toán minh họa, hệ thống hóa các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một hoạt động nào đó.
2. Kỹ năng:
 - Bước đầu hình thành kỹ năng khảo sát thực tế các bài toán thường gặp.
 - Lập được các bảng thông tin theo yêu cầu
3. Thái độ:
	- Qua bài giảng, học sinh có hứng thú, say mê với môn học, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II. phần chuẩn bị
	1. Chuẩn bị của thầy giáo : SGK, TLHDGD, giáo án, sổ điểm .
 2. Chuẩn bị của học sinh : Vở, nháp, SGK, tltk , học bài ở nhà trước khi lên lớp.
 B. Phần thể hiện trên lớp.
	I. ổn định lớp: 
 II. Kiểm tra bài cũ: Không 
 III. BàI mới 
 Hoạt động 1( 25 phút) Tìm hiểu bài toán quản lý
	Giáo viên đưa ra bài toán:
Stt
Lớp
SS học sinh
Họ tên GV chủ nhiệm
Họ tên lớp trưởng
Ghi chú
1
12A
2
12B
3
12C
4
12D
5
12E
6
12F
7
12G
8
12H
9
12I
stt
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Đoàn viên
Tóan
Lý
Hóa
Văn
Tin
1
Nguyễn An
12/08/89
1
C
7,8
5,0
6,5
6,0
8,5
2
Trần Văn Giang
23/07/88
1
R
6,5
6,5
7,0
5,5
7,5
3
Lê Thị Minh Châu
03/05/87
0
R
7,5
6,5
7,5
7,0
6,5
4
Doãn Thu Cúc
12/05/89
0
R
6,5
6,4
7,1
8,2
7,3
5
Hồ Minh Hải
30/07/89
1
C
7,5
6,7
8,3
8,1
7,5
Ví dụ hồ sơ học sinh 
(1:Nam, 0: Nữ - C: chưa vào Đoàn, R: đã vào Đoàn) 
Viết bảng
Hđ của giáo viên
HĐ của học sinh
Bài toán quản lý
- Công việc quản lý là rất phổ biến, tất cả các cơ quan đều cần đến.
- Đối với trường học, để quản lý học sinh người ta lập các bảng biểu gồm các hàng và cột chứa các thông tin để quản lý
- Việc tạo lập hồ sơ không chỉ đơn thuần để lưu trữ mà chủ yếu để khai thác, phục vụ các yêu cầu quản lý trong nhà trường.
Giáo viên dẫn dắt học sinh thông qua bài toán quản lý.
GV: Các em quan sát hình trên, Có nhận xét gì về 2 bảng?
GV: Muốn quản lý thông tin về điểm học sinh của lớp ta nên lập danh sách chứa các cột nào? 
Để đơn giản vấn đề cột điểm nên tượng trưng một vài môn.
Stt, hoten, ngaysinh, giới tính, đoàn viên, toán, lý, hóa, văn, tin.
GV: Như vậy để quản lý HS thì nhà trường phải có hồ sơ học sinh => học bạ
Như vậy việc lập hồ sơ học sinh ngoài để lưu trữ còn để khai thác thông tin ( tìm kiếm, cập nhật, thống kê, tổng hợp ...)
Nghe giáo viên giảng
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HS: cột Họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, tổ, điểm toán, lý, hóa, văn, tin.
Chú ý nghe giảng
ghi chép bài.
Hoạt động 2 (18 phút) Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin
của một tổ chức.
Viết bảng
Hđ của giáo viên
HĐ của học sinh
Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức.
a. Tạo lập hồ sơ:
- Tuỳ thuộc vào nhu cầu của tổ chức mà xác định chủ thể cần quản lý.
- Dựa vào yêu cầu quản lý thông tin của chủ thể mà xác định cấu trúc của hồ sơ.
- Thu thập, tổng hợp thông tin cần thiết cho hồ sơ từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác định.
b. Cập nhật hồ sơ:
- Sữa chữa hồ sơ là việc thay đổi một vài thông tin không còn đúng nữa.
- Bổ Sung thêm hồ sơ cho cá thể mới tham gia vào.
- Xoá hồ sơ mà tổ chức không còn quản lý nữa.
Ví dụ: SGK-6
c. Khai thác hồ sơ:
- Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu quản lý. Ví dụ: SX theo bảng chữ cái ...
- Tìm kiếm: tra cứu thông tin có sẵn trong hồ sơ thoả mãn điều kiện nào đó.
- Thống kê: khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng, không có sẵn trong hồ sơ.
- Lập báo cáo: sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ để tạo lập một bộ hồ sơ mới có nội dung và cấu trúc khuôn dạng theo một yêu cầu nào đó.
GV: Em hãy nêu lên các công việc thường gặp khi quản lý thông tin ở ví dụ trong phần 1?
Các công việc thường gặp khi xử lý bao gồm: tạo lập, cập nhật, khai thác.
GV: Trong trường học thì chủ thể cần quản lý là gì?
Thông tin của HS bao gồm những gì?
GV: Đối với bảng trên ta có thể làm được gì?
Khai thác hồ sơ cho phép chúng ta làm những gì?
Chúng ta đi tìm hiểu khai thác hồ sơ.
HS:Tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác hồ sơ...
Nghe giảng
Ghi chép bài
HS: học sinh trong trường.
HS suy nghĩ trả lời
Nghe giảng
Ghi chép bài
HS: Sửa chữa, bổ xung, xoá ...
Nghe giảng
Ghi chép bài
HS: Sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, lập báo cáo.
Nghe giảng
Ghi chép bài
Hoạt động 3 ( 1 phút) Củng cố
Bài toán quản lý thường hay gặp trong các cơ quan, tổ chức.
Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin: tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ.
Hoạt động 4 (1 phút) HD học sinh học và làm bài tập ở nhà
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài sau.
- Lập bảng thứ 2, gồm các cột sau:Mã học sinh, họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, tổ. Chỉ ghi tượng trưng 5 học sinh. Trong đó mỗi học sinh có một mã học sinh duy nhất, có thể đặt A1, A2... Đặt tên bảng DSHS.

File đính kèm:

  • docTin 12 T1.doc